Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 40 - 42)

8. Kết cấu của luận văn x

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

Một là, Môi trƣờng chính trị, pháp lý và hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với dịch vụ phi tín dụng ngân hàng: DVPTD ngân hàng cũng như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của nền kinh tế đều có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị trong và ngoài nước. Môi trường chính trị càng ổn định thì ngân hàng sẽ hoạt động tốt và thu lợi nhuận cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại nếu môi trường chính trị không ổn thì ngân hàng có thể gặp khó khăn trong hoạt động của mình. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, nhất quán, minh bạch, ổn định sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hoạt động ngân hàng cũng vậy, đặc biệt là hoạt động DVPTD. Để DVPTD hoạt động bền vững thì đòi hỏi có các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành ngân hàng và của bản thân ngân hàng về việc cung cấp dịch vụ một cách cụ thể, rõ ràng, bám sát thực tiễn, xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng và khách hàng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hai bên.

Hai là, chính sách của Chính phủ: Chính phủ quản lý thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách. Bất kỳ sự thay đổi chính sách nào của Chính phủ đều có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của ngành ngân hàng, cũng như DVPTD.

Ba là, Mức độ cạnh tranh trong nội bộ Ngành: DVPTD chịu sự tác động của các đối thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng nhiều thì cho thấy hoạt động dịch vụ ngân hàng đang từng bước phát triển hơn. Thông qua việc theo dõi sát sao các chiến lược dịch vụ của các đối thủ sẽ giúp các ngân hàng thấu hiểu về các SPDV trên thị trường hiện tại, giúp các ngân hàng củng cố lại những giả định về những thay đổi của chính ngân hàng hoặc cảnh báo ngân hàng đã bỏ qua xu hướng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng trong thời gian tới. Từ đó ngân hàng có những chiến lược phát triển dịch vụ phù hợp với thực tế

cũng như cho ra đời các SPDV mới từ ý tưởng của các đối thủ cạnh tranh dưới hình thức bắt chước.

Bốn là, Nhu cầu và tâm lý của khách hàng: Khách hàng luôn là tâm điểm của mọi hoạt động ngân hàng. Để phát triển DVPTD thì việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng là mục tiêu hàng đầu mang ý nghĩa sống còn của bất kỳ ngân hàng nào. Có nhiều loại khách hàng (KH) bao gồm: Khách hàng cá nhân (KHCN), khách hàng doanh nghiệp (KHDN), các định chế tài chính (ĐCTC), do vậy nhu cầu và hành vi về DVPTD của KH có sự khác nhau. Nếu như yếu tố tâm lý, lối sống, giới tính, trình độ dân trí, phong tục tập quán,... là những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của nhóm KHCN thì đối với nhóm KHDN chiến lược kinh doanh có vai trò quyết định. Chiến lược kinh doanh lại chịu sự tác động từ yếu tố môi trường vĩ mô, vi mô. Cuối cùng quyết định mua hàng của KH lại chịu sự ảnh hưởng từ nền kinh tế và những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Ngoài KHCN và KHDN còn có các KH khác như các định chế tài chính trung gian, KH nội bộ bên trong ngân hàng. Điều quan trọng là phải nhận biết được nhu cầu hiện tại và dự đoán được nhu cầu tương lai của KH để đưa ra thị trường những SPDV thỏa mãn nhu cầu ấy, có như thế DVPTD sẽ phát triển không ngừng.

Năm là, sự phát triển của kỹ thuật công nghệ: Công nghệ giúp ngân hàng tự động hóa các giao dịch thông qua việc lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, thời gian thực hiện giao dịch nhanh hơn, an toàn hơn và chính xác hơn. Công nghệ giúp cho việc quản lý của ngân hàng tốt hơn, tập trung xử lý giao dịch chuyên môn hóa hơn như trung tâm thẻ, trung tâm dịch vụ khách hàng,... hỗ trợ đa dạng hóa các dịch vụ hiện đại hơn. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại, cơ sở dữ liệu đầy đủ sẽ giúp cho các nhà quản trị ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh và ra quyết định đúng đắn hơn. Ngoài ra, khi công nghệ phát triển sẽ tác động đến thói quen của KH trong việc sử dụng dịch vụ cũng như phát sinh những nhu cầu mới về SPDV ngân hàng.

Sáu là, Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế của thời đại và diễn ra mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là không có sự phân biệt đối xử giữa KH trong nước và nước ngoài đồng nghĩa với việc các ngân hàng trong nước phải cạnh tranh công bằng trên phạm vi toàn cầu tại sân nhà. Hội nhập càng sâu rộng đòi hỏi các NHTM phải nỗ lực phát triển các SPDV càng nhiều hơn để có thể đảm bảo sự ổn định và hoạt động bền vững trên môi trường cạnh tranh mới. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng không một ngân hàng nào có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các nhu cầu của KH. Thông thường đối với một ngân hàng sẽ có lợi thế về mặt này và hạn chế về mặt khác do đó các ngân hàng cần phải nhận biết và tăng cường sự cạnh tranh thông qua việc phát huy tốt những điểm mạnh. Có như thế, ngân hàng mới có thể giữ vững, phát triển lợi nhuận và mở rộng được thị phần trong môi trường hội nhập. Sự cạnh tranh trong hội nhập ấy đem lại lợi ích cho người sử dụng SPDV ngân hàng đồng thời đem lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 40 - 42)