thức của cộng đồng về RTSH
4.4.4.1. Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý RTSH
- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý, trách nhiệm của các cấp, các ngành để xảy ra các vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về bảo vệ môi trƣờng. Gắn ý thức trách nhiệm và kết quả bảo vệ môi trƣờng trong việc đánh giá, bình bầu thi đua, khen thƣởng tập thể và cá nhân ngƣời đứng đầu.
- Có kế hoạch bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn về môi trƣờng trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp từ huyện đến cấp xã để đảm nhận tốt công tác vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn huyện. Quan tâm đề xuất có cán bộ công chức môi trƣờng cấp xã, để nâng cao năng lực quản lý môi trƣờng ở từng địa phƣơng.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các trƣờng hợp vi phạm do Công ty Môi trƣờng thực hiện trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn sinh hoạt theo pháp luật hiện hành;
- UBND xã, thị trấn thƣờng xuyên tuyên truyền, vận động, kiểm tra giám sát quá trình thu gom, vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt của các tổ VSMT trên địa bàn quản lý;
4.4.4.2. Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý RTSH
Nhận thức của ngƣời dân về vấn đề quản lý rác thải và các tác động đến môi trƣờng, sức khỏe của con ngƣời do ô nhiêm rác thải còn ở mức thấp bởi vậy việc nâng cao hiểu biết và ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng hay công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải là việc làm cần thiết. Để năng cao nhận thức của ngƣời dân có thể thông qua một số biện pháp sau:
- Phổ biết cho ngƣời dân biết thế nào là rác hữu cơ dễ phân hủy, rác hữu cơ khó phân hủy, chất thải nguy hại; tuyên truyền nâng cao ý thức ngƣời dân về việc phân loại rác thải thông qua các tổ chức chính trị, phát tờ rơi;
- Thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến tác hại do rác thải gây ra cho môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời thông qua hệ thống thông tin của thôn nhƣ: báo, đài, tivi, áp phích tại địa phƣơng...;
- Tổ chức các hoạt động, chƣơng trình, phong trào làm vệ sinh môi trƣờng: ngày môi trƣờng thế giới, ngày giải phóng thủ đô 10/10, các dịp lễ, tết trong năm... giữ gìn đƣờng phố xanh-sạch đẹp, tháng thanh niên hành động vì môi trƣờng...;
- Đƣa tiêu chí bảo vệ môi trƣờng vào việc đánh giá gia đình văn hóa. Những gia đình có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trƣờng sẽ đƣợc tuyên dƣơng và những gia đình thiếu ý thức cũng sẽ bị nêu tên trên loa phát thanh hàng ngày.
Giải pháp đƣợc đƣa vào áp dụng thực tiễn sẽ không phát huy hiệu quả nếu không có sự ủng hộ của ngƣời dân. Ngƣời dân là chủ thể chính tác động lên môi trƣờng đồng thời cũng chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi các tác động từ môi trƣờng. Vì vậy giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, đạo đức môi trƣờng cho tất cả mọi ngƣời là việc làm quan trọng nhất.
Ý nghĩa to lớn của việc giáo dục tuyên truyền công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung và quản lý rác thải nói riêng là mọi đối tƣợng trong xã hội từ trẻ em đến ngƣời già, từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng đều ý thức đƣợc vai trò và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng. Từ nhận thức sẽ đi đến hành động, ngƣời dân sẽ chuyển từ lối sống, nếp nghĩ, thói quen của ngƣời sản xuất tiểu nông, tự do tùy tiện có hại cho môi trƣờng sang lối sống, nếp nghĩ theo hƣớng văn minh, tôn trọng, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng. Thêm vào đó, vai trò của cộng đồng còn thể hiện ở các khía cạnh: phát hiện sự cố môi trƣờng, phát hiện và đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng xảy ra tại địa phƣơng.