Hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 47 - 50)

Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ: Điện, đƣờng, trƣờng, trạm đƣợc đầu tƣ, xây dựng và nâng cấp, phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Hiện nay, các tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ; liên huyện, các tuyến đƣờng liên thôn đƣợc nhựa hóa, bê tông và gạch hóa 100%; các xã, thị trấn có trụ sở làm việc kiên cố; 100% số hộ dân trên địa bàn đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc, gắn phát triển kinh tế với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống của nhân dân; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; hệ

thống giáo dục - đào tạo, y tế từ huyện đến cơ sở từng bƣớc đƣợc hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu học tậpvà chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

3.2.3. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội

Tình hình kinh tế xã hội của huyện Mỹ Đức có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2016, tổng thu nhập toàn huyện là 5.745 tỷ đồng. Năm 2017, tổng thu nhập của toàn huyện là 6.263 tỷ đồng và năm 2018, tổng thu nhập của huyện là 6.882 tỷ đồng. Trong tổng thu nhập của toàn huyện thì thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng là lớn, lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp hơn. Điều này cho thấy kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ động của nền kinh tế tại huyện.

Tình hình kinh tế xã hội của huyện Mỹ Đức có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2016, tổng thu nhập toàn huyện là 5.746 tỷ đồng. Năm 2017, tổng thu nhập của toàn huyện là 6.263 tỷ đồng và năm 2018, tổng thu nhập của huyện là 6.882 tỷ đồng, tăng 9,44%/năm giai đoạn 2016 - 2018. Trong tổng thu nhập của toàn huyện thì thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng là lớn, lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp hơn. Điều này cho thấy kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ động của nền kinh tế tại huyện.

* Đánh giá chung về kinh tế huyện Mỹ Đức:

Sau khi thực hiện hợp nhất, điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Mỹ Đức đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, huy động mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện, làm cho bức tranh kinh tế của huyện khởi sắc từng ngày. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 9,2%/năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2018 ƣớc đạt 8326,8 tỷ đồng, tăng 4817,8 tỷ đồng so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển biến tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy giảm từ 46,8% (năm 2008) xuống còn 27,94% (giữa năm 2018); Công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng từ 24,9% (năm 2008) lên 28% (giữa năm

2018); Thƣơng mại - Dịch vụ - Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tăng từ 28,3% (năm 2008) lên 44,06% (giữa năm 2018). Năng suất lúa vụ xuân 2018 đạt 69,45 tạ/ha, tăng 10,99 tạ/ha so với năm 2008; Tổng thu ngân sách nhà nƣớc 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.082 tỷ 980 triệu đồng,trong khi tổng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2008 mới chỉ đạt có 88 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách huyện, xã 6 tháng đạt trên 1.090 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách huyện, xã: Uớc đạt 1.063 tỷ 382 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến tháng 6/ 2018 đã đạt: 38, 9 triệu đồng /ngƣời/năm, tăng gấp 7,5 lần so với năm 2008. Đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện. Số hộ giàu tăng, số hộ nghèo giảm từ 16,73% (năm 2008) xuống còn 5,9% (năm 2017). Cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn đƣợc đầu tƣ đồng bộ, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Toàn huyện có 10/21 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

* Hoạt động du lịch Chùa Hƣơng:

Chùa Hƣơng là nơi hội tụ đủ loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh... là nơi hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nƣớc. Lƣợng khách đến với chùa Hƣơng ngày càng có xu hƣớng tăng. Lễ hội Chùa Hƣơng đƣợc bắt đầu từ ngày 06 tháng Giêng, kéo dài trong 3 tháng đầu năm. Số lƣợng khách đến chùa Hƣơng qua các năm luôn dao động ở mức khá cao, trung bình từ 2009 - 2018 thu hút khoảng 1,35 triệu lƣợt khách, năm cao nhất lên tới 1,6 triệu lƣợt khách. Tỷ lệ thuận với lƣợng du khách càng tăng, lƣợng rác thải phát sinh càng lớn. Toàn bộ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn khu di tích thắng cảnh Chùa Hƣơng giao cho Ban quản lý khu di tích và UBND xã Hƣơng Sơn đảm nhiệm (ký hợp đồng với Công ty TNHH Yến Hƣơng) với lƣợng rác phát sinh trung bình hàng năm khoảng 715 tấn chất thải rắn sinh hoạt/năm, tỷ lệ thu gom đạt 90 - 93%.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm rác thải sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)