Sự thiếu chặt chẽ, hợp lý trong quy chế hoạt động hoặc quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 26 - 28)

vụ cho vay của ngân hàng

Đây là một trong số các tiền đề để khách hàng lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của Ngân hàng. Hoạt động ngân hàng luôn luôn thay đổi và phát triển nên yêu cầu về cải tiến, bổ sung và chỉnh lý quy định và quy trình hoạt động là nhu cầu cấp

thiết. Ngân hàng thiếu một chính sách cho vay rõ ràng, phù hợp với đặc điểm thực trạng nền kinh tế có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng về nợ xấu. Thực tế cho thấy, sự hoạt động của một Ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất, hợp lý, có hiệu quả nhiều hơn là dựa trên cơ sở kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhân điều hành. Một chính sách cho vay không đồng bộ, thống nhất, đầy đủ dẫn tới việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho Ngân hàng.

Mặt khác, sự chậm trễ trong việc sửa đổi các quy định tín dụng chưa hoặc không còn phù hợp điều kiện hiện tại cũng làm cho Ngân hàng vấp phải khó khăn khi xử lý tài sản bảo đảm cho các khoản vay. Chẳng hạn như, các NHTM Việt Nam thời gian qua đã quá chú trọng vào tài sản bảo đảm là bất động sản, trong khi thị trường bất động sản ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn hình thành. Việc định giá bất động sản dễ dãi, vượt quá giá chuyển nhượng trên thị trường, không phòng ngừa rủi ro thị trường bất động sản đóng băng, không lường trước những rủi ro pháp lý liên quan đến bất động sản khi phải xử lý. Hậu quả là việc xử lý dây dưa, tốn kém gây rất nhiều tổn thất cho ngân hàng.

Để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần, nhiều NHTM bỏ qua các quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, lẩn tránh hàng rào kiểm soát, thông tin sai lệch....nên gặp phải rủi ro. Mặc dù, đây được coi là biện pháp liều lĩnh trong kinh doanh, song không ít NHTM vẫn sử dụng giải pháp này do tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong hoạt động Ngân hàng.

Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong việc tăng lãi suất huy động vốn dẫn đến việc tăng lãi suất cho vay có thể khiến cho các doanh nghiệp vay vốn lâm vào tình trạng khó khăn trong kinh doanh, mất khả năng hoàn trả vốn. Nguyên nhân này có thể làm phát sinh nợ xấu trong toàn bộ nền kinh tế và hậu quả là sự đổ vỡ của các TCTD. Thực tế đó đã từng diễn ra ở Việt Nam trong những thập kỷ 80-90 của thế kỷ XX khi xẩy ra sự tăng vọt của lãi suất vay vốn của các NHTM và Quỹ tín dụng nhân dân. Hậu quả là sự sụp đổ của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân và sự

khủng hoẳng nặng nề của hệ thống NHTM khi gánh nặng nợ xấu vượt ra ngoài khả năng kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)