Theo số liệu của Báo cáo tài chính của VAB, từ năm 2009 đến năm 2012, nợ xấu của VAB có xu hướng tăng nhanh. Đặc biệt, từ năm 2011, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút…Điều này đã làm cho tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể. Trong năm 2012, dư nợ tín dụng của VAB chỉ tăng 11,33% nhưng nợ xấu lại tăng tới 102,3%.
Bảng 2.5: Dƣ nợ xấu của VAB giai đoạn từ năm 2009 – 2012
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng/giảm (%) 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Tổng nợ xấu 158 335 296 598,8 111,96 -11,56 102,30 Tổng dư nợ 12.049 13.290 11.578 12.890 10,30 -12,88 11,33 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 1,31 2,52 2,56 4,65
Nguồn: Tổng hợp sao kê dư nợ của VAB từ năm 2009 – 2012 [6]
Biểu 2.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ từ năm 2009 - 2012
Nguồn: Tổng hợp sao kê dư nợ của VAB từ năm 2009 – 2012 [6]
Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng, giảm qua các năm, cụ thể:
Trong năm 2009, tổng nợ xấu là 158 tỷ đồng, chiếm 1,31%/tổng dư nợ; nợ xấu phát sinh năm 2010 là 335 tỷ đồng, tăng 177 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 111,96%. Mặc dù, tổng dư nợ năm 2010 tăng 10,3% so với năm 2009 nhưng do tốc độ nợ xấu năm 2010 tăng nhiều hơn tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng năm 2009, đã làm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2010 tăng gần gấp đôi so với năm 2009.
Năm 2011, tổng nợ xấu là 296 tỷ đồng giảm 39 tỷ đồng so với năm 2010 (chiếm tỷ lệ 2,56%/tổng dư nợ). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2011 lại tăng so với năm 2010, do tốc độ giảm của dư nợ nhiều hơn tốc độ giảm của nợ xấu. Nguyên nhân, trong năm 2011, tình hình kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn kéo theo đó là thị trường tài chính ngân hàng bắt đầu có những dấu hiệu khó khăn xuất hiện. Điển hình là việc các ngân hàng có dấu hiệu thâm hụt nguồn vốn, ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Vì vậy, để cân bằng tính thanh khoản, ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động lên cao, và để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường vốn huy động vốn, một số ngân hàng nhỏ đã đẩy mức lãi suất huy động lên từ 15% - 20%. Khi chi phí huy động vốn tăng cao đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay tăng một cách chóng mặt (lãi suất phổ biến từ 22% -25%) nhằm bù đắp chi phí dẫn đến kế hoạch trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng lớn nghiêm trọng.
Những khó khăn của năm 2011 vẫn tiếp tục kéo dài sang năm 2012. Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của hệ thống thị trường tài chính Ngân hàng tại Việt Nam khi tỷ lệ nợ xấu tăng vọt trong khi tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong một thập kỷ qua. Tỷ lệ nợ xấu có tài sản đảm bảo cao nhưng khả năng phát mãi tài sản thấp do sự đóng băng của thị trường bất động sản cũng như sự đình trệ của nền kinh tế;
Trong năm 2012, ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo,... thì bức tranh bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là màu xám. Đó là giá vàng tăng giảm không kiểm soát được, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên sàn, các lãnh đạo chủ chốt của nhiều ngân hàng rơi vào vòng lao lý, nhân viên nhiều ngân hàng mất việc, cắt giảm lương, thưởng, thậm chí không có thưởng Tết,…
Chính sự khó khăn chung trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng Việt Á trong năm 2012. Vì vậy, nợ xấu tăng cao về cả số lượng cũng như tỷ lệ/tổng dư nợ. Năm 2012, tổng nợ xấu của ngân hàng là 598 tỷ đồng, tăng 302,8 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 102,3%, đây quả thật là một con số đáng
báo động và cần có những biện pháp tích cực và hiệu quả để xử lý nợ xấu một cách nhanh chóng.
- Phân tích nợ xấu theo phân nhóm nợ
Bảng 2.6: Dƣ nợ xấu phân theo nhóm nợ giai đoạn từ năm 2009 – 2012
Đơn vị tính: tỷ VNĐ.
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng/giảm (%) 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011
Nhóm 3 22 50 90,5 103,8 127,84 80,71 14,70
Nhóm 4 39 93 90,6 266 136,36 -2,47 193,60
Nhóm 5 97 192 114,9 229 98,29 -40,07 99,30
Tổng nợ xấu 158 335 296 598,8 111,96 -11,56 102,30
Nguồn: Tổng hợp sao kê dư nợ của VAB từ năm 2099 – 2012 [6]
Biểu 2.5: Dƣ nợ xấu phân theo nhóm nợ giai đoạn từ năm 2009 – 2012
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Nợ quá hạn nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn
Năm 2009, nợ nhóm 3 là 22 tỷ đồng; năm 2010, nợ nhóm 3 tăng 28 tỷ đồng so với năm 2009 và đạt giá trị là 50 tỷ đồng. Bước sang năm 2011, nợ nhóm 3 là 90,5 tỷ đồng tăng 80,7% so với năm 2010. Năm 2012, nợ nhóm 3 tiếp tục tăng với giá trị là 103,8 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2011.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ nhóm 3/tổng nợ xấu tuy có giảm nhưng về giá trị tuyệt đối thì nợ nhóm 3 tăng qua từng năm. Sở dĩ, tỷ lệ nợ xấu nhóm 3/tổng nợ xấu có giảm qua các năm nhưng không phải giảm do được xử lý thu nợ mà chủ yếu là do ngân hàng chưa xử lý được nên đã chuyển nhóm nợ từ nhóm 3 lên nhóm nợ cao hơn (nhóm 4, nhóm 5). Giai đoạn này, là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói riêng. Chính bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình trạng nợ quá hạn tăng cao trong hệ thống ngân hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới Ngân hàng TMCP Việt Á.
Những khoản nợ nhóm 3 là những khoản nợ dưới tiêu chuẩn, việc những khoản này nếu không kiểm soát được sẽ rất dễ dẫn đến chuyển qua nhóm nợ xấu hơn. Đây là biểu hiện xấu của Ngân hàng cần có phương pháp khắc phục ngay.
Nợ quá hạn nhóm 4 – Nợ nghi ngờ mất vốn
Cũng như tình hình nợ nhóm 3, tình hình nợ nhóm 4 của cũng tăng cao trong giai đoạn từ năm 2009 - 2012. Cụ thể, trong năm 2009, nợ nhóm 4 là 39 tỷ đồng; Năm 2010, nợ nhóm 4 là 93 tỷ đồng tăng 136,3% so với năm 2009. Nợ nhóm 4 trong năm 2011 là 90,5 tỷ đồng, tuy có giảm so với năm 2010 nhưng giá trị giảm không đáng kể.
Cuối năm 2012, nợ nhóm 4 là 266 tỷ đồng, tăng đột biến so với năm 2011 với mức tăng là 193,4%, một con số báo động của ngân hàng trong việc xử lý nợ nhóm 4.
Nợ quá hạn nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn
Trong các nhóm nợ xấu tại VAB thì nợ nhóm 5 luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu. Cụ thể, năm 2009, nợ nhóm 5 là 96,6 tỷ đồng; năm 2010, nợ nhóm 5 là 192 tỷ đồng, tăng 95 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 98,29% . Sang năm
2011, nợ nhóm 5 là 114,9 tỷ đồng, giảm 40% so với năm 2010, có được như vậy là do VAB đã xử lý được một số khoản nợ xấu. Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, bên cạnh những khoản nợ xấu còn tồn đọng chưa xử lý được thì nợ xấu nhóm 5 tiếp tục tăng thêm 114 tỷ đồng so với năm 2011, đạt giá trị là 229 tỷ đồng.
Sở dĩ trong năm 2012, nợ xấu nhóm 5 tăng cao là do sự biến động liên tục nhân sự trong ban điều hành của VAB. Chính sự không ổn định được nhân sự trong ban điều hành, đặc biệt là nhân sự phụ trách xử lý nợ nên đã không thống nhất được các chính sách trong công tác xử lý nợ. Bên cạnh đó, có những khoản nợ vay lớn từ trước năm 2009, do các nhân sự cũ cố ý cho vay không đúng quy trình quy chế đã kéo dài từ năm 2009 – 2012 mà không có hướng xử lý. Những khoản nợ xấu này hầu hết tài sản đảm bảo không còn đủ để trả nợ, hoặc những khoản là giấy tờ giả, những khoản nợ mang tính chất kiện tụng phức tạp…khiến cho việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Tuy gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng những cán bộ này vẫn được VAB giải quyết cho thôi việc và hiện vẫn đang công tác tại một số ngân hàng khác.
- Phân tích nợ xấu theo thời hạn cho vay:
Bảng 2.7: Dƣ nợ xấu theo thời hạn cho vay từ năm 2009 – 2012
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 Ngắn hạn 50.6 130.8 156.8 405.8 Trung dài hạn 107.4 204.2 132.2 193.0 Tổng nợ xấu 158.0 335.0 296.0 598.9
Nguồn: Tổng hợp sao kê dư nợ của VAB từ năm 2009 – 2012 [6]
Đối với nợ xấu ngắn hạn:
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn tăng cao qua các năm, cụ thể: Năm 2009, tổng nợ xấu ngắn hạn là 50,6 tỷ đồng; năm 2010 nợ xấu ngắn hạn là 130,8 tỷ đồng, tăng 80,2 tỷ đồng so với năm 2009. Bước sang năm 2011, nợ xấu
ngắn hạn là 156,8 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng so với năm 2010. Đặc biệt là trong năm 2012, nợ xấu ngắn hạn là 405,8 tỷ đồng, tăng cao 249 tỷ đồng so với năm 2011.
Giai đoạn cuối năm 2011 đến năm 2012, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu bất ổn làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng. Các khoản nợ ngắn hạn tại VAB đều phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh. Khi thị trường không ổn định, ngành thương mại và dịch vụ, công nghiệp sản xuất,... có rất nhiều biến động nhất là biến động về giá cả tăng giảm thất thường, trong khi hàng hóa tiêu thụ rất chậm làm cho các khách hàng gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ. Ngoài ra, công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay của cán bộ tín dụng không được thực hiện thường xuyên nên khách hàng sử dụng số tiền vay vào mục đích khác, cố ý kéo dài thời gian trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, vào cuối năm 2011, VAB thực hiện chủ trương kiểm soát việc giải ngân, giảm hạn mức phê duyệt tín dụng của các chi nhánh, theo đó tất cả các khoản vay ngắn hạn đến hạn nếu không thỏa các điều kiện của VAB thì sẽ không được tái cấp tín dụng lại. Đây là nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng rất cao về chất lượng cũng như số lượng khách hàng.
Việc cuối năm 2012, nợ xấu ngắn hạn tăng cao là do từ nữa cuối năm 2011 đến năm 2012, nền kinh tế bắt đầu có sự bất ổn làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng. Chính sự khủng hoảng nền kinh tế trong nước kéo dài qua các năm từ 2010 đến 2012, làm cho giá cả tăng giảm thất thường, hàng hóa tiêu thụ rất chậm dẫn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ. Ngoài ra, công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay của cán bộ tín dụng không được thực hiện một cách thường xuyên nên khách hàng sử dụng số tiền vay vào mục đích khác, cố ý kéo dài thời gian trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, đã làm cho các khoản nợ xấu ngắn hạn tăng dần qua các năm.
Đối với nợ xấu trung dài hạn:
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, thị trường nhà đất tăng với tốc độ chóng mặt. Nhà đầu tư nhà đất chủ yếu là đầu cơ mua đi bán lại để hưởng chênh lệch. Các khoản vay của các khách hàng tại VAB cũng không nằm trường hợp này.
Thời điểm cuối năm 2011 đến năm 2012, khi thị trường bất động sản đóng băng, nhu cầu mua bán nhà đất hầu như không giao dịch được, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch trả nợ của khách hàng. Chính vì vậy, bên cạnh những khoản nợ xấu trung dài hạn còn tồn đọng từ trước chưa xử lý được kéo dài đến năm 2012, cộng thêm các khoản nợ xấu phát sinh mới đã làm cho tổng nợ xấu trung dài hạn năm 2012 là 193 tỷ đồng, tăng 60,8 tỷ đồng so với năm 2011.