Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 59 - 60)

Nhiều khách hàng vay trình độ, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh còn yếu kém, không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán, dự đoán những bất trắc, các rủi ro có thể xảy ra, không có khả năng ứng biến và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Nhưng các khách hàng này vẫn sẵn sàng mạo hiểm vay vốn ngân hàng để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Vì vậy, dẫn đến kinhdoanh thua lỗ, không thu hồi đủ vốn hoặc mất sạch vốn nên không hoàn trả nợ vay ngân hàng đúng hạn.

Một số khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả, tiến độ thông thường của chủ đầu tư đối với doanh nghiệp xây dựng và bán được hàng đối với doanh nghiệp thương mại sản xuất là rất chậm, dẫn đến các doanh nghiệp này không có nguồn thu. Khi đó, các doanh nghiệp này bị ứng đọng vốn hoặc bị các đối tác chiếm dụng vốn trong khi vẫn phải trả lãi vay cho ngân hàng nên dẫn đến tình hình tài chính ngày càng khó khăn cũng như không có khả năng trả nợ gốc, lãi khi đến hạn.

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Việc các khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến nguồn trả nợ trở nên bấp bênh. Trong giai đoạn năm 2009 – 2011, một số khách hàng vay vốn tại VAB với mục đích kinh doanh ngắn hạn nhưng thực chất là để kinh doanh bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng, ngân hàng hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản từ cuối năm 2011 đến nay, khiến cho các khách hàng này không hoàn trả được nợ cho ngân hàng. Vì vậy, khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn rất khó xảy ra, làm cho nợ xấu ngắn hạn của VAB tăng lên cao trong năm 2012.

Khách hàng cố ý lừa đảo, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: bên cạnh các khách hàng có nhu cầu vay vốn thật sự để hoạt động sản xuất kinh doanh thì vẫn còn tồn tại một số khách hàng cố ý lừa đảo VAB để chiếm đoạt tài sản. Để lấy được tiền, các khách hàng này lập phương án vay vốn khống, làm giấy tờ giả mạo để thế chấp cầm cố, hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng bộ hồ sơ, cùng một tài sản thế chấp…Việc làm này, một phần cũng do sự tiếp sức của cán bộ ngân hàng đã không

thẩm định kiểm tra chặt chẽ thực trạng khách hàng, làm thất thoát tài sản ngân hàng và làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của các khách hàng khác. Đây là loại rủi ro đạo đức có thể hạn chế được, do đó VAB cần cân nhắc, thực hiện việc nghiên cứu, thẩm định khách hàng một cách kĩ lưỡng trước khi cho vay.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, vay nợ chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng nguồn vốn và khả năng dự báo thị trường yếu vẫn được Ngân hàng cho vay, thậm chí được vay với số tiền rất lớn. Do đó, khi lãi suất thị trường tăng cao, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.

Mặc khác, đa số các doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên báo cáo tài chính không qua kiểm toán, ngân hàng rất khó khăn trong việc thẩm định đánh giá doanh nghiệp. Vì vậy khi xét duyệt cho vay, việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa phản ánh được bản chất thực về tài chính của doanh nghiệp do báo cáo tài chính không trung thực, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhưng báo cáo lãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)