Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 37 - 40)

Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng tạo nên nguồn vốn của ngân hàng. Muốn mở rộng tín dụng cần phải tăng cường huy động vốn, cơ cấu huy động vốn có quyết định đến cơ cấu tín dụng.

Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, biến động, cạnh tranh huy động vốn giữa các NHTM vô cùng gay gắt, VAB luôn nỗ lực, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ để tăng cường huy động vốn, đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngân hàng như:

Mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch và mạng lưới máy rút tiền ATM, tăng cường phát hành thẻ ATM, cung cấp các dịch vụ ngân quỹ như chi trả lương qua tài khoản, thu, giao tiền tận nơi.

Cải tiến chất lượng phục vụ cả trong thanh toán nội địa và quốc tế, dịch vụ teller, ngân quỹ, chuyển tiền… Cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như truy vấn thông tin về tài khoản của khách hàng bằng điện thoại, qua mạng Internet, thanh toán qua VAB - monney …

Mở rộng nhiều hình thức huy động vốn như tiết kiệm có kỳ hạn linh hoạt, không kỳ hạn, thưởng theo kỳ hạn… Sử dụng các tài khoản đầu tư tự động đối với các doanh nghiệp, sử dụng lãi suất ưu đãi linh hoạt cho từng đối tượng…

Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2012, tình hình huy động vốn của VAB đã đạt một số kết quả đáng khích lệ được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Tổng huy động vốn của VAB giai đoạn từ năm 2009 – 2012

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Năm Tốc động tăng/giảm (%) 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 1. Tổng huy động vốn 10.810 20.124 17.683 19.278 86,2 -12,1 9,0 2. Tổng huy động TCKT, dân cƣ 10.810 13.468 11.745 16.568 24,6 -12,8 41,1 - Huy động VNĐ 6.813 8.062 6.733 14.550 18,3 -16,5 116,1 - Vàng ( Quy VNĐ) 3.334 4.524 4.489 1.570 35,7 -0,8 -65,0 - Ngoại tệ ( Quy VNĐ) 663 882 523 448 33,0 -40,7 -14,3

Nguồn: Báo cáo thường niên của VAB từ năm 2009 – 2012 [8]

Biểu 2.1: Tổng huy động từ TCKT, dân cƣ phân theo loại tiền giai đoạn từ năm 2009 – 2012

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo thường niên của VAB từ năm 2009 – 2012 [8]

Năm 2009, tổng huy động vốn của VAB là 10.810 tỷ đồng. Năm 2010, tổng huy động là 20.124 tỷ đồng, tăng 9.314 tỷ đồng so với năm 2009. Việc tổng huy

động vốn tăng là do VAB áp dụng nhiều chính sách huy động có hiệu quả từ các tổ chức kinh tế, dân cư và các nguồn vốn khác.

Bước sang năm 2011, tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn hơn nên tổng huy động vốn chỉ đạt 17.683 tỷ đồng, giảm 2.441 tỷ đồng so với năm 2010; trong đó, huy động từ TCKT và dân cư đạt 11.745 tỷ đồng cũng giảm so với năm 2010, mức giảm là 1.723 tỷ đồng. Vì trong thời gian qua, do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế, và do NHNN duy trì trần lãi suất huy động đã làm cho tình trạng lãi suất huy động giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Các thông tin ngân hàng nhỏ có nguy cơ sáp nhập, giải thể, mất thanh khoản do báo chí công khai đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động của các ngân hàng có thương hiệu còn hạn chế trong đó có VAB.

Năm 2012, bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ cho vay, VAB đặc biệt chú trọng đến công tác huy động vốn, chăm sóc khách hàng có nguồn tiền gửi ổn định từ các TCKT, dân cư đang giao dịch và phát triển khách hàng mới bằng các chính sách ưu đãi, lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh nhằm mục đích đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2012, tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 19.278 tỷ đồng, tăng 1.595 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 9%, mức tăng trưởng khá tốt so với mức tăng của 2011 so với 2010. Đặc biệt, tổng huy động vốn từ TCKT, dân cư tăng cao, với mức tăng 41% so với năm 2011, đạt giá trị là 16.568 tỷ đồng, đây là tính hiệu đáng khích lệ vì VAB thu hút được nguồn vốn từ dân cư, là nguồn vốn có tính ổn định cao.

- Phân tích về cơ cấu loại tiền huy động từ các TCKT, dân cƣ:

 Nhìn chung, trong tổng vốn huy động từ các TCKT, dân cư thì số dư huy động VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2009 chiếm 63%, năm 2010 là 59,9%, năm 2011 là 57,3% và năm 2012 là 87%; kế đến là số dư huy động vàng với tỷ lệ năm 2009 chiếm 30,8%, năm 2010 là 33,6%, năm 2011 là 38,2% và năm 2012 là 9,5%; còn lại là số dư huy động ngoại tệ.

 Trong đó, năm 2012 do ảnh hưởng bởi tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng cộng với Ngân hàng Nhà nước có chính sách ngưng huy động vàng từ ngày 25/11/2012 nên số dư huy động vàng năm 2012 đã giảm 2.919 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm 65% nhưng bù lại số dư huy động bằng VNĐ có sự bứt phá, huy động bằng VNĐ tăng 116% so với cuối năm 2011.

 Việc tăng trưởng huy động VNĐ xuất phát từ nổ lực chung của toàn hệ thống trong công tác huy động, chính sách lãi suất thích hợp với thị trường của VAB với nhiều chương trình thúc đầy huy động được triển khai trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)