Ảnh hưởng của quản lý rác thải sinh hoạt đến Môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 38 - 42)

Từ kết quả xác định thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt của huyện Mỹ Đức bằng phƣơng pháp điều tra ngoài thực địa và phát 60 phiếu câu hỏi điều tra và tiến hành lấy 05 mẫu nƣớc rác ngoài hiện trƣờng:

+ Vị trí lấy mẫu: Điểm thu nƣớc rác tại 05 điểm tại các bãi rác của 03 xã: xã Hƣơng Sơn, thị trấn Đại Nghĩa, xã Phù Lƣu Tế.

Hình 2.2. Vị trí lấy mẫu nƣớc rác tại bãi Rặng Và Lô 1, Thị trấn Đại Nghĩa

Tổng diện tích 2.000 m2; khoảng cách từ điểm tập kết đến khu dân cƣ 1.000 m; Xung quanh đất nông nghiệp. Hiện trạng bãi rác sử dụng 70% tổng diện tích.

Hình 2.3. Vị trí lấy mẫu nƣớc rác tại bãi rác Phía Nam, Thị trấn Đại Nghĩa

Tổng diện tích 1.500 m2;

Khoảng cách từ điểm chôn lấp đến khu dân cƣ 850 m; Đất nông nghiệp xung quanh. Hiện trạng đã sử dụng 70% diện tích.

Hình 2.4. Vị trí lấy mẫu nƣớc rác tại bãi Đồng Bèo thôn Yến Vỹ, xã Hƣơng Sơn

Tổng diện tích 7.000 m2 đã xây dựng tƣờng bao, hiện trạng sử dụng làm nơi tập kết rác thải thôn Yến Vỹ, phía trƣớc đất nông nghiệp đất cách tác 20 m, giáp núi đất rừng. Khoảng cách từ bãi rác đến khu dân cƣ tập chung 623 m.

Hình 2.5. Vị trí lấy mẫu nƣớc rác tại bãi rác đồng Cao xã Hƣơng Sơn

Tổng diện tích bãi rác 2.500 m2, tập kết rác khu dân thôn Hội Xá và thôn Hà Đoạn, khoảng cách đến khu dân cƣ 850 m. Hiện trạng không có hệ thống tƣờng rào, có trồng cây xanh tại khu vực chung quanh Bãi Rác, đã sử dụng 50% tổng diện tích bãi rác.

Tổng diện tích 8.000 m2, Xung quanh đất nông nghiệp cấy lúa. Khoảng cách từ khu dân cƣ đến bãi rác thải 900 m. Hiện trạng rác thải đổ trên 90% tổng diện tích.

+ Thời gian lấy mẫu: Sẽ lấy mỗi vị trí 01 mẫu vào các ngày trời không có mƣa.

+ Phƣơng pháp lấy mẫu đƣợc thực hiện theo QCVN 25:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nƣớc thải của bãi chôn lấp chất thải rắn. Cột B1 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải của bãi chôn lấp chất thải rắn hoạt động trƣớc ngày 01/01/2010 khi xả vào các nguồn nƣớc không dùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt và QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nƣớc thải công nghiệp. Cột B quy định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp khi xả vào nguồn nƣớc không dùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt.

- Phƣơng pháp phân tích đƣợc thực hiện giữa phƣơng pháp đo nhanh tại hiện trƣờng và phân tích trong phòng thí nghiệm theo QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT quy chuẩn quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt.

Hình 2.7. Lấy mẫu nƣớc rỉ rác tại xứ đồng Kênh, xã Phù Lƣu Tế

Hình 2.8. Lấy mẫu nƣớc rỉ rác tại bãi Phía Nam, Thị trấn Địa Nghĩa

+ Các chỉ tiêu phân tích: Do tác giả tập trung đánh giá các ảnh hƣởng của rác thải sinh hoạt đến môi trƣờng nƣớc mặt nên sẽ lựa chọn một số chỉ tiêu đặc trƣng có thể bị ảnh hƣởng nhƣ: pH, BOD5 (20°C), COD, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni (NH4+ tính theo N), Clorua (Cl-), Nitrat (NO-2 tính theo N), Nitrat (NO-3 tính theo N), coliform, E.coli.

Từ đó đề ra các yếu tố ảnh hƣởng của rác thải sinh hoạt đến sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)