Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 57 - 60)

Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm khu dân cƣ, chợ và các nguồn thải khác. Khu dân cƣ: Toàn huyện có 01 thị trấn và 21 xã với 190.398 nhân khẩu.

Sơ đồ 4.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt Hộ gia đình (51.459hộ) Trạm y tế xã (22 khu) Trƣờng học, cơ quan (118 đơn vị) Trung tâm thƣơng mại, chợ (24 khu) Các công trình công cộng (đình, chùa, đền … (134 khu)

Nguồn phát sinh chất thải chủ yếu trên địa bàn xã là các hộ gia đình, hoạt động thƣơng mại, cơ quan, tổ chức…

- Rác thải từ các hộ gia đình, tập thể phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt, thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ nhƣ: Thực phẩm thừa, vỏ hoa quả, cơm, rau. Ngoài ra còn có các loại rác khác nhƣ bìa cactong, vải vụn, chai lọ thủy tinh, nhựa, túi nilon.

- Rác thải từ hoạt động thƣơng mại bao gồm: Rác hữu cơ dễ phân hủy, báo giấy các loại, nhựa, túi nilon.

- Từ cơ quan đơn vị nhƣ Cơ quan, trƣờng học, trạm y tế, khu công cộng gồm có: rác hữu cơ dễ phân hủy, giấy, hộp xốp, túi nilon.

Kết quả khảo sát rác thải sinh hoạt phát sinh:

Bảng 4.3. Nguồn phát sinhrác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Nguồn phát sinh Số lƣợng Lƣợng thải bình quân (tấn/ngày) Khối lƣợng rác thải (tấn/ngày) Khối lƣợng rác thải (tấn/năm) Tỷ lệ theo nguồn phát sinh (%) Hộ gia đình 51.459 0,002 108,5 39.612,30 88% Khu chợ 24 0,412 9,9 3.609,12 8,03% Cơ quan, trƣờng học, trạm y tế, khu công cộng... 274 0,018 4,9 1.800,18 3,97%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2019)

Nhận xét: Lƣợng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình lớn nhất chiếm 88% tổng khối lƣợng rác thải phát sinh toàn huyện.

Ngoài lƣợng rác phát sinh từ các hộ gia đình, hộ kinh doanh thì chất thải rắn sinh hoạt còn phát sinh từ các nguồn khác:

- Rác phát sinh từ cơ quan, công sở: Hiện nay trên địa bàn huyện Mỹ Đức có 274 cơ quan công sở, trƣờng học, trụ sở làm việc của các doanh

nghiệp, trạm Y tế... Rác thải phát sinh từ các phần lớn có thể tái chế và tái sử dụng chủ yếu là dây điện, vải vụn, linh kiện điện tử, giấy vụn, túi nilon, chai lọ... Rác thải đƣờng phố phát sinh từ các hoạt động đƣờng phố do ngƣời đi đƣờng và những hộ dân sống dọc hai bên đƣờng vứt ra bừa bãi, do rơi vãi của các phƣơng tiện chuyên chở vật liệu xây dựng, do các phƣơng tiện giao thông mang đất, đá, bụi.

- Theo số liệu của Phòng Kinh tế, huyện Mỹ Đức có 24 khu chợ phân bố trên toàn huyện với diện tích mỗi chợ trong khoảng từ 2.000 m2 đến 7.500 m2. Rác phát sinh từ các hoạt động buôn bán rất đa dạng về thành phần, chủ yếu là giấy, vải vụn, thực phẩm thừa, gỗ, thủy tinh chai lọ... ngoài ra còn có một phần nhỏ chất thải mang tính độc hại. Hầu hết các chợ đƣợc đội VSMT thu gom.

Việc vận chuyển xử lý rác thải chƣa triệt để nhƣng tỷ lệ thu gom tƣơng đối cao do ý thức của các hộ kinh doanh nên tỷ lệ thu gom rác hàng ngày tƣơng đối lớn 90 - 95% lƣợng rác phát sinh từ các gian hàng. Ngoài ra vẫn còn một lƣợng nhỏ ngƣời dân ý thức kém nên vứt rác bừa bãi gây khó khăn cho công tác thu gom của nhân viên VSMT.

Tại các cơ quan, công sở, trƣờng học, rác thải thƣờng đƣợc chứa trong các thùng có nắp đậy dung tích từ 10L - 15L. Rác thải phát sinh sau đó sẽ đƣợc công nhân VSMT thu gom.

Tại chợ, phần lớn các sạp bán hàng đều không có vật dụng để lƣu trữ rác thải. Thay vào đó, ngƣời bán hàng sử dụng bao bì nilon để lƣu trữ rác thải. RTSH tại chợ sau khi gom sẽ đƣợc tập trung vào các thùng rác 240 – 600 L tại điểm tập trung rác của chợ. Tuy nhiên, đối với những chợ cóc nhỏ, do không có ban quản lý chợ cũng nhƣ không đủ diện tích để làm nơi tập trung rác thải nên ngƣời bán hàng thƣờng để rác ngay lề đƣờng giao thông, sau đó mới đƣợc công nhân VSMT thu gom và chuyển lên xe vận chuyển. Chính vì thế gây ô nhiễm môi trƣờng và mất mỹ quan.

Đối với việc thu gom RTSH tại các khu công cộng, thùng rác công cộng chỉ đƣợc bố trí đặt ở một số tuyến đƣờng chính của huyện nhƣ TL 424

và TL 419 đoạn qua địa phận Thị trấn Đại Nghĩa và các địa điểm du lịch nhƣ khu danh lam thắng cảnh Chùa Hƣơng và Khu du lịch sinh thái Hồ Quan Sơn. Kích thƣớc của thùng rác công cộng khác nhau tùy theo địa điểm, có các loại kích thƣớc từ 60L đến 660L. Số lƣợng thùng phân bố trên các tuyến đƣờng hoặc khu du lịch tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của ngƣời dân và du khách. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian diễn ra Lễ hội chùa Hƣơng từ tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm, do lƣợng khách du lịch đông, có ngày cao điểm lên đến 60.000 ngƣời. Vì vậy lƣợng rác thải phát sinh rất lớn, đôi khi quá tải khiến du khách phải để rác bên trên hoặc bên cạnh thùng, gây mất vệ sinh môi trƣờng. Để khắc phục vấn đề này, có riêng một đội công nhân của Công Ty Môi trƣờng Yến Hƣơng thực hiện công việc để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng trong khu di tích. Mỗi ngày trên địa bàn huyện phát sinh khối lƣợng RTSH khoảng 104,61 tấn/ngày tƣơng ứng với khoảng 38.184,46 tấn/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)