Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 40 - 43)

Cũng như các NHTM trong nước khác, tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho VAB, nhưng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của VAB không nằm ngoài quy luật đó, nhiệm vụ kinh doanh của VAB là làm sao có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận, nhưng đồng thời phải có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Và thực tế, hoạt động tín dụng của VAB trong những năm gần đây đã cho thấy rõ điều đó.

Bảng 2.2: Dƣ nợ cho vay của VAB trong giai đoạn từ năm 2009 - 2012

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng/giảm (%)

2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011

Ngắn hạn 5.831 6.035 5.724 6.557 3,5 -5,1 14,5

Trung dài hạn 6.218 7.256 5.854 6.333 16,7 -19,3 8,2

Tổng dƣ nợ 12.049 13.290 11.578 12.890 10,3 -12,9 11,3

Biểu 2.2: Dƣ nợ cho vay của VAB trong giai đoạn từ năm 2009 – 2012

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Nguồn: Tổng hợp sao kê dư nợ của VAB từ năm 2009 – 2012 [6]

Tình hình tổng dư nợ cho vay của VAB trong giai đoạn từ năm 2009 – 2012 có sự tăng giảm qua từng năm:

Cụ thể, năm 2009, dư nợ của VAB đạt ở mức 12.049 tỷ đồng thì sang năm 2010, dư nợ cho vay của VAB là 13.290 tỷ đồng, tăng 1.241 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 10,3%. Nguyên nhân là do năm 2010, thị trường bất động sản chưa đóng băng, nhiều khách hàng vẫn còn mạnh dạng đầu cơ vào nhà đất, đầu tư các dự án bất động sản nhà ở, chung cư nên hoạt động cho vay trung dài hạn (chủ yếu vay mua nhà đất, đầu tư dự án) của VAB tăng mạnh đã làm cho dư nợ tăng cao. Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như lạm phát, lãi suất tăng cao,… kéo theo đó là thị trường bất động sản gần như đóng băng hoàn toàn, đặc biệt là các dự án nhà ở, dự án chung cư, hoạt động cho vay những khoản trung dài hạn của ngân hàng cũng hạn chế. Bên cạnh đó, do nền kinh tế không ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, làm

cho những khoản vay ngắn hạn của khách hàng khi đến hạn không có nguồn thu trả vào hoặc khách hàng giảm bớt dư nợ vay hoặc không tiếp tục vay lại nhằm giảm bớt chi phí lãi vay. Vì vậy, dư nợ vay năm 2011 của VAB chỉ đạt 11.578 tỷ đồng, giảm 1.712 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ giảm là 12,9%; trong đó, dư nợ trung dài hạn giảm 1.402 tỷ đồng, còn dư nợ ngắn hạn giảm 311 tỷ đồng.

Trong năm 2012 vừa qua có thể coi là năm có rất nhiều biến động lớn trên thị trường tài chính và là năm sa sút nhiều mặt của các ngân hàng thương mại. Hầu hết các nhà băng đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Tổng tài sản cả hệ thống nói chung và riêng nhiều thành viên dự tính sụt giảm mạnh. Tăng trưởng tín dụng thấp là đa số, thậm chí cả năm vẫn âm; lợi nhuận kém và có cả trường hợp lỗ; nợ xấu tăng cao, chi phí dự phòng lớn và có trường hợp ăn cả vào vốn chủ sở hữu…

Song song đó, trong năm 2012 đánh dấu sự thay đổi lớn trong cơ cấu sở hữu và tổ chức điều hành của VAB. Đặc việt là sự chuyển giao quyền sở hữu từ cổ đông chính là Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn – SJC sang cho Công ty Cổ Phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương nắm phần lớn giá trị cổ phần trong tổng vốn điều lệ của VAB từ cuối năm 2011; Chủ tịch Hội đồng Quản Trị cũng thay đổi và kéo theo đó là sự thay đổi gần như toàn Bộ Ban Điều hành cũ.

Dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo mới, hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Á đang có sự thay đổi trong định hướng hoạt động để phù hợp với tình hình của hệ thống ngân hàng trong năm 2012 và các năm tiếp theo. Cụ thể, tổng dư nợ năm 2012 đạt 12.890 tỷ đồng, tăng 1.312 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 11,3%. Tuy nhiên, sự tăng dư nợ này chủ yếu từ các khoản vay của các Công ty có mối quan hệ thân thiết đối với một số lãnh đạo trong Ngân hàng, vì vậy, các khoản vay này chứa đựng rất nhiều rủi ro.

Cơ cấu thời hạn cho vay qua các năm đều có sự thay đổi theo định hướng phù hợp với thực trạng chung của nền kinh tế cũng như định hướng của hệ thống VAB. Tuy nhiên, sự thay đổi này là không đáng kể. Cụ thể, từ năm 2010 đến 2012, dư nợ

ngắn hạn tăng dần và dư nợ trung dài hạn giảm dần, với tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/dư nợ trung dài hạn lần lượt là 45%/55% (năm 2010), 49%/51% (năm 2011) và 51%/49% (năm 2012).

Giai đoạn năm 2010 – 2012, khi mà thị trường bất động sản gặp khó khăn, nguồn vốn huy động không dồi dào như những năm trước đó, hàng loạt ngân hàng đứng trước nguy cơ mất thanh khoản…Hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và VAB nói riêng không khuyến khích cho vay bất động sản và các khoản vay có thời hạn dài. Vì vậy, cơ cấu cho vay dần được dịch chuyển từ cho vay trung dài hạn sang cho vay với thời hạn ngắn. Tuy nhiên, chính vì sự dịch chuyển cơ cấu dư nợ theo thời gian như đã nêu ở trên đã khiến cho VAB gặp phải khó khăn rất lớn trong vấn đề duy trì dư nợ và giải quyết nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)