Những khó khăn, thách thức cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 39 - 42)

tại BIDV Bình Dƣơng

Về khả năng cạnh tranh: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có sự hiện diện trên 53 chi nhánh của các TCTD nên cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, nhất là tại các vùng đô thị và dân cư, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân hàng càng tăng mạnh. Các khách hàng sẽ có xu hướng tiếp cận với nhiều ngân hàng và chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có mức giá rẻ, đòi hỏi

các ngân hàng phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cho khách hàng, giảm thiểu chi phí và đổi mới công nghệ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.

Từ khi thành lập đến nay BIDV Bình Dương chỉ chú trọng phát triển lĩnh vực bán buôn mà không chú trọng đến hoạt động kinh doanh bán lẽ. Thị trường bán lẻ của BIDV Bình Dương ngày càng thu hẹp khi ngày càng có nhiều chi nhánh ngân hàng được thành lập trên địa bàn tỉnh. Việc xác định mục tiêu phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ chậm đã làm cho BIDV Bình Dương gặp nhiều cạnh tranh khi các TCTD trên đai bàn có chiến lược phát triển NHBL ngay từ khi mới thành lập.

Về chất lượng sản phẩm dịch vụ: Nhu cầu của khách hàng luôn luôn đòi hỏi ngày càng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tích hợp nhiều lợi ích trong cùng một sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay BIDV Bình Dương đã cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ NHBL nhưng vẫn chưa có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích của ngân hàng. Trong giai đoạn đầu tiên, cần phải chấp nhận chi phí đầu tư để mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiên tiến để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. BIDV Bình Dương tuy đã cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ hướng đến khách hàng bán lẽ nhưng vẫn chưa có sự đa dạng, phong phú, tính năng của sản phẩm vẫn chưa có sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng là một vấn để cần quan tâm, do việc phát triển ngân hàng điển tử rất nhanh nên tính rủi ro cho khách hàng cũng khá cao, một số sản phẩm như Internet Banking, Mobile Banking, Home Banking… cần phải có tính bảo mật cao để giảm thiểu rui ro cho khách hàng, đây là một đòi hỏi mà BIDV Bình Dương cần khắc phục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Về nguồn nhân lực: Để phát triển được dịch vụ NHBL cần có chiết lược tiếp thị rõ ràng, hiện tại BIDV Bình Dương vẫn chưa xây dựng được một kế hoạch tiếp thị, việc phát triển NHBL rất thụ động, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng. Số lượng khách hàng tiếp thị được rất ít, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến ngân hàng. Bản thân các giao dịch viên, cán bộ ngân hàng vẫn chưa hiểu hết các sản phẩm dịch vụ của chính ngân hàng nên việc tiếp thị hoặc giới thiệu sản phẩm cho ngân hàng còn rất hạn chế. BIDV Bình Dương vẫn chưa có một đội ngũ nhân viên tiếp thị được đào tạo đầy đủ nên rất hạn chế về kiến thức cũng như khả năng bán sản phẩm.

Do vậy, việc đào tạo đội ngũ nhân viên về các kỹ năng cứng cũng như kỹ năng mềm trong quá trình phục vụ khách hàng là điều rất quan trọng để xây dựng hình ảnh BIDV và làm hài lòng khách hàng.

Về mạng lưới phân phối: Mạng lưới phân phối sản phẩm của BIDV Bình Dương còn hạn chế, nhất là máy ATM và hệ thống máy POS. Tuy là một trong những ngân hàng được thành lập sớm nhất trên địa bàn tỉnh nhưng BIDV Bình Dương chưa xây dựng được mạng lưới ATM, các điểm giao dịch rộng rãi để phục vụ khách hàng. Các Phòng giao dịch, máy ATM chỉ tập trung vào những trung tâm dân cư đông, các khu công nghiệp lớn như Mỹ Phước, Nam Tân Tuyên... Do vậy, khả năng khách hàng tiếp cận với dịch vụ ngân hàng của BIDV Bình Dương rất hạn chế. Điều này đã làm mất cơ hội phát triển khách hàng mới và hạn chế rất lớn đến khả năng cạnh tranh của BIDV Bình Dương. Kênh phân phối qua máy ATM và máy POS, tuy đã gia tăng được đáng kể số lượng máy ATM được lắp đặt trên địa bàn tuy nhiên hầu hết các máy lại tập trung tại thị xã và các địa bàn gần phòng giao dịch. Mạng lưới máy ATM không được dàn đều trên địa bàn toàn tỉnh mà tập trung phần lớn tại các khu công nghiệp nơi có nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trả lương tự động. Tuy hiện nay mạng lưới ATM đã được kết nối với hầu hết các ngân hàng nhưng lỗi kết nối, nghẽn mạch và sự cố liên tục xảy ra gây rất nhiều phiền toái cho khách hàng, làm giảm chất lượng DVNH và giảm uy tín của ngân hàng.

Về quy trình nghiệp vụ: Để sản phẩm NHBL có thể đến được với người dân thì thủ tục cần phải đơn giản và nhanh gọn. Các sản phẩm của BIDV Bình Dương hiện nay vẫn còn rườm rà, khách hàng vẫn còn phải làm nhiều thụ tục và cung cấp nhiều thông tin mới có thể thực hiện những giao dịch đơn giản tại ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho rất nhiều người dân ở nông thôn với trình độ dân trí thấp nên việc yêu cầu khách hàng cung cấp nhiều hồ sơ sẽ gây ra một ấn tượng không tốt cho ngân hàng. Tuy yếu tố an toàn cho ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt là việc cần thiết phải thực hiện. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi các ngân hàng cổ phần khác đã cải cách thủ tục vay vốn vừa đơn giản vừa gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo những quy định, điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho cả khách hàng và

ngân hàng. Việc nghiên cứu thiết lập một quy trình riêng cho từng sản phẩm tín dụng bán lẻ vừa đảm bảo an toàn và vừa nhanh gọn cho khách hàng là một việc quan trọng để có thể cạnh tranh và mở rộng thị phần cho vay bán lẻ trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 39 - 42)