Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 65 - 66)

Trong thời gian năm 2010, chính nhu cầu tăng trưởng tín dụng, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng, mà trong quá trình xét duyệt cho vay, ngân hàng đã bỏ qua một số tiêu chí cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng khi xét duyệt cấp cho vay. Bên cạnh đó, VAB phân quyền phê duyệt hạn mức cấp tín dụng cho lãnh đạo các chi nhánh quá lớn nên một số đơn vị đã không tuân thủ đúng quy trình cho vay để cấp tín dụng; kèm theo đó là khả năng quản trị rủi ro tín dụng tại VAB chưa thật sự chặt chẽ, thiếu kiểm tra kiểm soát sau cho vay đã làm cho nợ xấu tăng nhanh trong thời gian qua. Vì vậy, từ cuối năm 2011 đến nay, VAB đã từng bước nâng cao công tác quản trị tín dụng:

- Giảm thẩm quyền phê duyệt hạn mức tín dụng của Giám đốc chi nhánh. Theo đó, đối với các khoản vay vượt hạn mức phải có phê duyệt của lãnh đạo các cấp tại Hội sở thông qua Phòng quản lý tín dụng.

- Kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân, hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, ưu tiên giải ngân bằng chuyển khoản.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ định kỳ hoặc đột xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu rủi ro có thể dẫn đến xấu.

Nhờ có việc giảm hạn mức phê duyệt tín dụng; giám sát giải ngân, thu nợ hàng tháng, hàng quý đối với từng dự án, từng khách hàng; tăng cường công tác kiểm tra sau cho vay,…VAB đã thực hiện tốt việc giám sát chặt chẽ giải ngân cho khách hàng và giới hạn tín dụng. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng đã làm giảm một khoản dư nợ xấu đáng kể trong tổng dư nợ của VAB, tăng uy tín cho VAB trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)