Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 32 - 33)

8. Kết cấu của luận văn x

1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng

1.2.2.1.Đối với ngân hàng

- DVPTD có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và không đòi hỏi ngân hàng sử dụng nhiều nguồn vốn: Để cung cấp DVPTD, ngân hàng phải tốn chi phí ban đầu khá lớn cho việc trang bị các cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, công nghệ,... thế nhưng nó có thể sử dụng cho nhiều SPDV khác nhau và phục vụ lâu dài cho ngân hàng nên chi phí trung bình khi cung cấp SPDV là khá thấp. Khác với dịch vụ tín dụng, nguồn vốn cho vay bắt nguồn từ nguồn vốn huy động nên phải mất chi phí trả lãi cho khách hàng gửi tiền, phần chênh lệch từ lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi mới là doanh thu từ hoạt động tín dụng, chưa kể đến phần vốn cho vay được giữ lại để dự phòng rủi ro và duy trì thanh khoản, cùng với khả năng nợ xấu xảy ra.

- DVPTD giúp ngân hàng hạn chế rủi ro vì tương đối an toàn: Nếu như dịch vụ tín dụng phải bỏ ra nguồn tiền ban đầu để cho vay rồi mới thu lãi, thu nợ gốc mang rất nhiều rủi ro tiềm ẩn (lãi suất, thanh khoản, lạm phát, mất vốn và lãi,...) thì đối với DVPTD, ngân hàng hạn chế được rủi ro xảy ra và tương đối an toàn hơn bởi thông thường ngân hàng thu phí khách hàng trước hoặc ngay khi cung cấp SPDV. Việc phát triển DVPTD giúp phân tán rủi ro cho ngân hàng.

- DVPTD giúp các ngân hàng quan tâm việc tuyển chọn và đào tạo lại cán bộ: Để phát triển dịch vụ và chiếm lĩnh thị phần trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng và quan tâm đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên (bao gồm cán bộ quản lý và nhân viên kinh doanh) là vấn đề hàng đầu đòi hỏi sự thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo đội ngũ nhân viên phải thể hiện tính chuyên nghiệp: có kỹ năng marketing, kỹ năng giao tiếp giỏi, khả năng thuyết phục,... và phục vụ khách hàng tốt nhất.

- Dịch vụ phi tín dụng giúp ngân hàng quan tâm quảng bá thương hiệu và khảo sát nhu cầu thị trường: Sản phẩm DVPTD vẫn còn mới đối với nhiều đối tượng khách hàng. Ấn tượng ban đầu luôn là ấn tượng khó phai chính vì vậy để thu hút

khách hàng, ngân hàng thường tạo một dấu ấn đẹp trong lòng khách hàng bằng thương hiệu, uy tín, với vẻ bề ngoài khang trang, lịch sự để khách hàng cảm thấy an tâm hơn, tin cậy hơn. Nhưng ấn tượng đẹp đó có còn tồn tại lâu dài hay không thì nó phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Để bắt kịp với nhu cầu thị trường, đưa thương hiệu đến gần khách hàng hơn thì đòi hỏi ngân hàng thường xuyên khảo sát thị trường để có cái nhìn tổng quát nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại, nâng cao chất lượng cũng như cung cấp SPDV mới phù hợp với thị trường không ngừng phát triển như ngày nay.

- Phát triển DVPTD là phù hợp với xu thế phát triển của ngành ngân hàng: Một trong những nội dung cơ cấu lại hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012: “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng”.

- DVPTD giúp các ngân hàng hợp tác cùng phát triển: Theo xu hướng hội nhập toàn cầu cho phép các NHTM trên thế giới có cơ hội hợp tác, liên kết để cùng phát triển. Hòa mình với xu hướng hiện đại đó, DVPTD muốn phát triển thì buộc các ngân hàng phải hợp tác, liên kết với nhau để các bên cùng có lợi nhằm đảm bảo tính thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch.

Ngoài ra, DVPTD góp phần đa dạng hóa các SPDV từ đó thu hút và mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 32 - 33)