CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHBL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 81 - 85)

- Nghiên cứu, xây dựng và triển khai chương trình tính toán, phân bổ chi phí – thu nhập liên quan tới hoạt động bán lẻ, chi tiết theo từng hoạt động, sản phẩm,

3.4 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHBL

cần đẩy mạnh tăng trưởng, khuyến khích, động viên các đơn vị quan tâm, đầu tư thích đáng để phát triển hoạt động NHBL, tạo nguồn thu ổn định, ít rủi ro cho Ngân hàng, Tạo động lực, khuyến khích kịp thời, hiệu quả, công bằng, minh bạch và đảm bảo tới từng cán bộ.

3.4 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHBL NHBL

- Các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng do nhiều cấp và nhiều cơ quan ban hành, điều này đòi hỏi phải hoàn thiện môi trường pháp lý một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về các loại hình dịch vụ theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng và ngân hàng.

- Cần phải có các giải pháp tích cực và quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan đặc biệt là NHNN, Bộ Công An, Bộ Tài Chính, rà soát, bổ sung các cơ chế chính sách, văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin; NHNN phối hợp với Bộ Công an xây dựng quy chế trao đổi, cung cấp thông tin, nhật ký giao dịch, dữ liệu phục vụ công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.v.v…).

- NHNN cần sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán với cơ chế khuyến khích hơn là ngăn cấm như cho phép thu phí giao dịch tiền mặt cao hơn giao dịch chuyển khoản, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm hình thành hệ thống thanh toán quốc gia thống nhất và an toàn. - NHNN và các NHTM cần phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc xây dựng danh mục dịch vụ NHBL theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở để xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng quản trị, điều hành.

- NHNN phối hợp với các đơn vị thông tin truyền thông để tăng cường,định hướng và làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền nhằm nângcao nhận thức để thay đổi hành vi thanh toán của đối tượng sử dụng dịch vụthanh toán, đặc biệt tạo dựng và mở rộng thói quen thanh toán không dùngtiền mặt trong dân cư.

Kết luận chương 03

Phát triển NHBL, dù đã được nhận thức và được quan tâm một cách đúng mực tại Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung, Chi nhánh Bình Dương nói riêng, tuy nhiên do định hướng xây dựng mô hình ngân hàng bán lẻ của BIDV có xuất phát chậm hơn nhiều TCTD khác nên thị trường ngân hàng bán lẻ của BIDV nói chung và chi nhánh Bình Dương vẫn ở mức thấp. Để thực hiện mục tiêu của BIDV hướng đến một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, chương 3 của Luận văn đã đưa ra một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, công nghệ, mạng lưới, chính sách phát triển sản phẩm và cơ chế phối hợp giữa Hội sở chính và chi nhánh … để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Bình Dương.

KẾT LUẬN

Trong xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa các hoạt động kinh tế, để tồn tại và phát triển một cách bền vững, các ngân hàng trên thế giới đều hướng tới việc củng cố và phát triển một nền khách hàng vững chắc, kết hợp và sử dụng một cách hiệu quả nhất các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ hay nói một cách khác là các ngân hàng luôn coi hoạt động ngân hàng bán lẻ là một hoạt động cốt lõi để từ đó mở rộng các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Ngày nay phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu thế phát triển của các ngân hàng trên thế giới.

BIDV là một ngân hàng thương mại có bề dày truyền thống, kinh nghiệm và có thế mạnh về cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên hoạt động ngân hàng bán lẻ dành cho các khách hàng cá nhân, hộ gia đình còn thực sự nhỏ bé, chưa được quan tâm phát triển đúng với tiềm năng của nó.

Trong những năm gần đây, để nâng cao khả năng cạnh tranh BIDV đã và đang đa dạng hóa, đẩy mạnh một số hoạt động như đầu tư phát triển nền tảng công nghệ, phát triển hoạt động dịch vụ, phát triển mạng lưới các chi nhánh, các phòng giao dịch, hệ thống máy ATM... đây là những tiền đề hết sức quan trọng để đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV trong thời gian tới.

Là một hoạt động tương đối mới mẻ tại BIDV, để toàn hệ thống nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ, xác định cụ thể mục tiêu, định hướng phát triển trong thời gian tới cũng như xác định rõ lộ trình thực hiện cần thiết phải xây dựng kế hoạch phát hoạt động NHBL của BIDV trong thời gian tới.

Là một Chi nhánh ngân hàng thương mại lớn của nhà nước trên địa bàn tỉnh và cũng là một chi nhánh có quy mô tương đối lớn trong hệ thống BIDV, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương trong những năm vừa qua chưa thật sự quan tâm nhiều đến hoạt động NHBL. Vì vậy, dư nợ cho vay nói riêng, các dịch vụ NHBL nói chung của BIDV Bình Dương còn khá hạn chế, tốc độ tăng trưởng chậm và chưa tương xứng với thế mạnh của ngân hàng, với tiềm năng trên địa bàn tỉnh.

Luận văn “Giải pháp phát triển ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Dƣơng” đã đưa ra một số hoạt động của

NHBL; phân tích thực trạng, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phát triển BHBL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương, để từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương theo định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và góp phần phát triển đa dạng dịch vụ ngân hàng trên địa tỉnh Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 81 - 85)