Giải pháp tăng cường hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 98 - 102)

- Lập danh mục các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ƣu tiên giải quyết tại địa phƣơng;

- Chỉ đạo công ty môi trƣờng tăng cƣờng sử dụng chế phẩm sinh học (EM) cho các bãi rác, điểm tập kết, bãi trung chuyển để làm tăng quá trình phân hủy, giảm mùi hôi thối, hạn chế đƣợc côn trùng gây bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí;

- Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật tạo chuyển biến căn bản cho công tác môi trƣờng. Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý RTSH để lựa chọn, mỗi công nghệ có đặc điểm riêng. Vấn đề lựa chọn công nghệ nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ ngân sách của huyện dành cho lĩnh vực môi trƣờng, thành phần tính chất rác thải, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Mỹ Đức là huyện thuần nông, kinh phí chi cho vấn đề rác thải và môi trƣờng còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách thành phố Hà Nội, vì vậy việc đầu tƣ lớn cho xây dựng nhà máy xử lý rác là chƣa thể thực hiện ngay đƣợc. Thay vào đó, cần triển khai các mô hình phân loại và xử lý rác thải trong nhân dân:

Áp dụng phƣơng thức 3R để phân loại rác thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Ý nghĩa của cụm từ này là Reuse: Sử dụng lại, đó là việc phân loại và tận dụng những phế liệu bán cho thu mua và tái chế, một phần thực phẩm dƣ thừa tận dụng vào chăn nuôi cho gia súc, gia cầm...; Reduce: Giảm thiểu, đó là việc hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng các loại túi nilon; Recycle: Tái chế, tận dụng các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy làm phân bón, sản xuất khí sinh học… Để thực hiện đƣợc điều này cần cải tiến phƣơng tiện chứa rác thải cũ, thay thế túi nylon để thu rác.

Đối với rác thải hữu cơ cần đƣợc phân loại, các hộ có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hoặc có thể sử dụng để ủ phân compost, đây là biện pháp đƣợc áp dụng phổ biến ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc vì dễ dàng thực hiện và mang lại hiệu quả cao trong xử lý rác thải, đặc biệt các hộ gia đình làm nông nghiệp vì đây sẽ là một nguồn bổ sung phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng. Không những thế, tận dụng đƣợc nguồn rác thải này làm phân bón giúp tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất. Rác thải sinh hoạt khi phát

sinh đƣợc chứa trong các vật dụng chứa rác có màu khác nhau để phân biệt thành phần của rác thải, màu xanh là rác hƣu cơ dễ phân hủy, mầu vàng đêr chứa những loại rác vô cơ khó phân hủy. Các hộ gia đình có vƣờn thì có thể áp dụng hình thức xử lý rác theo mô hình hố rác di động để tận dụng rác thải có thể phân hủy làm phân bón cho cây trồng.

Đối với các loại rác vô cơ có thể chia làm nhiều loại nhƣ: rác vô cơ có thể tái chế nhƣ đồ nhựa, đồ gỗ, gạch ngói, lông gà, lông vịt… có thể tái chế bằng cách bán lại cho đội thu gom tái chế. Rác vô cơ không thể tái chế cần đƣợc phân loại, thu gom để tổ vệ sinh môi trƣờng đƣa tới các khu xử lý.

Hoạt động thu gom và vận chuyển của công nhân VSMT: Công nhân VSMT khi thu gom RTSH từ nguồn phát sinh rác thải phải thu gom riêng các loại rác thải bằng cách sử dụng xe thu gom đƣợc thiết kế thành 2 ngăn để chứa 2 loại. Khi đƣợc vận chuyển đến bãi tập kết, rác thải đƣợc để riêng biệt, với RTSH có thể tái chế công nhân VSMT thu gom riêng có thể bán cho ngƣời thu mua để tăng thu nhập.

Các loại rác dễ phân hủy có thể xử lý theo phƣơng pháp sử dụng chế phẩm sinh học và chôn lấp thủ công, các loại rác vô cơ khó phân hủy đƣợc vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đối với chất thải rắn nguy hại: Giải pháp tạm thời trong khi chờ các cơ quan chức năng có hành động cụ thể trong việc hƣớng dẫn phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy đã qua sử dụng, có lẽ chúng ta cần thực tế tự mình tìm lấy giải pháp tạm thời.

Bạn hãy kiếm một chiếc lọ thủy tinh sạch, bỏ các thỏi pin đã qua sử dụng vào lọ để đảm bảo chúng không ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh, lƣu ý để lọ xa tầm với của trẻ em. Mỗi năm một lần, bạn hãy trực tiếp chuyển pin trong lọ cho công nhân thu gom rác thải sinh hoạt và thông báo rằng chúng là pin đã qua sử dụng để họ có cách xử lý theo đúng quy định.

Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, hãy tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt.

Tóm lại: Mục đích của việc xử lý chất thải là nhằm:

+ Chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hại hơn, dễ kiểm soát hơn; + Chuyển chất thải thành chất khác có thể sử dụng có ích;

+ Làm giảm thể tích hoặc khối lƣợng nhằm lƣu giữ đƣợc nhiều hơn; + Lƣu giữ tạm thời để chờ đợi công nghệ phù hợp.

Tùy theo công nghệ áp dụng, chi phí xử lý sẽ khác nhau. Có công nghệ xử lý với chi phí thấp nhƣng trong quá trình xử lý lại phát sinh ra ô nhiễm thứ cấp. Có công nghệ xử lý hiện đại, chi phí vận hành cao nhƣng xử lý an toàn, không gây mùi, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn làm sao cho hiệu quả, hạn chế phát sinh chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải. Trong công tác quản lý chất thải rắn, thứ tự ƣu tiên đƣợc sắp xếp nhƣ sau:

Sơ đồ 4.5. Thứ tự ƣu tiên trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt Giảm thiểu phát thải

Tái sử dụng

Tái chế

Xử lý

Hiện nay, Công nghệ MBT-CD.08 là công nghệ có nhiều ƣu điểm và chuyển hóa đƣợc 98% CTR thành sản phẩm. MBT-CD.08 là công nghệ kết hợp các phƣơng pháp cơ sinh học (MBT) để phân loại ra 3 dòng vật chất trong rác thải hỗn hợp: Các vật chất cháy đƣợc, các vật chất không cháy và các vật chất kim loại, rác thải nguy hại. Tái chế và tái tạo thành các sản phẩm nhƣ: Viên nhiên liệu sử dựng cho các nồi hơi công nghiệp); Viên gạch không nung (sử dụng cho các công trình xây dựng dân dụng đơn giản); Kim loại nhƣ sắt, đồng, nhôm… thu gom lại để bán, các chất độc hại nhƣ pin, ắc quy… đƣợc tập trung để chở đi xử lý, tái chế toàn bộ 100% rác thải thành nguyên liệu.

Toàn bộ thiết bị để thực hiện công nghệ MBT-CD.08 đƣợc thiết kế dạng modun kín, kết nối thành dây chuyền, sử dụng cơ giới và tự động hóa rất nhiều, rất ít công nhân tiếp xúc trực tiếp với rác, không phát tán mùi và nƣớc rỉ rác trong suốt quá trình xử lý và tái chế, dễ dàng nâng hoặc hạ công suất từ 20 - 50 tấn/ngày cho huyện và 500 - 1.000 tấn/ngày cho cấp tỉnh, thành phố.

MBT-CD.08 có tính linh hoạt khá cao, có thể tạo ra nhiều lựa chọn cho sản phẩm tái chế các nguyên liệu có trong rác thải.

Với những ƣu thế vƣợt trội của công nghệ mới này, MBT-CD.08 đƣợc coi là giải pháp có khả năng xử lý môi trƣờng hữu hiệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên chi phí để thực hiện công nghệ này khá cao. Vì vậy để áp dụng đƣợc công nghệ này, UBND Huyện cần sự quan tâm của Thành phố cũng nhƣ huy động đƣợc sự đầu tƣ của các tổ chức phi chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)