Định hướng, mục tiêu quản lý RTSH của huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 102)

Theo định hƣớng của quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Hà Nội đến năm 2030, nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải rắn tại nguồn, tăng cƣờng tái sử dụng, tái chế để giảm khối lƣợng chất thải rắn phải chôn lấp; đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo từng giai đoạn; chất thải rắn phải đƣợc phân loại tại nguồn. Việc thu gom, xử lý phải đƣợc ƣu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp. Hạn chế việc chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt, năm 2020, tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 85 - 100%, nông thôn khoảng 80 - 85%. Năm 2030: tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 95 - 100%; nông thôn đạt khoảng 85 - 95%.

Thực hiện mục tiêu đến năm 2030, tất cả RTSH phát sinh của huyện Mỹ Đức đều đƣợc thu gom, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng. Đồng thời, tiếp tục triển khai các dự án xử lý rác thải cấp huyện, xác định công nghệ xử lý phù hợp. Hoàn thành việc quy hoạch mạng lƣới điểm tập kết, trung chuyển rác thải phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng, đảm bảo mỗi xã có từ 1 - 2 điểm tập kết/trung chuyển rác thải và tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu xử lý, bao gồm: Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Hợp Thanh, công suất 300 tấn/ngày; Khu xử lý rác thải Phù Lƣu Tế, huyện Mỹ Đức, công suất 50 tấn/ngày.

Đặc biệt, đẩy mạnh công tác phân loại rác tại nguồn theo hƣớng phân chia địa bàn các xã thành nhiều vùng khác nhau để áp dụng các phƣơng thức phân loại, thu gom phù hợp; kết hợp với việc phân loại tại các trạm trung chuyển nhằm tăng hiệu quả xử lý, tái chế rác thải, giảm tỷ lệ chất thải phải vận chuyển đi chôn lấp, xử lý. Bên cạnh đó, xây dựng lộ trình ƣu tiên áp dụng công nghệ xử lý CTR tiên tiến, tiếp tục lựa chọn công nghệ chôn lấp và xử lý hợp vệ sinh, nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý RTSH bằng phƣơng pháp đốt phát điện; Từ năm 2018, lựa chọn công nghệ tái chế, thu hồi là công nghệ chủ đạo, đốt một phần, hoặc đốt có thu hồi năng lƣợng; kết hợp với chôn lấp hợp vệ sinh tại chỗ (của huyện), hoặc trung chuyển đến các bãi chôn lấp tập trung của thành phố, hƣớng tới mô hình xử lý rác thải 3R hoàn chỉnh theo định hƣớng quy hoạch của Thành phố.

Trong thời gian tới để giải quyết những hạn chế còn tồn tại, đồng thời hƣớng đến hiện đại hóa trong công tác BVMT nói chung và quản lý RTSH nói riêng, UBND huyện Mỹ Đức cần có các giải pháp từng bƣớc mang tính chất đồng bộ, thực tế, có thể thực hiện đƣợc và đem lại hiệu quả trong việc quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của đất nƣớc, huyện Mỹ Đức cũng có tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, mức tăng dân số là yếu tố chủ yếu khiến lƣợng rác thải ra môi trƣờng ngày càng nhiều đòi hỏi yêu cầu cấp thiết cần có các biện pháp quản lý cụ thể và hiệu quả. Chính vì thế, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền, tăng cƣờng sự phối hợp và tham gia của cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng, nâng cao ý thức của ngƣời dân. Qua việc tìm hiểu thực trạng, phân tích những yếu tố ảnh hƣởng, những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện tôi đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội nhƣ sau:

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau thời gian thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” cho thấy:

Thực trạng rác thải, tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức trong thời gian qua đã có những cải thiện tốt, hệ thống quản lý RTSH của huyện đã đƣợc thiết lập từ cấp huyện xuống cấp xã, hoạt động thu gom RTSH từ thô sơ, chở bằng xe cơ giới công nông do quản lý Hợp Tác xã quản lý đến nay có xe chuyên dụng quản lý chặt chẽ hơn, mang tính chuyên nghiệp đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh nên lƣợng RTSH phát sinh ngày càng tăng. Mỗi ngày, khoảng 123,3 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Huyện Mỹ Đức. Trong đó, lƣợng rác thải sinh hoạt hộ gia đình chiếm lớn nhất 88% với hệ số phát thải trung bình là 0,57 kg/ngƣời/ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom chỉ đạt 85% nên lƣợng rác thu gom thực tế chỉ đạt 104,8 tấn/ngày tổng lƣợng rác phát sinh.

- Hiện nay, Công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, 100% đều chƣa phân loại rác tại nguồn, vì vậy thành phần chất thải phức tạp các loại rác đƣợc thu gom hỗn tạp (rác nguy hại) đem bãi chôn lấp thải bỏ gây khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý. Trong đó thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy của RTSH chiếm phần lớn trung bình trên 80% lƣợng rác phát sinh.

- Tại các bãi rác tập trung lộ thiên của 22 xã thị trấn bị xuống cấp, toàn bộ nƣớc rỉ rác không đƣợc xử lý trƣớc khi thải ra kênh mƣơng sử dụng tƣới tiêu nội đồng. Hiện tại rác tồn đọng định kỳ Công ty Môi trƣờng có phun chế phẩm EM, Rắc vôi bột, thuốc diệt ruồi 01 lần/tuần, tuy nhiên chƣa đảm bảo VSMT. Đây là vấn đề cần quan tâm để giảm thiểu những ảnh hƣởng cho môi trƣờng và gây ảnh hƣởng tới ngƣời dân.

- Cải tạo, nâng cấp bãi tập kết chất thải rắn sinh hoạt, đối với bãi tập kết có khoảng cách đến khu dân cƣ dƣới 500 m cần bố trí quy hoạch bãi mới cho phù hợp, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.

- Dự báo tổng khối lƣợng RTSH phát sinh tại huyện Mỹ Đức năm 2030 là 151,7 tấn/ngày, tăng 26,32 tấn/ngày tức tăng 21% so với năm 2030. Nhu cầu của ngƣời dân ngày càng cao dẫn đến lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn. Dựa vào biện pháp dự báo này có thể tính toán và xác định những biện pháp phù hợp cho tƣơng lai lâu dài.

- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý RTSH trên địa bàn huyện Mỹ Đức trong thời gian tới nhƣ sau: Phân loại rác tại nguồn, hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng; Kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lý VSMT trên địa bàn huyện và Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện; Tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí, cơ sở vật chất, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ trong công tác thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn huyện.

2. Tồn tại nghiên cứu

- Thời gian khảo sát thu thập số liệu từ các hộ gia đình ngắn chƣa đánh giá khối lƣợng rác phát sinh theo mùa và các ngày lễ tết trong năm.

- Địa bàn khảo sát mới tập trung ở 03 xã Hƣơng Sơn, thị trấn Đại Nghĩa và xã Phù Lƣu Tế nên tính đại diện cho toàn huyện Mỹ Đức chƣa cao.

- Chƣa điều tra khảo sát trực tiếp các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt khác.

3. Kiến nghị nghiên cứu

Để có giải pháp quản lý tốt nhất các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung nghiên cứu khắc phục hạn chế nhƣ:

- Tăng thời gian điều tra, khảo sát số liệu theo mùa trong năm;

- Địa bàn khảo sát ở các xã, thị trấn rộng hơn, mang tính toàn diện hơn; - Tăng cƣờng điều tra khảo sát trực tiếp các nguồn phát sinh rác thải khác trên địa bàn nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khánh An, Mỗi hố rác một cây xanh,

http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/Moi-truong/Moi-ho-rac-mot- cay-xanh-5592/ , 2018. (Tr 13).

2. Ban thời sự vtv, Hiệu quả mô hình xử lý rác thải dựa vào cộng đồng ở Hải

Phòng, https://vtv.vn/trong-nuoc/hieu-qua-mo-hinh-xu-ly-rac-thai-dua-vao-

cong-dong-o-hai-phong-20170928110143339.htm, 2017 (Tr 13).

3. Bộ Tài nguyên và môi trƣờng (2015). Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia

giai đoạn 2011 - 2015 (Tr 07).

4. Linh Chi, Hàn Quốc: Chia sẻ kinh nghiệm quản lý môi trƣờng,

https://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong/han-quoc-chia-se-kinh-nghiem- quan-ly-moi-truong-1253352.html, 2018 (Tr 11).

5. Chính phủ (2007). Nghị định 59/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về Quản lý chất

thải rắn.

6. Chính phủ (2015). Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về Quản lý chất thải

và phế liệu (Tr 06).

7. Chính phủ (2016). Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ và

giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trƣờng.

8. Vũ Quốc Chính, Nguyễn Duy Phú và Lê Văn Cƣ (2011). Xã hội hóa công tác

quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn - thực trạng và giải pháp, Tạp chí KH&CN Thủy lợi Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam.

9. Đặng Kim Cơ (2004), Kỹ thuật môi trƣờng, Nxb Khoa học kỹ thuật.

10. Daniel Hoornweg and Perinaz Bhada - Tata (WB), What A Waste - A Global

Review of Solid Waste Managament, The World Bank, 2012 (Tr 01).

11. Trần Thị Mỹ Diệu (2010). Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Trƣờng

Đại học Văn Lang. (Tr 05 - 06).

12. Hoàng Dƣơng Tùng và Nguyễn Văn Thùy (2012). Quản lý chất thải rắn: Hiện

trạng, thách thức và định hƣớng, http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/ cccs/Pages /Quan- ly-chat-thai-ran-Hien- trang-thach-thuc-va-dinh-huong.aspx,

13. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 đƣợc Quốc hộ nƣớc CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. (Tr 05). http://www.atlas.d-waste.com/index.php?view=country_report&country_id=5

14. Trần Thị Lành (2017). Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý chất thải

rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

(trang 25).

15. Phƣơng Linh (2016). Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại Penang- Malaysia,

Tạp chí môi trƣờng. trang 51-52

16. Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn (2009). Tập bài giảng Quản lý chất thải rắn

và chất thải nguy hại, Trƣờng Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012). Giáo

trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

18. Hồng Nhung- Thu Giang. Kinh nghiệm quản lý rác thải trên thế giới.

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/the-gioi/kinh-nghiem-quan-ly-va-xu- ly-rac-thai-tren-the-gioi.html, 2016 (Tr 09).

19. Thủ tƣớng Chính phủ (2014). Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch xử lý

chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

20. Nguyễn Văn Phƣớc (2006). Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, Trƣờng

Đại học bách khoa HCM. (Tr 14).

21. Văn Hữu Tập (2015). Chất thải rắn và phân loại chất thải rắn,

http://moitruongviet.edu.vn/chat-thai-ran-va-phan-loai-chat-thai-ran/.

22. Nguyễn Xuân Thành, Lê Văn Hƣng và Phạm Văn Toản (2010). Giáo trình

công nghệ sinh học xử lý môi trƣờng, Nxb Nông nghiệp (Tr 04).

23. Nguyễn Thanh Tuyền, MBA và Nguyễn Lê Anh (2015). Mối quan hệ hữu cơ

giữa thể chế, cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 22 (32).

24. UBND huyện Mỹ Đức (2018). Báo cáo Tổng kết công tác đảm bảo trật tự

25. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2016). Quyết định 54/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 về việc ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoat; giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng đối với chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

26. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2017). Công văn số 1423/UBND-KT

ngày 28/3/2017 về mô hình tổ chức thu và chỉ tiêu thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đối với chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng trên địa bàn Thành phố.

Phụ lục 01. PHIẾU ĐIỀU TRA

Xã:……… Phiếu số:…………...

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ DÂN

Để có cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu Luận văn thạc sỹ “Quản lý RTSH trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”, tôi xin kính đề nghị ông/bà vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vào 1 ô trống tƣơng ứng theo phƣơng án mà ông/bà lựa chọn trong các câu hỏi dƣới đây.

Tôi cam kết những thông tin Ông/bà cung cấp đƣợc hoàn toàn giữ bí mật và các câu trả lời của ông/bà chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không vì mục đích nào khác.

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên:……….. 2. Tuổi: ………. Giới tính: ………...… 2. Tuổi: ………. Giới tính: ………...… 3. Trình độ học vấn

□ Tiểu học □ Trung học cơ sở

□ Trung học phổ thông □ Đại học □ Chƣa qua đào tạo 4. Nghề nghiệp:

………..………. 5. Chi phí cho hoạt động quản lý rác thải của gia đình: … ………./ngƣời/tháng.

II. THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT 2.1. Ông (bà) có phân loại rác trƣớc khi loại bỏ không?

□ Có □ Không - Nếu có, ông bà phân loại rác nhƣ thế nào? □ Rác tái chế đƣợc và không tái chế đƣợc.

□ Rác thải hữu cơ có thể ủ phân bón và không ủ phân bón đƣợc. □ Phân loại theo cả 2 cách trên.

- Nếu không, ông (bà) có thể cho biết lý do? ……… ………

2.2. Theo ông (bà) việc phân loại rác thải tại nguồn có cần thiết không?

□ Không cần thiết □ Khá cần thiết □ Cần thiết □ Rất cần thiết

2.3. Ông bà học đƣợc cách phân loại rác thải từ đâu?

□ Sách, báo, internet… □ Truyền thanh. □ Cán bộ tuyên truyền. □ Ngƣời thân. □ Công nhân VSMT.

2.4. Những khó khăn khi phân loại rác là gì? ……….. ..……… ………….………..

2.5. Thu gom rác thải.

- Ông (bà) đánh giá nhƣ thế nào về dịch vụ thu gom rác thải của công ty cung ứng

dịch vụ môi trƣờng?

□ Kém □ Trung bình □ Tốt □ Rất tốt

- Ông (bà) đánh giá gì về mức đóng phí dịch vụ môi trƣờng hàng tháng? □ Thấp □ Trung bình □ Cao □ Quá cao

- Ông (bà) có điểm gì không hài lòng đối với công tác thu gom rác thải ở địa phƣơng mình?

………...……….. ……….

2.6. Vận chuyển rác thải.

- Ông (bà) đánh giá thế nào về hoạt động vận chuyển rác thải tại địa phƣơng mình? □ Kém □ Trung bình □ Tốt □ Rất tốt

- Theo ông (bà) tồn tại trong quá trình vận chuyển rác thải là gì? □ Nƣớc từ rác thải gây mùi khó chịu.

□ Mùi từ xe vận chuyển rác gây ra.

□ Rác vƣơng vãi trong quá trình vận chuyển.

□ Khác………. - Ông (bà) có ý kiến đóng góp gì cho quá trình vận chuyển rác thải tại địa phƣơng? ………

2.7. Xử lý rác thải.

- Ông (bà) đánh giá về chất lƣợng xử lý rác thải ở các bãi rác tại địa phƣơng mình nhƣ thế nào?

- Gia đình ông (bà) có tự xử lý rác thải không? □ Có □ Không - Nếu có, bằng hình thức nào? □ Ủ phân compost

□ Tái sử dụng các hộp nhựa, lọ thủy tinh… □ Cả hai hình thức trên

2.8. Theo ông (bà) bãi rác ở địa phƣơng mình có đƣợc đặt ở vị trí phù hợp không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)