Bộ máy quản lý nhà nước về rác thải sinh hoạt huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 63 - 68)

Tổ chức mạng lƣới quản lý rác thải của huyện Mỹ Đức đƣợc trình bày trong hình vẽ:

Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý RTSH huyện Mỹ Đức

Ghi chú: Công tác chỉ đạo quản lý. Tác động, phối hợp qua lại.

Hiện nay, công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức đã có sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể tại địa phƣơng, mỗi cấp, mỗi ngành đều có trách nhiệm và giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý RTSH. Để công tác quản lý RTSH có hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan từ đó giúp cải thiện môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân.

UBND huyện: Có trách nhiệm tổ chức quản lý RTSH trên địa bàn huyện, Phê duyệt và ban hành Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại mỗi địa phƣơng và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Chủ động bố trí từ ngân sách cấp huyện và chỉ đạo bố trí từ ngân sách cấp xã để kịp thời hỗ trợ chi phí vận chuyển và xử lý nhằm đảm bảo các điều kiện hoạt động cho các

UBND huyện Mỹ Đức

Ban QLDA ĐTXD

Công ty CP đầu tƣ và phát triển công nghệ cao Minh Quân UBND các xã, thị trấn

Tổ thu gom

Hộ gia đình, các cơ quan, trƣờng học...

Phòng TN&MT

TNTN&MT Phòng TC-KH

đơn vị môi trƣờng. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, Ban quản lý duy tu, công ty, tổ đội vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn tăng cƣờng tần suất thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, không để tình trạng rác thải ứ đọng diễn ra gây ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt vào các dịp lễ, tết. Tập trung thu gom triệt để rác thải phát sinh, tồn đọng tại nơi công cộng, các khu vực ven đƣờng giao thông huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ, công trình văn hóa, du lịch, nơi tập trung sinh hoạt của dân cƣ.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trƣờng theo phân cấp; chịu trách nhiệm trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý.

Bảng 4.7. Số lƣợng cán bộ, công chức quản lý RTSH của huyện Mỹ Đức 2019

Đơn vị Cán bộ

quản lý

Công chức

chuyên môn Tổng số

Ban QLDA ĐTXD huyện 01 05 06

Phòng Quản lý đô thị 01 02 03

Phòng TN&MT 01 03 04

Phòng Tài chính kế hoạch 01 01 02

UBND các xã, thị trấn 22 22 44

Tổng số 26 33 59

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức, 2018)

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mỹ Đức: Là cơ quan sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức. Chức năng quản lý về rác thải sinh hoạt của Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Mỹ Đức thực hiện nhiệm vụ nhƣ sau:

Là đơn vị đƣợc UBND huyện giao làm đại diện chủ đầu tƣ ký kết hợp đồng với công ty cung ứng dịch vụ VSMT (Công Ty Môi trƣờng Minh Quân). Chủ trì, phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, các phòng ban chuyên

môn huyện phòng Tài chính kế hoạch, quản lý đô thị, các xã, thị trấn kiểm tra, giám sát, nghiệm thu khối lƣợng công việc đã thực hiện về công tác vệ sinh môi trƣờng theo khối lƣợng đấu thầu (hoặc đặt hàng) và chịu trách nhiệm chính trƣớc UBND huyện trong công tác thực hiện vệ sinh môi trƣờng.

Phối hợp với công ty cung ứng dịch vụ VSMT lập hồ sơ thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng theo đúng quy định hiện hành. Kiểm tra hồ sơ quyết toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thƣờng xuyên chỉ đạo UBND các xã, thị trấn kiểm tra, giám sát việc duy trì vệ sinh môi trƣờng của đơn vị chuyên trách thực hiện vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn huyện. Đồng thời, phối hợp với phòng Tài nguyên và môi trƣờng, Đài truyền thanh huyện thực hiện truyền thông, phổ biến giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nói chung, thông qua đó nâng cao nhận thức của ngƣời dân về giữ gìn vệ sinh môi trƣờng.

Định kỳ báo cáo, tổng hợp báo cáo UBND huyện về tiến độ thực hiện, kịp thời thông báo các công việc phát sinh, sự cố… và nội dung khác có liên quan đến công tác duy trì VSMT trên địa bàn.

Phòng Quản lý đô thị huyện Mỹ Đức: Phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện, UBND các xã, thị trấn và đơn vị duy trì vệ sinh môi trƣờng quy hoạch hạ tầng vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn huyện.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mỹ Đức: Hƣớng dẫn nghiệp vụ quản lý chi ngân sách cho kế toán của Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyệnđảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định của nhà nƣớc.

Thẩm định, quyết toán kinh phí duy trì vệ sinh môi trƣờng hàng tháng. Phối hợp cùng Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện làm việc với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố trong lĩnh vực Tài chính hàng năm và điều chỉnh đơn giá, tăng giảm khối lƣợng thực hiện liên quan đến công tác vệ sinh môi trƣờng của huyện.

Hƣớng dẫn các cơ quan chuyên môn của huyện, các xã, thị trấn thực hiện công tác thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng theo quy định của UBND thành phố Hà Nội.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức: Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác môi trƣờng. Chủ trì đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án đầu tƣ xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp thƣơng mại, nhà máy sản xuất, bệnh viện hoạt động trên địa bàn huyện Mỹ Đức đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trƣờng của Thành phố.

Công ty CPĐT&PTCNC Minh Quân: Là đơn vị thực hiện hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý RTSH theo hợp đồng ký với Ban Quản lý dự án huyện Mỹ Đức, công ty có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ nhu cầu nhân lực vật lực để thực hiện trách nhiệm trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH tại các điểm tập kết trên địa bàn huyện theo đúng hợp đồng đã ký.

UBND các xã, thị trấn: Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia và giữ gìn vệ sinh môi trƣờng tại nơi cƣ trú, hƣởng ứng thực hiện Chỉ thị 04/CT-UB ngày 17/01/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tổng vệ sinh vào sáng thứ bảy hàng tuần, không vứt rác thải bừa bãi, phải đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định.

Mỗi xã, thị trấn cử 01 đồng chí lãnh đạo chịu trách nhiệm trƣớc UBND huyện và 01 đồng chí cán bộ môi trƣờng phối hợp với Ban Quản lý dự án tổ chức tốt các hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn, tham gia kiểm tra, nghiệm thu đánh giá chất lƣợng và khối lƣợng các công việc duy trì VSMT do đơn vị chuyên trách thực hiện vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn quản lý.

Sự tham gia của người dân địa phương

Ngƣời dân là những ngƣời trực tiếp đƣợc hƣởng lợi ích.Chính vì vậy, họ sẽ tích cự hơn trong việc phân loại rác tại nguồn cũng nhƣ giữ gìn vệ sinh môi trƣờng công cộng.

Họ có thể tham gia vào việc quản lý, giam sát bằng cách nhắc nhở, tố giác những ngƣời thiếu ý thức, đổ rác không đúng nơi quy định. Giám sát

những ngƣời thu gom rác, nếu có vi phạm xảy ra họ kịp thời báo cho ông bà trƣởng thôn biết để kịp thời nhắc nhở.

Có trách nhiệm nộp phí vệ sinh hàng tháng đầy đủ và đúng hạn theo mức phí đã đƣợc quy định, đồng thời có trách nhiệm trong việc phân loại, bỏ rác đúng nơi và thời gian quy định, không gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

Nhận xét:

Ƣu điểm: Có thể thấy hệ thống quản lý RTSH trên địa bàn huyện Mỹ Đức khá đồng bộ và mang tính phối hợp cao giữa các phòng ban chuyên môn của huyện và 22 xã thị trấn. Về số lƣợng đội ngũ cán bộ từ huyện đếu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Nhƣợc điểm:

+ Việc bố trí kiểm gia giám sát định kỳ và đột xuất trấn công tác thu gom do Công ty Môi trƣờng thực hiện ở các xã, thị rất ít, chƣa thƣờng xuyên. Việc nghiệm thu khối lƣợng thanh quyết toàn căn cứ hồ sơ của các xã, thị trấn;

+ Ở các xã thị trấn có 01 cán bộ môi trƣờng, đến nay chƣa có cán bộ công chức môi trƣờng ở 22 xã thị trấn, toàn bộ kiêm nhiệm và hợp đồng với UBND xã với mức lƣơng một phẩy là 1.490.000 (đồng/tháng). Mức lƣơng rất thấp không đảm bảo mức thu nhập, do vậy việc kiểm tra, giám sát ở các xã thị trấn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)