Hình thái phẫu diện đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 74 - 76)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá sự thay đổi của điều kiện lậpđịa sau khi trồng rừng

4.3.1. Hình thái phẫu diện đất

Hình thái phẫu diện đất là sự biểu hiện bên ngoài, dựa vào đó người ta có thể phỏng đoán tính chất bên trong của nó thông qua màu sắc, độ dày tầng đất…

Kết quả mô tả hình thái phẫu diện đất tại 24 ô tiêu chuẩn nghiên cứu cho thấy: phẫu diện đất tại một số ô tiêu có nhiều nét tương đồng và có thể chia hình thái phẫu điện đất thành ba nhóm: chân, sườn đỉnh và được thể hiện ở Bảng 4.11 như sau:

Vị trí

Đặc điểm Chân Sườn Đỉnh Ô đối chứng

OTC 1,4,7,10,13,16,20,23 2,5,8,11,15,18,21,22 3,6,9,12,14,17,19,24

Độ dốc 13 - 17o 15 -18o 15 - 20o 15o

Đá mẹ Gnai Gnai Gnai Gnai

Cây bụi, thảm tươi Lấu, cỏ lào, bùm bụp Vòi voi, lấu, bọt ếch, kim

ngân Cỏ lào, cỏ xước, kim ngân

Hoắc quang, Ba gạc, Mãi táp Độ che phủ (%) 62 57 42 70 Tầng A Có độ dày từ 0 - 12cm, màu vàng nâu, đất ẩm, tỷ lệ rễ cây 6 - 8%, kết cấu viên, hơi chặt, chuyển lớp không rõ

Có độ dày từ 0 -15cm, màu nâu vàng, đất ẩm, tỷ lệ rễ cây từ 4 - 6%, có nhiều hang giun kết cấu viên bé, chặt, chuyển lớp không rõ

Có độ dày từ 0 - 25cm, màu vàng nâu, tỷ lệ rễ cây từ 4 -6%, kết cấu viên, nhiều đá lẫn, chuyển lớp không rõ

Có độ dày 0 - 10cm, đất màu vàng nâu, tỷ lệ rễ cây từ 4 -6%, kết cấu viên, nhiều đá lẫn, chuyển lớp không rõ Tầng B Có độ dày từ 12 - 120cm, màu vàng đỏ, ẩm, rễ cây 4 - 6%, kết cấu viên lớn, thành phần cơ giới: thịt nhẹ, chặt, chuyển lớp không rõ Có độ dày từ 15 - 120cm, màu vàng đỏ, ẩm, rễ cây 3% kết cấu viên lớn, thành phần cơ giới thịt trung bình, chặt, chuyển lớp không rõ. Có độ dày từ 25 - 80cm, màu vàng nâu hoặc vàng đỏ, tỷ lệ rễ cây 5 - 7% thành phần cơ giới thịt nhẹ, nhiều đá lẫn, chuyển lớp không rõ

Có độ dày từ 25 - 50cm, màu vàng nâu hoặc vàng đỏ, tỷ lệ rễ cây 8 - 10% thành phần cơ giới thịt nhẹ, nhiều đá lẫn, chuyển lớp không rõ

Không có nhiều khác biệt về đặc điểm hình thái phẫu diện đất theo các vị trí chân, sườn, đỉnh trong rừng trồng và giữa rừng trồng với ô đối chứng. Đất tại khu vực nghiên cứu là đất feralit vàng đỏ, phát triển trên đá mẹ Gnai, có tầng đất dày. Nhìn chung hình thái phẫu diện tại 3 vị trí chân sườn đỉnh có sự khác biệt, tuy nhiên chưa có sự khác biệt rõ rệt. Trên toàn bộ các phẫu diện điều tra độ dày tầng đất dao động trong khoảng 80 - 100cm trong đó độ dày tầng đất của ô đối chứng là nhỏ nhất (50cm). Khi đi từ chân đồi lên đỉnh đồi, độ dày tầng đất giảm dần, tuy nhiên độ dày của tầng đất A lại tăng dần lên từ 12 - 25cm. Tại ô đối chứng độ dày của tầng đất A là 10cm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)