Ảnh hưởng của việc thải bỏ chất thải nguy hoại trong rác thải sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 89 - 90)

hoạt vào môi trường

Việc đốt, phá hủy, chôn lấp, tiếp xúc trực tiếp, hay bỏ pin trong thùng rác bình thƣờng đều đƣợc khuyến cáo là không phù hợp với tất cả các loại pin.

Theo kết quả khảo sát lƣợng rác thải nguy hại từ các hộ gia đình từ 0,13% - 0,2% tổng lƣợng rác. Các viên pin thƣờng có các kim loại nặng nhƣ chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ đƣợc chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nƣớc ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nƣớc. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí.

Lƣợng thủy ngân có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nƣớc hoặc 1 mét khối đất trong 50 năm. Thủy ngân từ các nguồn ô nhiễm khi xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng ăn uống hoặc hít thở, chúng có thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch…

Một lƣợng nhỏ của chì cũng có thể gây hại cho cơ thể. Nó có xu hƣớng thay thế vị trí của tất cả các kim loại khác trong cơ thể ngƣời. Ví dụ chì sẽ chiếm chỗ của canxi trong xƣơng, chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein, chiếm chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện não, thay thế

sắt trong máu… Tóm lại chì gây rối loạn hoặc ngƣng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thƣờng trong cơ thể. Nó gây còi xƣơng, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với ngƣời lớn, tổn hại máu và xƣơng, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận…

Khi nhiễm độc kẽm, ngƣời bệnh thƣờng nôn mửa nhiều và có thể bị chảy máu đƣờng ruột. Tình trạng chung của cơ thể thƣờng không ổn định, hay run rẩy, giảm mức phản xạ tự nhiên, đôi khi bị tê liệt.

Khi Cadmium xâm nhiễm vào cơ thể ngƣời, nó sẽ là tác nhân dẫn đến nhiều loại bệnh nhƣ loãng xƣơng, thiếu máu, suy gan thận, gây nhiều loại ung thƣ nhƣ ung thƣ tuyến tiền liệt, ung thƣ phổi, đối với phụ nữ có thai, nó làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi…

Pin lithium-ion tuy không ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe nhƣng có nguy cơ cháy nổ cao, phải lƣu ý khi vận chuyển. Do vậy, Cần nâng cao ý thức với việc loại bỏ pin sau khi sử dụng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)