Các rủi ro trong phát triển dịch vụ phi tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 45)

8. Kết cấu của luận văn x

1.2.5. Các rủi ro trong phát triển dịch vụ phi tín dụng

Ta có thể nói ngân hàng cung ứng DVPTD sẽ ít rủi ro hơn so với hoạt động từ dịch vụ tín dụng tuy nhiên rủi ro trong DVPTD là không thể tránh khỏi. Rủi ro có thể được hiểu là những biến cố có thể xảy ra nhưng không lường trước được. Các rủi ro có thể xảy ra do: cán bộ ngân hàng cố tình lợi dụng lấy tài sản KH; cán bộ ngân hàng và KH liên kết gây thất thoát tài sản ngân hàng; KH lợi dụng khe hở của ngân hàng (do trình độ cán bộ yếu kém, quy trình cung ứng dịch vụ chưa chặt chẽ, ...) để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng; sơ suất của cán bộ ngân hàng,... Ngoài ra,

rủi ro có thể do yếu tố bên ngoài như lạm phát, môi trường pháp lý thay đổi, biến động thị trường,... Tất cả cho ta thấy, rủi ro có thể xảy ra do yếu tố khách quan bên ngoài hoặc do chủ quan từ hai phía (ngân hàng và khách hàng). Có quá nhiều rủi ro mà mỗi ngân hàng phải đối mặt, song, tùy thuộc vào mức độ kiểm soát rủi ro của từng ngân hàng mà KH có thể an tâm sử dụng dịch vụ. Vậy có các loại rủi ro chủ yếu như sau: Rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tác nghiệp, rủi ro công nghệ và hoạt động.

- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng mất khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các tài sản thành tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Thường xảy ra trong dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ,...

- Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng, thường xảy ra ở dịch vụ tín dụng.

- Rủi ro tỷ giá: Rủi ro tỷ giá xảy ra khi có sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng trong tương lai. Thường xảy ra dịch vụ kinh doanh ngoại hối.

- Rủi ro tác nghiệp: Rủi ro tác nghiệp xảy ra do bên trong nội bộ ngân hàng hoặc do các tác động bên ngoài gây ra làm tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động ngân hàng. Rủi ro từ bên trong nội bộ ngân hàng gồm: rủi ro đạo đức do cán bộ ngân hàng; do quy định, quy trình, nghiệp vụ; do từ hệ thống hỗ trợ. Rủi ro do các tác động bên ngoài như: sự thay đổi văn bản quy định của Chính phủ, các ban ngành liên quan làm ảnh hưởng hoạt động ngân hàng; hành vi lừa đảo, trộm cắp, phá hoại, đánh bom,...; rủi ro bất khả kháng như biến động kinh tế, thiên tai, chiến tranh,...

- Rủi ro công nghệ và hoạt động: Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ, nó xảy ra khi khoản đầu tư cho công nghệ không tiết kiệm chi

phí như đã tính hoặc hệ thống công nghệ xảy ra lỗi hoặc việc khắc phục sự cố nằm ngoài khả năng của ngân hàng.

Kết luận chƣơng 1:

Như vậy chương 1, tác giả đã trình bày tổng hợp về cơ sở lý luận cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài như DVNH, DVPTD, sự cần thiết để phát triển DVPTD. Trong chương này, tác giả còn đưa ra những chỉ tiêu cơ bản đánh giá sự phát triển DVPTD tại BIDV Tiền Giang. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra lý thuyết về mô hình SERVQUAL của parasuraman để làm thước đo đánh giá chất lượng dịch vụ phi tín dụng thông qua sự hài lòng khách hàng. Cuối cùng, đề tài đưa ra những nhân tố ảnh hưởng và những rủi ro có thể xảy ra khi phát triển DVPTD.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TIỀN GIANG 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang.

2.1.1. Vài nét về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang (BIDV Tiền Giang)

BIDV Tiền Giang tọa lạc tại: Số 208A, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

BIDV Tiền Giang là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập từ tháng 5/1977. Ban đầu chỉ là phòng đại diện Ngân hàng Kiến Thiết Tiền Giang đến tháng 5/1979 Bộ Tài chính có quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết Tiền Giang - tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang ngày nay. BIDV Tiền Giang không ngừng hòa mình cùng sự phát triển của toàn hệ thống, nay đã trưởng thành và không ngừng lớn mạnh về tổng tài sản và nguồn vốn. Thành tích BIDV Tiền Giang được Đảng và Nhà nước ghi nhận tiêu biểu như sau: Huân chương lao động hạng II, Bằng khen Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cờ thi đua và Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

BIDV Tiền Giang là một trong bốn Ngân hàng thương mại chủ chốt của tỉnh Tiền Giang, có vốn huy động và dư nợ lớn thứ hai sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tiền Giang (Agribank Tiền Giang).

2.1.2. Địa bàn hoạt động

Trụ sở BIDV Tiền Giang nằm ngay trung tâm Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, xung quanh có nhiều cơ quan đơn vị nhà nước, nhiều doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác cùng hoạt động.

Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với lợi thế nằm ở cửa ngõ giao thương của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp với tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp Biển Đông. Tiền Giang có 8 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phước, Tân Phú Đông); 2 thị xã (Thị xã Gò Công, Thị xã Cai Lậy) và 1 thành phố (Thành phố Mỹ Tho).

Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang là phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, trong đó chủ yếu là buôn bán các sản phẩm của miền Tây Nam Bộ như: lúa gạo, chế biến thủy sản, trái cây các loại,... Do đó có nhiều tiểu thương sản xuất kinh doanh trên địa bàn và nhiều Khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động như KCN Tân Hương, KCN Mỹ Tho, KCN Long Giang,... tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong tỉnh phát triển dịch vụ của mình. Ngoài ra, một trong những chính sách của tỉnh sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh ngân hàng trong thời gian tới là sự hình thành các cực tăng trưởng trọng điểm như: Xây dựng các KCN tập trung ở khu vực Đông Nam huyện Tân Phước, huyện Gò Công, huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy và đầu tư phát triển có hiệu quả các cụm công nghiệp trên địa bàn.[29]

2.1.3. Nguồn vốn huy động và dƣ nợ tín dụng của BIDV Tiền Giang 2.1.3.1. Nguồn vốn huy động:

BIDV Tiền Giang có nguồn vốn đáp ứng tốt và đảm bảo thanh khoản cho nhu cầu rút, gửi, thanh toán của KH trên địa bàn. Vốn huy động của BIDV Tiền Giang không ngừng tăng trưởng qua các năm, tại bảng 2.1 nhận thấy vốn huy động của BIDV Tiền Giang chủ yếu từ KHCN và KHDN. Thị phần huy động vốn của Chi nhánh trong 5 năm qua luôn duy trì thứ 2 trên địa bàn sau Agribank Tiền Giang vì Chi nhánh chưa thể cạnh tranh được mạng lưới rộng khắp của Agribank Tiền Giang [phụ lục 2.1]. Bên cạnh đó, số lượng NHTM tại địa bàn trong thời gian gần đây gia

tăng nên tình hình huy động vốn của Chi nhánh trở nên khó khăn, tốc độ tăng trưởng thị phần có biến động song BIDV Tiền Giang luôn có biện pháp kịp thời để giữ vững và tăng nguồn vốn của mình nhằm khẳng định vị thế cao trên địa bàn, đây là thành quả đáng khích lệ.

Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của BIDV Tiền Giang giai đoạn 2011-2015.

Đơn vị: Tỷ đồng

Các chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013 2014 2015

Tổng nguồn vốn huy động 2.104 3.156 3.913 4.386 5.287 Trong đó:

- Phân theo nguồn huy động

+ Huy động từ các ĐCTC 33 62 92 88 92

+ Huy động từ các KHDN 450 517 587 619 786

+ Huy động từ các KHCN 1.621 2577 3234 3679 4409

Tổng nguồn vốn trên địa bàn 17.245 22.920 25.859 31.590 38.086

Thị phần vốn 12,20% 13,77% 15,13% 13,88% 13,88%

(Nguồn: Báo cáo số liệu hoạt động ngân hàng qua các năm của NHNN tỉnh, BIDV Tiền Giang và xử lý tác giả [21], [24])

Để đảm bảo thị phần vốn như bảng 2.1, là do BIDV Tiền Giang đã triển khai các SPDV huy động vốn đa dạng nhằm đáp ứng được nhu cầu mọi đối tượng KH, bên cạnh đó Chi nhánh đã hợp tác toàn diện với một số doanh nghiệp lớn về huy động vốn kết hợp tín dụng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng khác.

2.1.3.2 Dƣ nợ tín dụng:

Bảng 2.2. Dƣ nợ tín dụng của BIDV Tiền Giang giai đoạn 2011-2015.

Đơn vị: Tỷ đồng Các chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng dư nợ 2.501,5 2.714,5 3.206,92 3.641,61 4.422,96 Trong đó: - Phân theo kỳ hạn

+ Dư nợ cho vay ngắn hạn 2.056,5 2.255,7 2.718,26 3.084,05 3.567,5 + Dư nợ cho vay trung dài hạn 445 458,8 488,66 557,56 855,46 - Theo đối tượng KH

+ Dư nợ của ĐCTC - - - - -

+ Dư nợ của các KHDN 1.770,9 1.898,20 2.119,69 2.285,45 2.591,93 + Dư nợ của các KHCN 730,6 816,3 1.087,23 1.356,16 1.831,03

Tỷ lệ nợ xấu 0,61% 0,32% 0,55% 0,97% 0,83%

Tổng dư nợ trên địa bàn 16.076 16.093 19.608 23.184 28.805

Thị phần tín dụng 15,56% 16,87% 16,35% 15,71% 15,35%

(Nguồn: Báo cáo số liệu hoạt động ngân hàng qua các năm của NHNN tỉnh, BIDV Tiền Giang và xử lý tác giả [21], [24])

Thông qua bảng 2.2, BIDV Tiền Giang không ngừng tăng trưởng tín dụng. Về kỳ hạn: Chi nhánh tập trung dư nợ cho vay ngắn hạn; ở dư nợ trung dài hạn đa phần là các dự án hợp vốn và dư nợ cho vay nhà ở cá nhân. Về đối tượng KH, BIDV Tiền Giang đã đi đúng hướng của Hội sở chính là tăng trưởng KHCN với các sản phẩm cho vay ô tô, cho vay cầm cố, cho vay tín chấp tiêu dùng. Dư nợ KHDN tăng

trưởng thấp một phần do nền kinh tế gặp khó khăn, mặc dù BIDV Tiền Giang đã cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp qua việc triển khai các gói tín dụng ưu tiên trên các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xây dựng, cho vay mua nhà nhưng tín dụng vẫn chưa tăng trưởng rõ rệt. Ngoài ra, một phần do có nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn nên xuất hiện sự cạnh tranh về lãi suất dẫn đến thị phần tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu biến động và có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2011-2015, tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng đây cũng là một điều khó khăn đối với BIDV Tiền Giang.

2.1.4. Nguồn nhân lực

Nhìn vào bảng 2.3 nhận thấy, BIDV Tiền Giang có nguồn nhân lực trẻ, đa phần có trình độ từ Đại học trở lên nên có khả năng tiếp thu nhanh những công nghệ hiện đại, phục vụ tốt cho nhu cầu công việc, góp phần giúp BIDV Tiền Giang giữ vững thương hiệu, uy tín của mình trên địa bàn và hoàn thành tốt kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011-2015 vừa qua. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, việc điều động nhân sự hỗ trợ BIDV Mỹ Tho (MHB củ sáp nhập BIDV) gây ra tình trạng thiếu hụt về nhân sự tại Chi nhánh. Cụ thể, Chi nhánh điều động 1 Phó Giám đốc và 8 nhân viên sang BIDV Mỹ Tho, biệt phái 1 Phó Giám đốc sang BIDV Tân An (MHB Tân An - Long An), tiếp nhận 2 nhân viên từ BIDV Mỹ Tho và tiếp quản 2 Phòng giao dịch từ BIDV Mỹ Tho với tổng số 22 nhân viên, nghỉ việc 1 nhân viên và tuyển dụng 11 nhân viên bổ sung cho Phòng nghiệp vụ. Đến năm 2015 tổng số CBCNV của BIDV Tiền Giang là 155 người. Tuy nhiên thay đổi nhân sự khá nhiều nên ban đầu còn gây khó khăn cho Chi nhánh [22].

Bảng 2.3: Nguồn nhân lực tại BIDV Tiền Giang trong giai đoạn 2011-2015. Đơn vị: Người Năm Tổng số CBCNV Độ tuổi Trong đó: Nữ Trình độ Dưới

30 tuổi Từ 30-50 tuổi Trên 50 tuổi Tiến sĩ Thạc sỹ Đại học Dưới ĐH

2011 117 53 57 7 76 / 6 101 10

2012 125 58 61 6 81 / 8 110 7

2013 127 54 68 5 83 / 19 102 6

2014 125 45 73 7 81 / 24 97 4

2015 155 65 79 10 100 1 18 123 13

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính kết hợp Báo cáo thống kê hoạt động công đoàn hàng năm gửi về NHNN tỉnh [22], [26])

Về công tác điều hành, Ban Lãnh đạo BIDV Tiền Giang luôn tận tình và có tinh thần trách nhiệm cao, luôn quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động, luôn theo sát mọi hoạt động của Chi nhánh từ đó có những chỉ đạo kịp thời để Chi nhánh hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh của mình.

2.1.5. Mạng lƣới hoạt động

* Về mô hình tổ chức: Thông qua phụ lục 2.2, BIDV Tiền Giang hiện nay tách bạch 5 khối giao dịch với 11 phòng và 4 phòng giao dịch.

Trong 04 phòng giao dịch (PGD) hiện tại của BIDV Tiền Giang thì PGD Mỹ Tho và PGD Khu Công nghiệp Mỹ Tho là 2 PGD hoạt động lâu dài của Chi nhánh. Còn PGD Gò Công Tây và PGD Chợ Gạo là 2 PGD vừa tiếp nhận từ BIDV Mỹ Tho (là Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long Chi nhánh Tiền Giang trước khi sáp nhập BIDV) vào cuối tháng 07/2015.

* Các kênh phân phối hoạt động:

Nhìn vào biểu đồ 2.1 và bảng 2.4, nhận thấy số lượng máy ATM tăng lên trong giai đoạn 2011-2015 nhưng không tập trung rộng khắp chỉ chủ yếu là tại Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành. Còn máy POS tăng giảm biến động do trong giai đoạn đầu phát triển nên hiệu quả chưa cao.

Biểu đồ 2.1. Số lƣợng máy ATM và máy POS của BIDV Tiền Giang giai đoạn 2011-2015. Đơn vị: máy

(Nguồn: Báo cáo số liệu hoạt động ngân hàng qua các năm của Phòng Tổng hợp và kiểm soát nội bộ NHNN tỉnh [21])

Bảng 2.4. Mạng lƣới máy ATM và phòng giao dịch đến ngày 31/12/2015:

Đơn vị: Phòng/máy

Địa bàn Số Phòng giao dịch Số máy ATM 1. Thành phố Mỹ Tho 2 13 2. Thị xã Cai Lậy 3. Thị xã Gò Công 4. Châu Thành 8 5. Chợ Gạo 1 1 6. Cai Lậy 7. Cái Bè 8. Gò Công Đông 9. Gò Công Tây 1 1 10. Tân Phước 11. Tân Phú Đông Tổng cộng 4 23

(Nguồn: Danh sách theo dõi số lượng máy ATM trên địa bàn của Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN tỉnh và xử lý tác giả [23])

0 5 10 15 20 25 30 2011 2012 2013 2014 2015 13 15 20 20 23 3 3 26 26 22

2.1.6. Công nghệ ngân hàng

BIDV Tiền Giang kế thừa hệ thống công nghệ ngân hàng của Hội sở chính. BIDV luôn nhận thức được công nghệ ngân hàng chính là nền tảng cho hoạt động của ngân hàng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và sức cạnh tranh trên thương trường. BIDV có hệ thống core-banking rất lớn, đứng đầu trong công nghệ ngân hàng, là ngân hàng tiên phong và triển khai mạnh mẽ trong việc áp dụng công nghệ vào trong lĩnh vực ngân hàng.

2.1.7. Đối thủ cạnh tranh:

Có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, BIDV luôn định hướng và phân tích đối thủ cạnh tranh của mình từ đó đưa ra một số chính sách, những SPDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 45)