6. Bố cục của luận văn
3.1.2. Sự thay đổi tên gọi hành chính Tiên Yên từ 1954 đến 1957
Theo cam kết của Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực dân Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Hải Ninh là một trong những nơi địch rút quân sớm nhất ở miền Bắc.
- Ngày 8/8/1954, tên lính Pháp cuối cùng phải rời khỏi huyện Tiên Yên, sau lễ hạ cờ Pháp ở Đồn Cao. Tiên Yên giải phóng. Trụ sở các cơ quan của tỉnh Hải Ninh đóng tại Tiên Yên và theo quy định, Tiên Yên trở thành thị xã (tương đương đô thị loại IV).
- Ngày 1/2/1955, theo đề nghị của Ủy ban Hành chính Liên khu Việt Bắc và Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 448/TTg tái lập thị xã Tiên Yên trực thuộc tỉnh Hải Ninh gồm khu phố Tiên Yên và thôn Thác Đón.
- Ngày 12/4/1957, Tỉnh Hải Ninh chuyển về thị xã Móng Cái, Ủy ban Hành chính tỉnh Hải Ninh có Tờ trình số 239/TCCB gửi Bộ nội vụ do đồng chí Lê Bảy kí tên đề nghị sát nhập thị xã Tiên Yên vào huyện Tiên Yên và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Hành chính huyện gọi là thị trấn Tiên Yên (tương đương đô thị loại V), tương đương như là một xã nông thôn.
- Ngày 20/7/1957, Phòng Chính quyền thành thị Bộ Nội vụ có Văn bản số 3982-CQTT đề nghị thủ tướng Chính phủ cho đổi thị xã Tiên Yên, thành lập thị trấn Tiên Yên sau khi Ủy ban Hành chính tỉnh cùng với Ủy ban hành chính huyện và thị xã Tiên Yên đã bàn bạc thống nhất ý kiến.
- Ngày 17/8/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 374/TTCP do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại kí đổi thị xã Tiên Yên thành thị trấn trực thuộc Ủy ban Hành chính huyện. Địa giới của thị trấn là địa giới thị xã cũ. Như vậy thị xã Tiên Yên chính thức trở thành đô thị loại V với tư cách là đô thị hạt nhân - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện từ đó cho đến nay.