Tác động của tình hình trong nước và thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 68 - 69)

6. Bố cục của luận văn

4.1.1. Tác động của tình hình trong nước và thế giới

Những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế chung của thế giới. Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng. Tuy nhiên Chủ nghĩa xã hội vẫn là một chế độ ưu việt và là mục tiêu định hướng tương lai của nhiều nước, nhiều dân tộc. Hoàn cảnh này tác động rất lớn đến tình hình Việt Nam cùng thời kì.

Công cuộc cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) đã thành công bước đầu và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới ở nước ta.

Trong 10 năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã thu được một số thành tựu quan trọng nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng có không ít khó khăn, yếu kém, giữa những năm 1980, đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải "sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện". Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng Xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước phải tiến hành đổi mới.

Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các đại hội VII (6- 1991), VIII (6-1996), IX (4-2001).

Về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề; nhiều quy mô, trình độ công nghệ. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Về chính trị: Xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng của dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)