Giải pháp tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 97 - 98)

Thứ nhất, bảo đảm mức phí bảo vệ môi trƣờng phù hợp nhằm duy trì công tác quản lý rác thải trên địa bàn, cần thực hiện tốt quá trình vận động để các hộ dân, các hộ sản xuất kinh doanh tích cực tham gia đóng góp. Khi ngƣời dân đóng góp phí VSMT đầy đủ sẽ giúp nguồn ngân sách của huyện cho công tác VSMT đƣợc tăng lên, từ đó chính quyền huyện Mỹ Đức chủ động hơn trong đầu tƣ cho hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và có điều kiện đầu tƣ trang thiết bị trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải có hiệu quả và hiện đại hơn. Cần xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt qua đó

nâng cao mức sẵn lòng đóng góp của ngƣời dân cho công tác thu gom và xử lý RTSH từ đó nguồn ngân sách cho việc đầu tƣ cơ sở vật chất cũng đƣợc tăng lên.

Thứ hai, Ủy ban nhân nhân huyện Mỹ Đức cần đề nghị UBND thành phố hỗ trợ thêm ngân sách dành cho hoạt động quản lý rác thải, bảo vệ môi trƣờng ở huyện. Đặc biệt để sớm triển khai đầu tƣ xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung của huyện tại xã Hợp Thanh, nhằm giải quyết triệt để tình trạng quá tải ở các điểm tập kết, trung chuyển rác thải tại các xã hiện nay. Trƣớc mắt, tiến hành khảo sát để có kế hoạch cụ thể về việc đề nghị thành phố chấp thuận thêm khối lƣợng rác thải tại một số bãi tập kết, trung chuyển rác thải của huyện đƣợc vận chuyển đi xử lý tại nhà máy xử lý rác Xuân Sơn, Sơn Tây, nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải và ô nhiễm môi trƣờng ở các xã nhƣ hiện nay.

Các cơ quan quản lý phải có biện pháp hỗ trợ để tạo thành thói quen phân loại rác cho ngƣời dân nhƣ đầu tƣ các thùng đựng rác lớn ở các khu công sở, tƣờng học hoặc phát thùng đựng rác nhỏ đối với các hộ dân. Các thùng đựng này cần có sự phân biệt màu sắc, màu xanh dành cho rác hữu cơ và màu vàng dành cho rác vô cơ. Tiến hành thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn sau đó nhân rộng mô hình trên toàn huyện. Việc phân loại rác tại nguồn là biện pháp quản lý chất thải rắn hiệu quả nhất, đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và tận dụng đƣợc lƣợng chất thải có thể tái chế và sử dụng nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm chi phí xử lý chất thải. Bên cạnh đó cần thành lập tổ giám sát việc phân loại này. Ngƣời giám sát là những ngƣời thuộc các tổ chức của thôn, xóm, xã nhƣ trƣởng thôn, Bí thƣ, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)