8. Kết cấu của luận văn x
2.2.1.2. Dịch vụ ngân quỹ
BIDV Tiền Giang luôn chú trọng vấn đề đảm bảo an toàn kho quỹ, an ninh tiền tệ, luôn tuân thủ các quy định của pháp luật, hạn chế tối đa rủi ro trong công tác như: kiểm đếm thu tiền từ KH, giao nhận từ các giao dịch nội bộ, thu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoặc các tổ chức tín dụng khác, tiếp quỹ ATM, đóng bó tiền,... Phòng quản lý dịch vụ kho quỹ của BIDV Tiền Giang luôn được trang bị đầy đủ các máy móc, trang thiết bị hiện đại như: xe chở tiền, công cụ phòng chống cháy nổ, máy đếm tiền, máy soi tiền, kính lúp,... để công tác kho quỹ được an toàn tuyệt đối, nhận biết ngay tiền thật tiền giả và các rủi ro khác có thể làm ảnh hưởng đến người và tài sản của ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra, thực hiện quy chế 2480/QC ngày 28/10/2008 giữa NHNN tỉnh Tiền Giang và Công an tỉnh về công tác phối hợp đấu tranh phòng chống tiền giả, trong đợt sơ kết 3 năm thực hiện, BIDV Tiền Giang đã phát hiện thu giữ và nộp NHNN tỉnh 475 tờ tiền các mệnh giá và đã được Công an tỉnh và NHNN tỉnh Tiền Giang khen thưởng [17].
Biểu đồ 2.4. Thu nhập ròng từ dịch vụ ngân quỹ giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV Tiền Giang [24])
0 50 100 150 200 250 300 350 2011 2012 2013 2014 2015 105 122 309 289 279
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2011 2012 2013 2014 2015 5193 5695 8889 11604 12206 2742 3420 3992 5143 5312
Thu nhập ròng từ dịch vụ bảo lãnh Thu nhập ròng từ Tài trợ thương mại
Tuy nhiên qua biểu đồ 2.4 cho thấy, thu nhập từ hoạt động ngân quỹ không cao và biến động. Cụ thể giai đoạn 2011-2013 thu nhập ròng tăng và tăng vọt nhất ở năm 2013, sau đó giai đoạn 2013-2015 có xu hướng giảm. Sự biến động này là do phí thu từ dịch vụ ngân quỹ thường rất thấp thậm chí có thể miễn để thu hút KH sử dụng các dịch vụ khác.
2.2.1.3. Dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thƣơng mại:
BIDV Tiền Giang nhờ lợi thế của tỉnh và vị trí thuận lợi của Chi nhánh đã không ngừng tập trung phát triển thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại.
Biểu đồ 2.5. Thu nhập ròng từ dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thƣơng mại giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV Tiền Giang [24])
Qua biểu đồ 2.5 nhận thấy thu nhập của BIDV Tiền Giang từ dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại tăng trưởng qua các năm. Nguyên nhân là do: Trong số KHDN của BIDV Tiền Giang, ngành xây dựng là ngành có số lượng KH chiếm tỷ trọng cao sau ngành buôn bán, đây là nhóm KH có tiềm năng phát triển dịch vụ bảo lãnh. Còn nhóm KH thứ hai là các KHDN ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và chế biến thức ăn thủy hải sản có doanh số xuất nhập khẩu cao trên địa bàn
là đối tượng phát triển tài trợ thương mại. Bên cạnh đó, BIDV Tiền Giang còn tập trung không ngừng phát triển các nhóm KH này nhằm tăng nguồn thu cho nhiều SPDV khác trong thời gian tới.
2.2.1.4. Dịch vụ thẻ và POS:
Là dịch vụ mà BIDV Tiền Giang mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây, có thể nói đây là một thị trường rất tiềm năng và có khả năng phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Dịch vụ thẻ với các ưu điểm vượt trội như thời gian thanh toán nhanh, phạm vi thanh toán rộng, khá an toàn, hiệu quả và phù hợp với xu thế hội nhập và Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Thẻ đã trở thành công cụ thanh toán hiện đại và phổ biến. BIDV Tiền Giang sớm xác định phát triển dịch vụ thẻ là mở rộng thị trường đến đối tượng người dân trong xã hội, tạo nguồn vốn huy động từ tài khoản mở thẻ, góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, nâng cao hình ảnh của ngân hàng, đưa thương hiệu BIDV Tiền Giang đến người dân nhanh nhất, dễ dàng nhất. BIDV Tiền Giang hiện đang cung cấp các loại thẻ như: thẻ tín dụng (BIDV MasterCard Platinum, BIDV Visa Gold Precious, BIDV Visa Manchester United, BIDV Visa Classic), thẻ ghi nợ quốc tế (Thẻ BIDV Ready, Thẻ BIDV Manu Debit), thẻ ghi nợ nội địa (Thẻ BIDV Harmony, thẻ BIDV eTrans, thẻ BIDV Moving, Thẻ đồng thương hiệu BIDV-Lingo, Thẻ đồng thương hiệu BIDV-Co.opmart) các loại thẻ này có thể được thanh toán qua POS/EDC hoặc trên hệ thống ATM. Bên cạnh đó với thẻ ghi nợ, KH không chỉ rút tiền qua máy ATM mà còn thực hiện các tiện ích như nạp tiền di động, thanh toán trực tuyến, chuyển tiền,... thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử.
Nhằm thu hút KH dịch vụ thẻ, BIDV Tiền Giang không ngừng tăng cường lắp đặt máy ATM. Tính đến thời điểm 31/12/2015, BIDV Tiền Giang có 23 máy ATM kết hợp với 7 máy ATM cùng hệ thống của BIDV Mỹ Tho nên số lượng máy ATM khá nhiều đặc biệt ở trung tâm Thành phố Mỹ Tho, nhưng vẫn chưa có mặt đầy đủ ở các huyện thị. Các dịch vụ cơ bản trên ATM như rút tiền, vấn tin số dư, in sao kê rút gọn,... ATM BIDV chấp nhận các loại thẻ của các ngân hàng trong hệ thống
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2011 2012 2013 2014 2015 687 1023 1547 2267 3104 Thu nhập ròng từ dịch vụ thẻ
Banknetvn và Smartlink, thẻ mang thương hiệu của các tổ chức thẻ quốc tế Union Pay (CUP), VISA, MasterCard và thẻ của các ngân hàng thuộc mạng thanh toán Châu Á (Asian Payment Network). Từ đây, chủ thẻ có thể thực hiện thanh toán hóa đơn cho bản thân hoặc cho người khác trên ATM, bằng thao tác đơn giản là nhập số thuê bao hoặc mã khách hàng, mã đặt chỗ mà các nhà cung cấp dịch vụ thông báo và thực hiện thanh toán hóa đơn.
Biểu đồ 2.6. Thu nhập ròng từ dịch vụ thẻ giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV Tiền Giang [24])
Qua biểu đồ 2.6, cho thấy thu nhập từ dịch vụ thẻ của BIDV Tiền Giang không ngừng tăng trưởng do Chi nhánh chú trọng phát triển ở các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, là nguồn KH cho các sản phẩm chi lương, ATM, BSMS. Trong đó, cụ thể có các công ty như Freeview, Quảng Việt, Đại Thành, là những doanh nghiệp có số lượng mở thẻ lớn tại Chi nhánh, góp phần tăng phí dịch vụ thẻ [25].
Bảng 2.6. Số lƣợng máy ATM và máy POS năm 2015 của một số ngân hàng tại địa bàn Tiền Giang.
Đơn vị: Máy
STT Tên ngân hàng Số máy
ATM
Số lƣợng thẻ
ATM luỹ kế Máy POS
1 BIDV Tiền Giang 23 97.095 22
2 BIDV Mỹ Tho 7 21.325 0
3 Agribank Tiền Giang 29 115.743 77
4 Viettinbank Tiền Giang 16 100.052 54
5 Đông Á Tiền Giang 26 97.536 11
6 Sacombank Tiền Giang 24 88.513 27
7 Vietcombank Tiền Giang 15 61.607 96
8 Vietinbank- CN Tây
Tiền Giang 6 46.042 38
(Nguồn: Báo cáo số liệu hoạt động ngân hàng năm 2015 của Phòng Tổng hợp và kiểm soát nội bộ NHNN tỉnh [21])
Thông qua bảng 2.6, tác giả nhận thấy số máy ATM của BIDV Tiền Giang chưa nhiều, đứng thứ tư sau Agribank Tiền Giang, Đông Á Tiền Giang, Sacombank Tiền Giang. Số lượng máy POS của BIDV Tiền Giang rất ít, chỉ hơn Đông Á Tiền Giang và BIDV Mỹ Tho trong bước đầu sáp nhập hệ thống BIDV. Bên cạnh đó, BIDV Tiền Giang có số lượng thẻ tăng cao qua các năm (bảng 2.7) nhưng số lượng thẻ phát hành lũy kế đến ngày 31/12/2015 vẫn còn tương đối thấp so với Agribank, Vietcombank, Đông Á (bảng 2.6).
Bảng 2.7. Số lƣợng thẻ ATM lũy kế, số máy POS và doanh số máy POS giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Máy, triệu đồng
Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015
Số thẻ ATM
lũy kế 37.576 47.229 59.907 80.242 97.095
Số máy POS 3 3 26 26 22
Doanh số POS - - 2.681,63 11.119,45 16.168,48
(Nguồn: Báo cáo số liệu hoạt động ngân hàng của Phòng Tổng hợp và kiểm soát nội bộ NHNN tỉnh [21])
Về dịch vụ thanh toán thẻ qua POS/EDC, BIDV Tiền Giang thực hiện tốt theo kế hoạch số 72/KH-TGI ngày 10/6/2011 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tiền Giang về triển khai kết nối liên thông POS trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Thông qua bảng 2.7 nhận thấy, trong giai đoạn bắt đầu triển khai số máy POS rất ít và doanh số thanh toán qua máy POS dường như không phát sinh, sang năm 2013 thì số máy và doanh số bắt đầu có sự tăng trưởng vượt nổi bật. Tuy nhiên đến năm 2015 số lượng máy POS có giảm nhưng doanh số máy POS vẫn tăng, nguyên nhân là do một số điểm chấp nhận thẻ không đạt hiệu quả lại phải chịu khoản phí sử dụng máy POS nên yêu cầu Chi nhánh ngưng hoạt động.
2.2.1.5. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và phái sinh
BIDV được Asia Money trao tặng “Ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” lần thứ 3 liên tiếp [30]. Tại BIDV Tiền Giang, kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu giao ngay, kỳ hạn, tương lai và quyền chọn của KH, phần lớn tập trung vào các KHDN xuất nhập khẩu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy hải sản,...
Biểu đồ 2.7. Thu nhập ròng từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và phái sinh giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV Tiền Giang [24])
Thời gian qua, giá vàng giảm, tình trạng chênh lệch tỷ giá mua bán ngoại tệ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cả cho ngân hàng. Vì vậy, trong giai đoạn năm 2011 - 2015, ở biểu đồ 2.7, nhận thấy thu nhập của BIDV Tiền Giang về kinh doanh ngoại tệ và phái sinh có hướng giảm và năm 2015 đã quay đầu tăng trở lại do NHNN đã áp dụng tỷ giá linh hoạt.
2.2.1.6. Dịch vụ ngân hàng điện tử (IBMB):
Là dịch vụ mà ngân hàng (NH) áp dụng công nghệ hiện đại để phục vụ nhu cầu tức thời mọi lúc mọi nơi của KH, bao gồm: BIDV Online; BIDV Business Online; BIDV Mobile; BIDV Bankplus; BSMS. Đây là các dịch vụ hỗ trợ mang lại nhiều tiện ích và thoải mái cho KH vì không như dịch vụ truyền thống KH có thể thực hiện một số giao dịch mà không cần đến trực tiếp NH như: vấn tin số dư, chuyển tiền nội bộ BIDV, thanh toán các hóa đơn,....
0 1000 2000 3000 4000 5000 2011 2012 2013 2014 2015 4639 3243 2466 2101 2778
BIDV Online: Là dịch vụ ngân hàng trực tuyến của BIDV giúp cho KHCN quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch NH thông qua internet mà không cần phải tới quầy giao dịch. Với dịch vụ này KH có thể chuyển khoản trong và ngoài hệ thống BIDV, tư vấn thông tin và chi tiết giao dịch của các tài khoản, thanh toán hóa đơn bảo hiểm, thanh toán vé máy bay, thu hộ học phí, nạp tiền điện thoại, ví điện tử VnMart,...
BIDV Business Online: Là dịch vụ ngân hàng trực tuyến dành cho KHDN.
BIDV Mobile: Là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động cho phép KH thực hiện các giao dịch NH (vấn tin, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn) một các an toàn chính xác, tiết kiệm thời gian đến quầy giao dịch. KH có thể dễ dàng cài đặt trên các dòng điện thoại hỗ trợ Java và các hệ điều hành thông dụng hiện nay: IOS, Window Mobile, Symbian,... sử dụng đồng thời hai kênh kết nói SMS và GPRS, tương thích với tất cả các mạng viễn thông tại Việt Nam. Ngoài ra, KH có thể tra cứu các thông tin liên quan đến NH như: địa chỉ chi nhánh, ATM, POS, tỷ giá, lãi suất, các địa chỉ làm việc ngoài giờ và nhiều thông tin hữu ích khác.
BSMS: Là dịch vụ gửi nhận tin nhắn qua điện thoại di động, cho phép KH chủ động vấn tin hoặc nhận các tin nhắn tự động liên quan đến tài khoản của KH và thông tin ngân hàng từ BIDV theo nội dung KH đăng ký.
BIDV Bankplus: Là dịch vụ BIDV hợp tác với Viettel cho phép KH sử dụng thuê bao Viettel thực hiện các giao dịch NH ngay trên điện thoại di động một cách nhanh chóng, an toàn, chính xác. Dịch vụ không phụ thuộc vào máy điện thoại và dễ dàng đăng ký sử dụng, KH có thể tra cứu số dư, lịch sử giao dịch, chuyển tiền trong hệ thống BIDV, thanh toán cước điện thoại, hóa đơn tiền điện EVN TP HCM.
Tuy nhiên tại BIDV Tiền Giang, dịch vụ ngân hàng điện tử chưa thực sự phát huy hết tác dụng, số lượng KH tham gia vào dịch vụ ngân hàng điện tử có gia tăng tuy nhiên vẫn còn rất thấp. Tính đến ngày 31/7/2015, ở bảng 2.8, BIDV Tiền Giang có:
Bảng 2.8. Số lƣợng thuê bao tham gia dịch vụ ngân hàng điện tử đến tháng 07/2015
Đơn vị: Thuê bao
TT Chỉ tiêu Số lƣợng
1 Số lượng thuê bao Business Online 19
2 Số lượng thuê bao BSMS phát hành mới 4.997
3 Số lượng thuê bao IBMB phát hành mới 146
Nguồn: Đề cương xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn của BIDV Tiền Giang [25]
Thu nhập từ dịch vụ này là nhờ các khoản phí NH thu từ KH khi sử dụng, phụ lục 2.3. Thế nhưng, xem biểu đồ 2.8, trong giai đoạn 2011-2015, thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử rất thấp thậm chí không hiệu quả do BIDV Tiền Giang đang trong giai đoạn đầu tư chi phí dịch vụ cộng thêm trình độ và nhu cầu sử dụng của KH tại địa bàn chưa cao, phần đông còn ngại công nghệ hiện đại nên dẫn đến việc NH thu phí chưa đủ để hòa vốn.
Biểu đồ 2.8. Thu nhập ròng từ dịch vụ IBMB giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV Tiền Giang [24])
0 0 11 -25 35 -50 0 50 2011 2012 2013 2014 2015 Thu nhập ròng từ IBMB
2.2.1.7. Dịch vụ khác:
Bảng 2.9. Thu nhập ròng từ các dịch vụ khác giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Triệu đồng Thu nhập ròng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Wertern Union 105 160 298 275 127 Dịch vụ bảo hiểm 64 73 41 4 52 Dịch vụ khác 42 678 1.023 1.170 1.904
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV Tiền Giang [24])
Thông qua bảng 2.9, cho thấy bên cạnh những SPDV nói trên, BIDV Tiền Giang còn triển khai nhiều SPDV khác mà thu nhập của chúng đóng góp một phần cho kết quả hoạt động DVPTD của Chi nhánh, tiêu biểu như:
- Dịch vụ Western Union: Là dịch vụ cho phép KH gửi tiền và nhận tiền nhanh chóng thông qua mạng lưới các điểm giao dịch có treo biển hiệu Western Union. Người nhận không cần có tài khoản ngân hàng, chỉ cần sử dụng giấy tờ tùy thân và mã số chuyển được cung cấp để nhận tiền tại các điểm giao dịch của BIDV trên toàn quốc. Tuy nhiên, thu nhập của dịch vụ Western Union là không ổn định nó phụ thuộc nhiều vào nhu cầu chuyển tiền của KH.
- Hoa hồng bảo hiểm: Là dịch vụ BIDV hỗ trợ các KH thanh toán phí bảo hiểm, và BIDV sẽ nhận được khoản tiền hoa hồng bảo hiểm.
- Dịch vụ khác như: Dịch vụ tư vấn, dịch vụ ủy thác, dịch vụ điện tử khác,....
2.2.2 Thị phần và số lƣợng khách hàng về dịch vụ của BIDV Tiền Giang trên địa bàn.
2.2.2.1. Thị phần về dịch vụ:
Thông qua phụ lục 2.4 cho thấy, BIDV Tiền Giang có thu nhập dịch vụ ròng cao nhất địa bàn. Bên cạnh đó, mảng dịch vụ tại địa bàn tỉnh Tiền Giang chưa được