Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ NHBL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 64 - 69)

- Phát triển đa dạng, đầy đủ tất cả các sản phẩm nhưng có lựa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược như: tiền gửi, thẻ (phấn đấu đấu thị phần thẻ

3.2.2.1 Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ NHBL

- Thiết kế dịch vụ, sản phẩm trên nguyên tắc có quy trình, thủ tục đơn giản, thân thiện, dễ tiếp cận và đáp ứng linh hoạt được các nhu cầu của khách hàng.

- Phát triển đa dạng các sản phẩm nhằm có một danh mục đầy đủ và thu hút rộng rãi khách hàng. Bên cạnh đó lựa chọn một số sản phẩm chiến lược, mũi nhọn có

khả năng mang lại hiệu quả tài chính cao, an toàn để tập trung phát triển: tiền gửi, thẻ, ngân hàng điện tử, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu (sản phẩm chuẩn cho khách hàng phổ thông, sản phẩm thiết kế riêng cho khách hàng cao cấp).

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm theo hướng:

+ Các sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt có tính đến xu hướng phát triển và mở rộng thị trường.

+ Tập trung nghiên cứu phát triển, chuẩn hóa các sản phẩm mang tính đặc thù của BIDV và nâng cao hiệu quả sản phẩm.

+ Cải tiến quy trình mua sắm, đầu tư phát triển các sản phẩm mới để rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.

- Giải pháp phát triển các sản phẩm/dịch vụ bán lẻ như sau: a) Sản phẩm tiền gửi và đầu tư cá nhân

+ Phát triển một danh mục sản phẩm, dịch vụ tiền gửi và đầu tư cá nhân đa dạng, đa tiện ích, linh hoạt, hấp dẫn đối với khách hàng và được quản lý tự động.

+ Tiếp tục thiết kế và triển khai các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn để cung cấp cho khách hàng theo các chiến dịch huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn nhanh của Ngân hàng và tạo tính hấp dẫn, thu hút khách hàng.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Thường xuyên rà soát danh mục các sản phẩm tiền gửi hiện tại của Ngân hàng, đánh giá, so sánh sản phẩm của BIDV với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về các sản phẩm để xác định hiệu quả của các sản phẩm đang triển khai, sản phẩm nào chưa đạt tính hiệu quả, nghiên cứu bổ sung các tính năng, tiện ích mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng,…

+ Phát triển các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng theo phân đoạn thị trường cụ thể. Trên cơ sở phân đoạn khách hàng thực hiện thiết kế

bộ sản phẩm cho từng nhóm khách hàng. Theo đó, từng nhóm khách hàng sẽ có bộ sản phẩm đầy đủ với các sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn mang tính chất thanh toán, các sản phẩm mang tính tích luỹ và các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn mang tính chất đầu tư.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển dịch vụ, sản phẩm dành cho khách hàng có thu nhập cao. Đối với phân nhóm khách hàng có thu nhập cao, sẽ thiết kế các sản phẩm tiền gửi đặc thù, phù hợp với nhu cầu thực hiện các giao dịch tài chính thường xuyên của khách hàng. Đặc biệt, các sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn sẽ được gắn kết với các giao dịch tài chính thường xuyên, khách hàng có thể giao dịch từ xa hoặc thông qua các kênh giao dịch tự động. Trường hợp, nhu cầu khách hàng giao dịch tại Ngân hàng hoặc tại địa chỉ khách hàng yêu cầu thì nhu cầu sẽ được Ngân hàng đáp ứng trong thời gian ngắn nhất. Các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn sẽ được thiết kế theo hướng mở, tăng cường tính linh hoạt để thu hút được các nguồn tiền gửi lớn, gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng.

+ Tăng cường quảng bá uy tín, thương hiệu, hình ảnh của ngân hàng để tạo được sự tin tưởng của người gửi tiền. Thực hiện bảo hiểm tiền gửi để bảo đảm quyền lợi của người gửi.

+ Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng trên địa bàn, đó là đặt thêm các phòng giao dịch tại các khu vực trung tâm, khu vực tập trung dân cư để thu hút tiền tiết kiệm từ các tầng lớp dân cư.

+ Bình Dương có rất nhiều khu công nghiệp tập trung. Các khu công nghiệp này tập trung được số lượng lớn các doanh nghiệp và công nhân ở các địa phương khác. Việc phát triển mạng lưới tại khu công nghiệp vừa thu hút được lượng tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, vừa thu hút được các khoản tiền gửi tiết kiệm của hàng trăm ngàn công nhân làm việc tại các khu công nghiệp.

+ Cần có giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho người gửi tiền như cho vay bằng việc cầm cố chính các sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá khi

người gửi tiền cần vốn trước khi đáo hạn sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã ban hành ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004, theo đó các tổ chức tín dụng được phép chiết khấu các loại giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành. Nghiệp vụ này khá đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện nhưng hiện nay BIDV Bình Dương chưa thực hiện.

+ Nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư khá nhiều, đặc biệt là các khu vực tỉnh thực hiện giải tỏa để thành lập các khu công nghiệp tập trung, người dân nhận tiền đền bù với số tiền rất lớn lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Ngân hàng cần tranh thủ nguồn tiền này bằng các hình thức huy động như lập các điểm huy động lưu động tại cụm dân cư hoặc ngay tại nơi chi trả tiền đền bù.

+ Là địa phương thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong qúa trình đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên nhận vốn đầu tư từ công ty mẹ để thanh toán các chi phí đầu tư. Ngân hàng cần chú ý khai thác các nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc mở tài khoản chuyên dùng thực hiện tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư, các khoản vay vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

+ Trên địa bàn cũng có rất nhiều các doanh nhân, chuyên gia người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng cũng cần chú ý khai thác các nguồn thu nhập của các đối tượng này.

+ Hiện Bình Dương có hàng trăm ngàn lao động ở các địa phương khác làm việc tại các doanh nghiệp, họ thường có các nhu cầu cất trữ tiền tích lũy được, chuyển tiền cho gia đình, người thân. Ngân hàng cần chú trọng khai thác đối tượng khách hàng này, biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là thực hiện dịch vụ trả lương qua tài khoản và phát hành thẻ ATM,

qua đó huy động được nguồn vốn từ tiền tiết kiệm và tiền gửi từ tài khoản cá nhân của họ.

+ Chú trọng phát triển các hình thức huy động nguồn vốn có kỳ hạn tương đối dài để duy trì sự ổn định của nguồn vốn huy động đáp ứng cho các hoạt động tài trợ các dự án trung dài hạn.

- Sản phẩm Thẻ và tín dụng tiêu dùng qua nghiệp vụ thẻ:

+ Đẩy mạnh phát triển các loại hình thẻ Debit và Credit mang thương hiệu VISA, MASTER… thông qua các chương trình liên kết với các thương hiệu viễn thông, thể thao, thời trang, ca nhạc… cho các đối tượng khách hàng trẻ tuổi, hiện đại liên kết với các thương hiệu mua sắm cho các đối tượng khách hàng trẻ tuổi, trung niên và phụ nữ…

+ Phát triển mạnh các loại thẻ Prepaid card, thẻ công ty.

+ Triển khai mạnh mẽ các chương trình khách hàng trung thành (loyalty) gắn kết các chủ thẻ với BIDV.

+ Kết hợp linh hoạt giữa cho vay tiêu dùng tín chấp với các sản phẩm thẻ cung cấp cho nhóm khách hàng mục tiêu là người có thu nhập từ trung bình khá thường xuyên ổn định, công chức, viên chức trong các doanh nghiệp. - Sản phẩm Tín dụng bán lẻ:

+ Nghiên cứu chuẩn hoá các sản phẩm tín dụng hiện tại tiếp tục đánh giá, chỉnh sửa bổ sung vào các năm tiếp theo nhằm cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm đầy đủ và thường xuyên được cập nhật sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng:

+ Xây dựng các sản phẩm tín dụng đặc thù phù hợp với từng phân khúc thị trường (khách hàng, vùng, miền); Xây dựng sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu mới của khách hàng và sự phát triển của thị trường từng thời kỳ;

+ Tổ chức đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng chất lượng, tư vấn thoả mãn các yêu cầu sản phẩm, dịch vụ tín dụng bán lẻ cho khách hàng và am hiểu các sản phẩm bán lẻ nói chung để tư vấn và bán chéo sản phẩm cho khách hàng.

+ Đẩy mạnh phát triển tín dụng nhà ở: Phát triển các sản phẩm tín dụng nhà ở gắn với các giải pháp tài chính trọn gói và dài hạn thông qua việc liên kết hợp tác với các chủ đầu tư là các công ty kinh doanh bất động sản, xây dựng;

+ Phát triển các sản phẩm tín dụng nhà ở gắn với các giải pháp tài chính trọn gói và dài hạn thông qua việc liên kết với những chủ đầu tư có năng lực tài chính thực hiện các công trình nhà ở trên địa bàn.

+ Đẩy mạnh phát triển tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh: Xây dựng Chính sách đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh; Tập trung cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến XNK, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chế biến, xây dựng…

+ Cải thiện quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân: nhược điểm lớn nhất trong quy trình này là có quá nhiều phòng ban, nhiều bộ phận và nhiều cán bộ tham gia vào quá trình cho vay. Vì vậy, cần cải tiến quy trình theo hướng “một cửa”, tránh gây phiền hà, tránh làm mất nhiều thời gian của khách hàng, vì đặc điểm của bán lẻ là tương đối đơn giản, không quá phức tạp đến mức phải qua nhiều tầng, nhiều lớp kiểm tra, kiểm soát, mà sự kiểm soát này lại không thực sự hiệu quả. Có thể tham khảo quy trình cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần khác, các ngân hàng nước ngoài để học hỏi những cái hay có thể áp dụng vào BIDV.

+ Về phía BIDV Bình Dương: cần áp dụng một cách linh hoạt quy trình cho vay căn cứ trên thẩm quyền đã được giao, không quá cứng nhắc hoặc làm việc theo kiểu sợ trách nhiệm, quá cẩn trọng hay đùn đẩy công việc mà không xét đến cái tổng thể là sự kết hợp hài hoà giữa lợi nhuận và rủi ro có thể kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 64 - 69)