Nguyên nhân từ Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 54 - 57)

Tình hình nợ xấu như hiện nay một phần phải kể đến việc cho vay chưa tuân thủ đúng quy trình tín dụng, còn nặng về chạy theo tăng trưởng tín dụng do Hội sở chính giao và coi đây là một chỉ tiêu thi đua đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của các đơn vị. Để đạt chỉ tiêu, các chi nhánh tìm mọi cách tăng trưởng tín dụng nên đã buông lỏng các điều kiện tín dụng, làm tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, chưa chú trọng đến chất lượng khách hàng và chất lượng tài sản đảm bảo. Việc phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng chưa được thực hiện triệt để, chưa xuất phát từ mục tiêu an toàn, hiệu quả, nên đã đầu tư cho vay các dự án, các đơn vị hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và không đủ điều kiện cho vay.

Công tác quản lý việc sử dụng vốn của khách hàng sau khi được cấp tín dụng không được thực hiện một cách chặt chẽ và thường xuyên. Vì vậy, tình trạng một số cá nhân, doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đầu tư vào những lĩnh

vực rủi ro cao, dẫn đến thua lỗ và mất khả năng chi trả. Đây là nguyên nhân chính làm cho nợ xấu tăng nhanh trong thời gian qua.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được tổ chức chặt chẽ, năng lực đội ngủ cán bộ kiểm soát còn yếu và thiếu kinh nghiệm nên không kiểm soát và phát hiện được hết những rủi ro tiềm ẩn của các khoản vay tại các đơn vị. Bên cạnh đó, việc chấn chỉnh và khắc phục sai phạm sau khi thanh tra, kiểm tra còn chậm, chưa kịp thời và chưa chủ động.

Chủ trương cấp tín dụng vẫn còn theo kiểu truyền thống chú trọng quá nhiều vào tài sản đảm bảo là bất động sản nhà đất trong khi thị trường bất động sản Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn hình thành, diễn biến giá cả thất thường, chưa được ổn định. Việc định giá bất động sản đương nhiên sẽ không chính xác, quá cao so với giá trị thực tế, trong khi trên thị trường rất khó chuyển nhượng. Ngoài ra, trường hợp hồ sơ pháp lý liên quan không rõ ràng hay thị trường bất động sản đóng băng thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn trong quá trình xử lý tài sản để thu nợ.

Công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng trực tiếp giải quyết hồ sơ cũng như cán bộ tái thẩm định quá sơ xài, thiếu hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, tình hình biến động giá cả của thị trường. Ngoài ra, việc đánh giá phân loại khách hàng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng chưa được thực hiện thường xuyên và quan tâm đầy đủ đối với các khách hàng vay vốn trước đây dẫn đến xảy ro rủi ro quá hạn cho Ngân hàng.

Đối với các khoản nợ của khách hàng đã quá hạn thanh toán. Ngân hàng chỉ dựa vào các hồ sơ chứng từ do khách hàng cung cấp để thực hiện cơ cấu gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng mà không tiến hành các thủ tục kiểm tra, đánh giá lại tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng theo đúng quy định. Việc VAB thực hiện cơ cấu nợ gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ ngoài mục đích vừa kéo dài thời gian trả nợ cho khách hàng, vừa nhằm mục đích làm đẹp sổ sách báo cáo Ngân hàng Nhà nước hoặc để khỏi phải trích lập dự phòng rủi ro, nâng cao thành tích hoạt động kinh doanh.

Việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, giúp ngân hàng biết được mức độ uy tín và chất lượng của từng khách hàng như thế nào để ngân hàng có cơ sở ra quyết định cấp hạng mức tín dụng sao cho phù hợp với từng hạng của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống xếp hạng tín dụng nội của VAB còn bộ còn lạc hậu nên một số chỉ tiêu đánh giá về định tính và định lượng không còn phù hợp với điều kiện hiện tại. Bên cạnh đó, việc cán bộ tín dụng chưa thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng nên công tác xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được thực sự chính xác. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu cho VAB trong thời gian qua.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội của VAB còn lạc hậu nên một số chỉ tiêu đánh giá về định tính và định lượng không còn phù hợp với điều kiện hiện tại; cán bộ tín dụng trực tiếp làm hồ sơ chưa thu thập đầy đủ các thông tin chi tiết về khách hàng,…Vì vậy, khi thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng đã không phản ánh đúng mức độ uy tín và chất lượng khách hàng, làm cho việc đưa ra phê duyệt cấp tín dụng của VAB chưa thực sự chính xác. Khi đó, một số khách hàng không đủ tiêu chuẩn cấp tín dụng vẫn được xếp hạng tín dụng tốt và được cấp tín dụng với hạn mức cao, dẫn đến rủi ro nợ quá hạn cho VAB.

Ngân hàng thiếu bộ phận chuyên thẩm định về mặt kỹ thuật của các dự án cho vay. Thật vậy, cán bộ tín dụng tiếp xúc với nhiều khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên không thể biết hết mọi vấn đề chuyên môn về kỹ thuật như xây dựng, công nghệ hiện đại… Nên có thể họ không thể thẩm định chính xác toàn bộ thông số kỹ thuật của dự án, vì vậy có thể xảy ra sai sót . Khách hàng đi vay có thể thực thi dự án thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả dẫn đến không thể trả nợ được cho ngân hàng. Từ đó ngân hàng phát sinh thêm khoản nợ xấu.

Việc cấp hạn mức phê duyệt tín dụng cho các lãnh đạo Chi nhánh trong toàn hệ thống quá lớn đã tạo điều kiện một số cán bộ lợi dụng quyền hạn để cấp tín dụng mà không tuân thủ các quy trình cấp tín dụng, không thẩm định hết các yếu tố rủi ro có thể xảy ra khi cấp tín dụng, cố ý làm trái các quy định để thu lợi cho cá nhân và để lại

hậu quả là nợ xấu cho ngân hàng gánh chịu. Nợ xấu phát sinh trong các trường hợp này sẽ rất khó để giải quyết.

Do việc xác định thời hạn cho vay không căn cứ vào dòng tiền của dự án hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh nên khi đến thời hạn trả nợ mà nguồn vốn vay chưa thu hồi được hoặc thu nhập không bù đắp đủ chi phí làm cho khách hàng không có khả năng trả nợ. Chính vì lý do này, để có tiền trả nợ Ngân hàng, khách hàng phải vay mượn tiền bên ngoài để trả nợ, khi đó một vòng vay mới với số tiền lớn hơn để hoàn trả nợ gốc, lãi bên ngoài. Và cứ thế việc khoản nợ của khách hàng sẽ rất dễ chuyển sang nợ xấu nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)