Tầm nhìn và quy hoạch đô thị Tiên Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 81 - 95)

6. Bố cục của luận văn

4.4. Tầm nhìn và quy hoạch đô thị Tiên Yên

Xuất phát từ tiềm năng sẵn có về phát triển của địa phương, với lợi thế là trung tâm kinh tế xã hội của huyện, có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao thương buôn bán và dịch vụ. Căn cứ vào các Nghị quyết của Đại hội Đại biểu huyện Đảng bộ, sau

khi đánh giá toàn diện thấu đáo những mặt được và chưa được trong nhiệm kỳ XVIII, Đại hội Đảng bộ thị trấn đã đề ra những mục tiêu kinh tế xã hội phù hợp với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

Theo sự chỉ đạo của các cấp các ngành, Ủy ban nhân dân thị trấn lên quy hoạch theo hai lộ trình giai đoạn.

- Giai đoạn 1: đến năm 2010: - Giai đoạn 2: đến năm 2020:

Phương án 1: Xã Tiên Lãng và cảng Mũi Chùa quy hoạch về thị trấn.

Phương án 2: Tiếp tục mở rộng phương án 1, nhập thêm khu Nà Phen và Trại quả Đồng và về thị trấn.

Về định hướng quy hoạch diện tích đất cho tương lai: thực hiện quản lý sử dụng đất sau giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A đoạn qua thị trấn Tiên Yên có chiều dài 3,6 km, trong đó có 2,6 km nằm trong diện giải phóng mặt bằng chủ yếu tập trung ở phố Long Tiên. Có 138 hộ với 293 phương án trong diện giải toả với tổng số tiền bồi thường là 14.322.115.000 đồng (có một tổ chức là Đoàn kinh tế quốc phòng 327; 07 hộ tái định cư khu quy hoạch và 19 hộ tái định cư tại chỗ). Trong qúa trình giải phóng mặt bằng trên địa bàn chỉ có 1 hộ huyện phải ra quyết định cưỡng chế và gia đình đã tháo dỡ. Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng của huyện và thị trấn đã công khai đối thoại trực tiếp với dân thông báo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh về đơn giá, loại đất... tới từng hộ dân. Đã tiến hành thu hồi đất lấn chiếm trái phép của 8 hộ gia đình, hỗ trợ tái định cư, thưởng tiền cho các hộ giao mặt bằng sớm... giải quyết thấu đáo một số đơn khiếu nại của bà con... Kết quả các hộ dân đã hiểu rõ chính sách đền bù và tạo điều kiện bàn giao mặt bằng cho địa phương và nhà thầu.

Từ những thắng lợi đã đạt được trong nhiệm kỳ 2005-2010 cùng những bài học kinh nghiệm được đúc kết một cách sâu sắc, nhân dân thị trấn tiếp tục xây dựng thị trấn Tiên Yên mới khang trang, hiện đại với khuôn viên rộng rãi xứng với tầm vóc của một đô thị đang từng ngày lớn mạnh theo hướng tiếp tục xác định phát triển kinh tế kinh doanh thương mại, dịch vụ là mũi nhọn của địa phương, phát huy nội lực trong nhân dân, đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, đảm bảo đến 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%, mở rộng khu dân cư theo quy hoạch của huyện.

Với một hệ thống giao thông được coi là đầu mối về đường bộ, đường thuỷ hình thành trong lịch sử hàng trăm năm và đã từng bước được nâng cấp, hiện đại hoá từ những năm cuối của thế kỷ XX, thị trấn Tiên Yên hoàn toàn có thể phát huy được các mặt lợi thế về phát triển kinh tế, xã hội. Ngoài những di tích lịch sử và nét đẹp văn hoá các dân tộc cần được bảo tồn và phát huy giá trị, thị trấn Tiên Yên còn là nơi lưu giữ được một số ngành nghề truyền thống có liên quan tới văn hoá ẩm thực như bánh gật gù, kẹo lạc hồng, bánh chả, bánh trung thu, gà Tiên Yên, khau nhục... đã nức tiếng từ lâu trong và ngoài tỉnh.

Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, nhân dân mở rộng cơ sở sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, giữ gìn uy tín các mặt hàng truyền thống nổi tiếng của địa phương đang có sức hấp dẫn du khách. Kết hợp với các cơ quan chức năng xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng trên để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, phấn đấu doanh thu hàng năm tăng 1,5 lần..

Bên cạnh các chỉ tiêu cụ thể về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, an ninh quốc phòng, nhân dân thị trấn cũng chú trọng tới nhiệm vụ về văn hoá, giáo dục, y tế, dân số gia đình, vệ sinh môi trường đô thị và các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao... để thị trấn Tiên Yên ngày càng xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá của huyện với định hướng trở thành đô thị loại IV vào năm 2014.

Song song với việc mở rộng, chỉnh trang, từng bước nâng cấp đô thị theo tiêu chí của Nhà nước, việc xây dựng Tuyến phố văn hoá giai đoạn từ năm 2011-2013 được coi là công việc cấp bách nhằm tạo ra chuyển biến cơ bản của người dân về mặt nhận thức. Việc này đòi hỏi cần có kế hoạch chi tiết cụ thể, triển khai sâu rộng và trở thành ý thức thường trực của mỗi cán bộ đảng viên và trên hết là đạt được sự đồng thuận của nhân dân trên toàn địa bàn.

Thực hiện quyết định số 2087/2011/Q Đ-UBND ngày 05/7/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc "Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện chương trình xây dựng, nâng cấp đô thị huyện Tiên Yên giai đoạn 2011-2014", Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Yên đã đề ra chương trình số 509/CTr-UBND "Xây dựng Tuyến phố văn hoá" và Uỷ ban nhân dân thị trấn Tiên Yên đã xây dựng chương trình "Tuyến phố văn hoá giai đoạn 2011-2013 theo tiêu chí đô thị loại IV".

Với mục tiêu "Tạo chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hoá, đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hiện hành vi ứng xử có văn hoá và thân thiện nhằm thay đổi nhận thức về nếp sống của người dân đô thị, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, xây dựng thị trấn Tiên Yên trở thành đô thị phát triển theo hướng bền vững, văn minh hiện đại", ngay từ quý IV năm 2011, Uỷ ban nhân dân thị trấn đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng quý, từng năm, có chọn nơi để làm điểm rút kinh nghiệm cho việc triển khai đồng bộ, hiệu quả. Một Ban chỉ đạo gồm 11 thành viên do bà Hoàng Bích Thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn làm Trưởng ban đã được thành lập. Đầu năm 2012, Ban chỉ đạo đã họp bàn với Ban lãnh đạo của đơn vị được chọn làm điểm là khu phố Hoà Bình để thống nhất kế hoạch, phân công nhiệm vụ, xác định các tiêu chí cụ thể của Tuyến phố văn hoá được triển khai kịp thời tới các tổ dân. Với sự vào cuộc tích cực của cấp uỷ, chính quyền và Ban công tác Mặt trận khu phố Hoà Bình, buổi lễ phát động được tiến hành trọng thể vào ngày 26/02/2012. Ngoài việc tổ chức diễu hành cổ động với hàng trăm quần chúng tham gia và một chương trình văn nghệ của đội văn nghệ khu phố, lễ ký kết đã được tiến hành trang trọng với sự chứng kiến của đại diện cấp uỷ, chính quyền, Ban công tác Mặt trận khu phố. Điều đó thể hiện quyết tâm của các tổ dân khu phố và các tổ chức đoàn thể khu phố Hoà Bình nói riêng và nhân dân các dân tộc thị trấn nói chung trong việc xây dựng tuyến phố văn hoá.

Các nội dung cụ thể được nêu trong lễ ký kết là: Xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử; nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp; thực hiện tốt các quy định về trật tự đô thị; xây dựng văn hoá giao thông; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông; nâng cao chất lượng xây dựng khu dân cư văn hoá, gắn với việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Sau buổi lễ ký kết của khu phố Hoà Bình, các khu phố Quang Trung, Lý Thường Kiệt; Thống Nhất, Đông Tiến I cũng đã lần lượt tổ chức ký cam kết thi đua xây dựng tuyến phố văn hóa. Năm 2012 toàn thị trấn có 1 Ban công tác Mặt trận được Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng bằng khen do những thành tích xuất sắc trong công tác vận động quần chúng xây dựng tuyến phố văn hóa.

Trong dịp tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII về "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", khu phố Hoà

Bình cũng vinh dự là một trong những đơn vị được Ban chỉ đạo huyện lựa chọn là đơn vị báo cáo điển hình và tuyên dương khen thưởng trong hội nghị tổng kết.

Nếu như tới các năm 2013-2014, phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Tiên Yên đã có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt đã có những xã gấp rút vào giai đoạn hoàn thành các chỉ tiêu cuối cùng để về đích xây dựng nông thôn mới vào năm 2015, thì thị trấn Tiên Yên là đơn vị đang tích cực tập trung mọi nguồn lực và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để gấp rút hoà nhập vào phong trào thi đua xây dựng phường thị trấn văn hoá, quyết tâm hoàn thành các tiêu chí đô thị loại IV để chào mừng 60 năm ngày tiếp quản Tiên Yên.

Trong điều kiện kinh tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng, lại là huyện nghèo và còn khó khăn về nhiều mặt, việc đầu tư mở rộng, chỉnh trang đô thị cho thị trấn gặp không ít trở ngại. Mọi nguồn lực vẫn phải tập trung cho các vùng miền còn khó khăn hơn nhiều như Đại Dực, Hà Lâu, Đại Thành...

Tuy vậy, với những cố gắng cao nhất tới năm 2014 huyện vẫn dành một nguồn ngân sách đáng kể đầu tư các công trình phúc lợi nhu khu vui chơi trung tâm dành cho thanh thiếu niên, xây dựng công viên, vườn hoa, cây xanh vỉa hè, kè đá bờ sông khu Cồn Chìm... tạo ra diện mạo cảnh quan ngày càng nên thơ hấp dẫn và là điểm nhấn hấp dẫn khách tham quan mỗi khi có dịp dừng chân tại Tiên Yên.

Cùng với nhịp độ phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh và huyện Tiên Yên, thị trấn Tiên Yên cũng ngày càng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đã kịp hoà nhập với công cuộc đổi mới. Các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đang tích cực mở rộng, mạnh dạn tìm tòi đưa các loại hình dịch vụ mới vào hoạt động. Các sản phẩm truyền thống được quảng bá, nâng cao uy tín và ngày càng khẳng định được hướng phát triển đúng đắn.

Với tổng doanh thu mỗi năm đạt 335 tỷ đồng, dịch vụ thương mại đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa phương và giải quyết việc làm có thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động trên địa bàn.

Tiểu kết

Có thể nói công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay đã đem lại cho Tiên Yên nói riêng và Việt Nam nói chung những sắc thái và vị thế mới. Đất nước và các địa

Đô thị Tiên Yên thời kì từ 1986 đến 2010 thay đổi rõ rệt với diện mạo hoàn toàn mới như được thay da đổi thịt. Các cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoạt động sản xuất của địa phương được chú trọng để phát huy hết tiềm năng của địa phương. Các công trình công cộng, các trụ sở cơ quan được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên đã đi vào làm việc có hiệu quả.

Nói đến Tiên Yên hiện nay là nói đến một đầu mối giao thông quan trọng ở khu vực miền đông Bắc Quảng Ninh. Từ Tiên Yên có thể đến với các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ để qua cửa khẩu Hoành Mô và sang Lạng Sơn thực hiện các hoạt động trao đổi buôn bán dọc theo đường biên giới Việt - Trung. Từ trung tâm Tiên Yên đi thẳng đến địa đầu Móng Cái để giao dịch và buôn bán. Từ Tiên Yên ngược chiều đi Móng Cái khoảng 50km có thể về hướng thành phố Cẩm Phả, Hạ long, Uông Bí là các trung tâm kinh tế - chính trị- văn hóa của địa phương. Một hướng quan trọng nữa là sang huyện đảo Vân Đồn, nơi đang được xây dựng là đặc khu hành chính để khám phá và tìm hiểu đồng thời là nơi cung cấp các nguồn hải sản và sản vật địa phương phục vụ nhu cầu của nhân dân. Với các ưu thế đó, nếu được phát huy hết khả năng, Tiên Yên sẽ có khả năng phát triển sầm uất như các địa phương khác trong tỉnh.

Với trung tâm thị trấn và các dãy phố cổ yên ả trong nội thi, với sự nhộn nhịp ngoại thi là cung đường có các điểm dừng chân cho các phương tiện đi lại từ miền đông về miền tây của tỉnh Quảng Ninh và ngược lại, Tiên Yên đang dần có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế của địa phương.

KẾT LUẬN

Đề tài quá trình hình thành và biến đổi đô thị Tiên Yên (Quảng Ninh) đòi hỏi phải nghiên cứu tương đối đầy đủ và mang tính hệ thống về thị trấn Tiên Yên từ khi thành lập cho đến năm 2010. Lịch sử các thời kì phát triển của Tiên Yên có thể chia thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn thứ nhất là thời kì xuất hiện dấu tích sự sống con người ở Tiên Yên với bằng chứng khảo cổ học được các nhà khoa học được tìm thấy ở Hòn Ngò, thôn Hà Tràng thuộc Văn hóa Hạ Long (xã Đông Hải) vào tháng 5/1999. Điều đó chứng tỏ cách đây hàng ngàn năm đã có sự xuất hiện của cư dân cổ tới khai khẩn đất hoang canh tác và đánh bắt hải sản ở các vùng cửa sông, bãi bồi ven biển... để sinh sống. Với những công cụ lao động thô sơ nhưng cũng phong phú về chủng loại phản ánh cuộc sống ban đầu của con người ở đây, tuy còn chưa thật ổn định và lệ thuộc nặng nề vào điều kiện tự nhiên. Với bằng chứng khoa học này, vùng đất Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh rất tự hào là một vùng đất có lịch sử lâu đời cùng với chiều dài lịch sử của đất nước, dân tộc.

Giai đoạn thứ hai là bước vào thời kì dựng nước, Tiên Yên lúc đó chưa có tên gọi hành chính riêng song vùng đất này thời Hùng Vương là thuộc bộ Ninh Hải và nói đến Tiên Yên lúc đó thì rất xa lạ và đáng sợ vì nó còn hoang vu, chủ yếu là nước độc, rừng thiêng, là vùng đất " châu ác địa", nơi lưu đày, giam giữ tội phạm. Sự sống ở vùng đất này lúc đó là cuộc giành giật và mưu sinh vô cùng khó khăn.

Giai đoạn thứ ba là từ thời kì thiết lập các triều đại phong kiến Việt Nam mở ra thời kì độc lập tự chủ của đất nước, Tiên Yên đã nhiều lần thay đổi tên gọi hành chính, mỗi triều đại Tiên Yên có các tên gọi khác nhau, kinh tế qua các thời kì lịch sử từ thế kỉ X đến thể kỉ XV, thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, qua đó bắt đầu hình thành các đặc điểm của một đô thị thời phong kiến. Qua mỗi triều đại khác nhau, đô thị Tiên Yên cũng dần dần thay đổi, lúc thịnh lúc suy cùng với sự hưng thịnh của mỗi triều đại phong kiến Việt Nam. Dù có khác nhau ở mức độ phát triển của đô thị qua mỗi thời kì nhưng nói chung bộ mặt đô thị Tiên Yên thời kì phong kiến mang đậm kiểu đô thị thời trung đại. Trong thời kì này đời sống của người dân Tiên Yên đã có nhiều thay đổi so với các giai đoạn trước, đó là cuộc sống của cư dân miền biển Đông Bắc, hội

tụ đủ các nền kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động chính trị - xã hội, chú trọng phát triển cả nội thương và ngoại thương… Hơn thế, trong thời kì trung đại, thời kì đô thị Tiên Yên phát triển nhất là có sự có mặt của các thương nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 81 - 95)