Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 84 - 85)

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mỹ Đức có 38 bãi chôn lấp rác thải, 6 điểm trung chuyển mới đƣợc đầu tƣ xây dựng có mái che tại các xã Hƣơng Sơn (01 điểm), xã Đại Hƣng (02 điểm), xã Phùng Xá (02 điểm), xã Đồng Tâm (01 điểm), còn lại 32 bãi tập kết lộ thiên. Diện tích trung bình của bãi rác trên địa bàn huyện Mỹ Đức là khoảng 1.477 m2 và diện tích đã sử dụng trung bình là 56,62%. Điều này cho thấy lƣợng rác còn tồn đọng ở các bãi là khá lớn.

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại bãi rác tập trung UBND huyện Mỹ Đức đã phê duyệt kinh phí xử lý môi trƣờng tại bãi rác.

- Sử dụng vôi bột rắc đều lên lớp rác. Định mức 0,001 tấn/1tấn rác. - Phun các hóa chất diệt trừ các loại côn trùng nhƣ: muỗi, ruồi... Định mức: + Hóa chất diệt ruồi: 0,00204 lít/1 tấn rác;

+ Chế phẩm EM: 0,012 lít/1 tấn rác.

- Phun xịt chế phẩm sinh học E.M thứ cấp để khử mùi hôi. Thời gian thực hiện xử lý chế phẩm sinh học 01 lần/tuần.

Tuy nhiên, trong quá trình chôn lấp rác, mùi hôi thối vẫn bốc lên hàng ngày, các loại ruồi muỗi, côn trùng phát triển nhanh. Trong khu vực bãi rác và khu vực nhà dân xung quanh trong vòng bán kính 500 m bốc mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt đối với khu vực dân cƣ ở cuối hƣớng gió trong mùa nắng gắt chuyển mùa, oi bức khiến không khí hết sức ngột ngạt. Ruồi, nhặng cùng vô số côn trùng khắp nơi khiến môi trƣờng sống ở đây bị ô nhiễm, ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là đối với công nhân vận hành bãi rác. Ngoài ra, khí thải từ bãi rác chủ yếu là CH4 và CO2 phát sinh từ quá trình phân hủy kị

khí tại bãi rác với khối lƣợng lớn. Đây là các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nhƣ đã biết khí CH4 có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp 20 lần CO2.

4.3.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất

Qua khảo sát thực tế: 38 bãi tập kết rác thải của 22 xã thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Đức đều nằm trên diện tích đất nông nghiệp do UBND xã quản lý. Xung quanh nhân dân canh tác sản xuất nông nghiệp, toàn bộ diện tích xung quanh bỏ hoang, nhân dân không canh tác nguyên nhân nƣớc rỉ không đƣợc xử lý xả ra môi trƣờng làm cho cây lúa bị lốp không có hạt không đƣợc thu hoạch nhƣ bãi rác xứ đồng Kênh xã Phù Lƣu Tế và bãi phía Nam thị trấn Đại nghĩa....

Nếu rác không đƣợc xử lý đúng theo quy trình kỹ thuật, nó sẽ làm ô nhiễm đến môi trƣờng đất, nƣớc mặt, nƣớc ngầm, từ đó dễ dẫn đến khả năng gây ô nhiễm cây trồng và nƣớc uống của con ngƣời.

Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất;

+ Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc... những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng.

Kết quả khảo sát chƣa có biện pháp xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ các hộ gia đình nhƣ pin, bóng đèn, ắc quy... mà bỏ chung với rác thông thƣờng, khi đƣa vào môi trƣờng đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nƣớc, giảm lƣợng mùn, làm mất cân bằng dinh dƣỡng... làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)