Xuất, kiến nghị với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 115 - 120)

8. Kết cấu của luận văn x

3.3. xuất, kiến nghị với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển

triển Việt Nam

- Cần tạo điều kiện cho BIDV Tiền Giang xây dựng trụ sở mới rộng rãi hơn, mở rộng thêm Phòng Giao dịch ở các huyện thị đang có tiềm năng kinh tế tại địa bàn và phối hợp phát triển các kênh phân phối điện tử như mạng lưới ATM, POS,... để Chi nhánh có thể dễ dàng tiếp cận KH, đáp ứng nhu cầu KH mọi lúc mọi nơi, từ đó tăng sức cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục khuyến khích các Chi nhánh đăng ký đào tạo, đào tạo lại để sở hữu nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao, có các kỹ năng hỗ trợ như: giao tiếp, bán hàng, đàm phán, marketing,..., đặc biệt là có khả năng giao tiếp với người nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong môi trường hội nhập. Đồng thời, trong công tác tuyển dụng cần đón đầu nguồn nhân lực trẻ có tài năng tại các Trường Đại học chuyên ngành thông qua việc đào tạo học bổng cho sinh viên có học lực và đạo đức tốt.

- Khuyến khích các BIDV tại các Chi nhánh tỉnh tạo Website riêng để cho KH dễ dàng tiếp cận ngân hàng tại địa bàn hơn.

- Cần có chế độ khen thưởng phù hợp để khuyến khích các nhà quản lý và nhân viên của BIDV không ngừng sáng tạo, mạnh dạn đề xuất sáng kiến của mình. Hàng năm khuyến khích các Chi nhánh tỉnh đăng ký danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp ngành,.. để tìm ra những sáng kiến hay, độc đáo có ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống BIDV trong tương lai.

- Duy trì hệ thống công nghệ ngân hàng hiện có đồng thời từng bước xây dựng cơ chế tự động hóa các nghiệp vụ, thao tác trong giao dịch với KH, gia tăng ứng dụng tin học vào mọi lĩnh vực hoạt động của các Chi nhánh. Chẳng hạn như, xây

dựng phần mềm giao tiếp với KH thông qua các biểu mẫu có sẵn trong máy tính, KH có thể nhập thông tin cần điền vào biểu mẫu hiển thị trên màn hình cảm ứng. Hoặc xây dựng phần mềm để tư vấn KH tự động qua đó KH chỉ việc nhập những từ khóa về nhu cầu sử dụng dịch vụ của mình vào màn hình thì màn hình sẽ hiển thị sơ lược những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của KH.

- Phối hợp với một số NHTM tạo ra hệ thống điểm chấp nhận thẻ rộng khắp, bằng cách máy POS của Chi nhánh có thẻ chấp nhận các loại thẻ của BIDV và cả các loại thẻ của một số ngân hàng tham gia phối hợp, trong đó khi khách hàng sử dụng thẻ của NHTM khác để thanh toán thì hệ thống BIDV sẽ thu một khoản phí như đối với máy ATM.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 của đề tài, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển DVPTD cho BIDV Tiền Giang như: về trụ sở làm việc và phòng giao dịch; mạng lưới ATM và POS; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; khả năng đáp ứng dịch vụ; tăng cường công tác quản lý rủi ro DVPTD; khả năng tiếp cận KH; công tác hoàn thiện và nâng cao các SPDV hiện có và các giải pháp khác. Các giải pháp trên nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và hoàn thiện hơn nữa những điểm mạnh hiện có, bên cạnh đó, tác giả có những kiến nghị đến BIDV Hội sở để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho BIDV Tiền Giang phát triển DVPTD trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Dịch vụ phi tín dụng là mảng hoạt động kinh doanh không thể nào thiếu của các NHTM, do đó trong những năm qua, BIDV Tiền Giang đã dần tập trung phát triển dịch vụ phi tín dụng. Tuy nhiên, bên cạnh việc duy trì, phát huy hơn nữa những thành tích đạt được thì BIDV Tiền Giang cần hoàn thiện, cải tiến kịp thời những hạn chế để không ngừng phát triển dịch vụ phi tín dụng trong tương lai.

Trong phạm vi thời gian, không gian cũng như kinh nghiệm và kiến thức của tác giả nghiên cứu đề tài “Dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang” đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ phi tín dụng của NHTM như: Khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết để phát triển DVPTD, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển DVPTD và các rủi ro NHTM phải đối mặt.

Thứ hai, từ những cơ sở lý thuyết về phát triển DVPTD, tác giả đã phân tích thực trạng tại BIDV Tiền Giang về nguồn vốn, dư nợ, nguồn nhân lực, mạng lưới, công nghệ ngân hàng, đối thủ cạnh tranh, kết quả hoạt động kinh doanh từng lĩnh vực DVPTD, thị phần, số lượng khách hàng, tỷ trọng thu nhập DVPTD. Đồng thời, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng để đánh giá sự hài lòng của KH về chất lượng dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh. Từ đó chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của Chi nhánh.

Thứ ba, từ những hạn chế đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để phát triển dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh như về trụ sở làm việc và phòng giao dịch; mạng lưới ATM và POS; về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; khả năng đáp ứng dịch vụ; việc tăng cường công tác quản lý rủi ro dịch vụ phi tín dụng; khả năng tiếp cận khách hàng; công tác hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm dịch vụ hiện có và các giải pháp khác. Đồng thời, tác giả đề xuất những kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận án, luận văn

1. Lê Nguyễn Anh Đào (2013), Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng.

2. Lê Thị Tuyết Nga (2009), Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Sở giao dịch 1 BIDV, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Phạm Anh Thủy (2013), Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM .

4. Phạm Thị Anh Hoà (2010), Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.

5. Phan Thị Linh (2015), Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

6. Nguyễn Minh Luân (2012), Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.

Bài đăng báo

7. Đào Lê kiều Oanh và Phạm Anh Thuỷ (2012), „Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam‟, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 6 (29) - tháng 9-10/2012.

8. Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Trương Quốc Dũng 2011, „Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng‟, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 20a, trang 199-209.

9. Đinh Phi Hổ 2009, „Mô hình định lượng đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng ứng dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại‟, Quản lý kinh tế, số 26 (5+8/2009), trang 7-12.

10. Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân 2015, „Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngân hàng, số 14 tháng 7/2015, trang 23-28.

11. Nguyễn Thành Công 2015, „Các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng‟, Phát triển và Hội nhập, số 20(30) tháng 01-02/2015, trang 43-54.

12. Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà và Nguyễn Huệ Minh 2013, „Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ‟, Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh,

số 01 (tháng 4/2013), trang 11-22.

13. Trần Bắc Hà 2016, „BIDV chủ lực trong đầu tư phát triển đất nước‟, Tạp chí ngân hàng, số 3+4, tháng 2/2016, trang 69-71.

Văn bản, tài liệu

14. Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”

15. Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015

16. Quyết định số 1131/QĐ-NHNN ngày 30/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 2453/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

17. Báo cáo Sơ kết 03 năm thực hiện Quy chế số 2480/QC ngày 28/10/2008 giữa Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tiền Giang và Công an tỉnh Tiền Giang về công tác phối hợp đấu tranh phòng chống tiền giả (từ 06/2012 đến 06/2015)

18. Phụ lục 4: Danh sách các điểm giao dịch của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV. Trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh đại học hệ chính quy vào ĐHQGHN năm 2015.

19. Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 Quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng thương mại.

21. Báo cáo số liệu hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh qua các năm (2011- 2015) của Phòng Tổng hợp và Kiểm soát nội bộ NHNN tỉnh Tiền Giang.

22. Báo cáo thống kê hoạt động công đoàn của BIDV Tiền Giang qua các năm (2011-2015) từ Phòng Hành chính - Nhân sự NHNN tỉnh.

23. Danh sách theo dõi số lượng máy ATM trên địa bàn năm 2015 từ Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN tỉnh.

24. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011-2015 của Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV Tiền Giang.

25. Đề cương xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn của BIDV Tiền Giang của Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV Tiền Giang.

26. Báo cáo nguồn nhân lực của Phòng Tổ chức Hành chính.

27. Slide bài giảng Triết học của Giảng viên TS. Trần Mai Ước (trang 52)

28. Danh sách theo dõi mạng lưới của các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Tài liệu từ Internet

29. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang: www.tiengiang.gov.vn 30. Website của BIDV: www.bidv.com.vn

31.<http://bidv.com.vn/Ngan-hang-ban-le/Bieu-phi/Bieu-ph--237;-Dich-vu- BIDV-Business-Online-cho-Kh-.aspx> truy cập 15/3/2016 <Các biểu phí dịch vụ của BIDV>

32. <http://thoibaonganhang.vn/xu-huong-moi-cua-phong-giao-dich-ngan-hang- 32620.html> truy cập ngày 15/3/2016 <Xu hướng mới của Phòng Giao dịch ngân hàng> của Vũ Đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)