Xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 91)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản

Bảng 4.20 là tổng hợp một số nhân tố cấu thành điều kiện lập địa có sự thay đổi sau khi tiến hành trồng rừng. Dựa vào bảng 4.20 có thể thấy rằng hầu hết các sự thay đổi các nhân tố điều kiện lập địa thường có lợi về mặt cải tạo đất và môi trường, chỉ có một số ít các ô tiêu chuẩn có sự thay đổi không có lợi. Xét về thảm thực vật, sau quá trình phát bỏ thực bì để trồng rừng, có thể thấy rằng rừng trồng chưa có cấu trúc tối ưu, chính vì vậy các chỉ tiêu về các nhân tố về thảm thực vật đều được đánh giá là không có lợi cho việc kinh doanh rừng. Với kết quả trên kết hợp cùng các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh luận văn có thể tiến hành đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng trường hợp cụ thể với ví dụ là những lô rừng có các ô tiêu chuẩn đã được điều tra ở trên. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa được thể hiện ở mục 4.4 của luận văn này.

4.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa tại khu vực nghiên cứu địa tại khu vực nghiên cứu

4.4.1. Cơ sở khoa học

Một trong những đặc điểm của cây bản địa là khi nhỏ cần được che bóng ở một độ tàn che nhất định. Cùng với việc lớn lên, nhu cầu ánh sáng cũng sẽ tăng theo. Trên cơ sở này, muốn gây trồng và chăm sóc cây bản địa một cách tốt nhất phải điều chỉnh được độ tàn che cho phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn cụ thể. Đây chính là nguyên tắc, là cơ sở sinh thái học có tính quyết định sự thành công của phương thức trồng rừng bằng cây bản địa.

Trong quá trình trồng rừng các do các nguyên nhân về điều kiện môi trường và con người một số cây trồng đã bị chết, hoặc phát triển kém. Chính vì vậy trong giải pháp lâm sinh cần phải có hoạt động trồng dặm và trồng bổ xung nhằm trả lại mật độ thiết kế và theo đúng quy định nghiệm thu.

Phỏng theo nguyên tắc trên, để đưa ra giai pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa tại khu vực nghiên cứu cần phải xem xét và tiến hành thực hiện các nội dung sau:

4.4.1.1. Phân nhóm cây rừng theo nhu cầu ánh sáng

Trong thực tế có thể có những loài cây khác xa nhau về hệ thống phân loại song lại có thể có cùng một yêu cầu sinh thái. Với lý do này, để thuận lợi cho việc chăm sóc các loài cây bản địa được gây trồng theo phương thức dưới tán, đề tài đề xuất nên tiến hành phân nhóm các loài cây bản địa theo yêu cầu ánh sáng tại từng giai đoạn sinh trưởng.

Việc phân chia các nhóm theo yêu cầu ánh sáng phải được nghiên cứu dựa trên cơ sở:

- Nghiên cứu tỷ lệ Hvn/D00 cho từng loài cây trong mối quan hệ với độ tàn che của tầng cây cao. Trong mối quan hệ này: khi độ tàn che tầng cây cao tăng thì tỷ lệ Hvn/D00 cũng tăng theo hàm tuyến tính bậc nhất.

-Kế thừa các kết quả phân tích giải phẫu lá cây, tính toán tỷ lệ mô dậu/mô khuyết và tỷ lệ khí khổng của lá các loài cây bản địa. Trên cơ sở bề dày mô dậu, mô khuyết và số lượng lỗ khí khổng có thể phân nhóm những loài cây bản địa theo yêu cầu về ánh sáng khác nhau.

Để tiến hành phân nhóm cây rừng - chính là phân nhóm các lô rừng tại khu vực nghiên cứu thông qua việc điều tra OTC. Để phân nhóm cây rừng theo nhu cầu ánh sáng, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu và xác định yêu cầu độ tàn che thích hợp theo tuổi thực tế của cây bản địa. Theo Phạm Xuân Hoàn, Phạm Văn Điển [33,26,22], Các loài cây bản địa khác nhau sẽ có yêu cầu về độ tàn che khác nhau. Từ việc xác định được nhu cầu ánh sáng của từng loài cây tiến hành xác định phân nhóm cây bản địa theo ba loại đó là: Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây chịu bóng nhẹ và nhóm cây chịu bóng. Yêu cầu độ tàn che thích hợp cho từng loài cây bản địa theo tuổi được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.21. Yêu cầu độ tàn che thích hợp của cây bản địa theo tuổi

Nhóm

cây TT

Tên loài cây bản địa

Độ tàn che thích hợp của cây bản địa theo tuổi

1 - 2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 I (ưa sáng) 1 Vối thuốc 0,2 - 0,3 0 - 0,1 0 0 0 2 Luồng 3 Xoan ta 4 Chò chỉ 5 Long não 6 Giáng Hương 7 Xoan đào 8 Dẻ bốp 9 Thông nhựa II (chịu bóng nhẹ) 10 Lát hoa 0,5 - 0,6 0,4 - 0,5 0,3 - 0,4 0,1 - 0,2 0 11 Lim xẹt 12 Lòng Mang 13 Huỷnh 14 trầm 15 Trám trắng III (chịu bóng) 16 Lim xanh 0,6 - 0,7 0,5 - 0,6 0,4 - 0,5 0,2 - 0,3 0 - 0,2 17 Sao đen 18 Dầu rái 19 Sấu 20 Nhội 21 Muồng đen

4.4.1.2. Xác định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng

a. Chặt nuôi dưỡng tầng cây cao kết hợp chăm sóc cây bản địa

Bản chất của các xử lý lâm sinh tác động vào rừng là giải quyết mâu thuẫn giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với môi trường (Phạm Xuân

Hoàn và Phạm Văn Điển, 2005)[20]. Với phương thức trồng rừng bằng cây bản địa dưới tán, muốn chăm sóc tốt cây bản địa cần giải quyết mâu thuẫn phát sinh giữa nó với quần thể, quần xã xung quanh và với môi trường sống. Theo Bechsơ: ánh sáng là chiếc đòn bẩy mà các nhà lâm học dùng để điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của rừng theo hướng có lợi về kinh tế. Xét về sâu xa, mâu thuẫn lớn nhất ở đây chính là yêu cầu về ánh sáng. Cây bản địa với đặc điểm khi nhỏ cần che bóng thì tầng cây cao lúc này là tấm lá chắn tự nhiên khổng lồ, song càng lớn, nhu cầu ánh sáng càng tăng lên khi đó giữa chúng phát sinh mâu thuẫn. Chặt tỉa thưa tầng cây cao là một giải pháp tối ưu song phải chú ý rằng chặt tỉa thưa ở đây không với ý nghĩa nuôi dưỡng những cây tầng cao để lại mà là nhằm tới sự sinh trưởng của lớp cây bản địa. Do đó, khi tiến hành chặt tỉa thưa việc xác định cường độ chặt hay độ giảm tàn che là một việc làm rất quan trọng. Để làm tốt việc này cần căn cứ vào:

- Hiện trạng của tầng cây cao.

- Thành phần và mật độ cây bản địa.

- Ảnh hưởng của tầng cây cao tới các nhân tố tiểu hoàn cảnh. - Phân nhóm cây bản địa theo yêu cầu độ tàn che.

b. Tỉa cành

Tỉa cành là một biện pháp quan trọng khi chăm sóc lớp cây bản địa vì những lý do sau:

- Trong một số trường hợp nếu chặt tỉa thưa sẽ tạo khoảng trống ở trong rừng làm giảm độ tàn che cục bộ xuống dưới mức thích hợp của cây bản địa, trong khi đó nếu không chặt tỉa thưa thì lại duy trì độ tàn che cao quá độ tàn che thích hợp.

- Trong một khu vực hẹp, có thể có nhiều loài cây bản địa được gây trồng, tại các giai đoạn tuổi khác nhau do đó nhu cầu về độ tàn che là khác nhau. Nếu tỉa thưa có thể rất tốt với loài này nhưng lại có tác động bất lợi tới những loài khác. Khi này tỉa cành được coi là một giải pháp phù hợp.

- Khi cây bản địa dưới tán đã khá lớn, việc chặt hạ tầng cây cao sẽ gây tổn thương cơ giới cho các cây bản địa. Trong trường hợp này tỉa cành được coi là một giải pháp phù hợp.

c. Chăm sóc cây bản địa kết hợp trồng bổ sung

Xuất phát từ quá trình nghiên cứu, đề tài nhận thấy việc chăm sóc cây bản địa là một việc làm rất cần thiết và đem lại hiệu quả rất cao. Đối với những vị trí được chăm sóc, cây bản địa sinh trưởng rất tốt. Việc chăm sóc cây bản địa có thể bằng cách tỉa cành, phát dây leo. Trong một số trường hợp không nên phát thảm tươi quá triệt để.

Ở một số vị trí đặc biệt dưói tán rừng Thông, mật độ cây bản địa còn ít. Nên tiến hành trồng dặm để tăng mật độ nhằm tăng tính đa dạng và tính cạnh tranh giữa các loài.

4.4.2. Giải pháp xử lý tầng cây cao và chăm sóc cây bản địa

4.4.2.1. Phân chia đối tượng rừng trồng để tác động giải pháp kỹ thuật lâm sinh

Để áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh một cách phù hợp cho từng đối tượng, nhóm nghiên cứu tiến hành phân chia đối tượng thành các nhóm khác nhau. Kết quả phân chia được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.22. Phân chia đối tượng rừng trồng để tác động Tình huống (1) Đặc điểm rừng trồng (2)

Giải pháp kỹ thuật lâm sinh (3)

1 Cây bản địa bị thiếu ánh sáng hoặc bị chèn ép bởi tầng cây cao.

Xử lý tầng cây cao (tỉa thưa, tỉa cành).

2

Mật độ hiện tại của cây bản địa thấp, không đảm bảo yêu cầu của nghiệm thu hoàn thành hoặc không thể thành rừng. Nguyên nhân chính là do điều kiện lập địa xấu khi trồng rừng lần đầu.

Trồng bổ sung cây bản địa vào chỗ thích hợp.

3

Cây bản địa sinh trưởng chậm, lô rừng thuộc cấp phẩm chất trung bình hoặc xấu.

Chăm sóc cây bản địa (gồm cả cây trồng và cây tái sinh, phục hồi nếu có).

4 Gồm cả ba tình huống 1, 2, 3

Xử lý tầng cây cao kết hợp với trồng bổ sung và/hoặc chăm sóc cây bản địa (gồm cả cây tái sinh, phục hồi tự nhiên - nếu có).

Trong 4 tình huống nêu trên, tình huống 4 có khả năng xảy ra phổ biến. Nghĩa là, trong lô rừng vừa có một số cây bản địa bị chèn ép, thiếu ánh sáng; đồng thời một số cây bản địa đã bị chết làm mật độ hiện tại giảm xuống; vừa có một số cây bản địa sinh trưởng chậm, phẩm chất không tốt. Trong trường hợp này, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp được dựa trên việc tổng hợp từng giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho từng tình huống 1, 2, 3. Để thuận tiện cho việc áp dụng giải pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp, bản hướng dẫn này sẽ trình bày từng giải pháp kỹ thuật lâm sinh riêng biệt tương

ứng với từng tình huống 1, 2, 3. Nếu tình huống 4 xảy ra thì trình tự thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng được xác định tuần tự là: Xử lý tầng cây cao - trồng bổ sung cây bản địa - chăm sóc cây bản địa hiện có. Các giải pháp khác như bảo vệ rừng luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Với các đối tượng rừng khác, cần thực hiện những giải pháp bảo vệ rừng theo quy định hiện hành của dự án và sẽ áp dụng giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp theo bản hướng dẫn này khi chúng có những đặc điểm được mô tả ở cột (2).

Dựa vào bảng phân chia đối tượng rừng trồng để tác động luận văn áp dụng các biện pháp này cho các ô tiêu chuẩn đã thiết lập ta có được bảng sau:

Bảng 4.23: Xác định tình huống cho các mô hình rừng đang nghiên cứu

Loài cây trồng Mật độ Độ tàn che hiện tại Độ tàn che thích hợp Xác định tình huống

1 Lát 783 0,65 0,4 - 0,5 1 2 Lát 728 0,6 0,4 - 0,5 1 7 Sấu 802 0,6 0,3 - 0,4 1 8 Sấu 758 0,6 0,3 - 0,4 1 9 Sấu 786 0,6 0,3 - 0,4 1 10 Lim xanh 845 0,55 0,3 - 0,4 1 11 Lim xanh 811 0,5 0,3 - 0,4 1 12 Lim xanh 685 0,6 0,3 - 0,4 1 13 Lát hoa + Keo 1154 0,7 0,4 - 0,5 1 14 Lát hoa + Keo 1172 0,7 0,4 - 0,5 1 15 Lát hoa + Keo 1154 0,7 0,4 - 0,5 1

16 Sấu + Sao đen 1028 0,75 0,3 - 0,4 1

21 Lim xanh + Keo 1383 0,75 0,3 - 0,4 1

17 Sấu + Sao đen 980 0,7 0,3 - 0,4 2

19 Lim xanh + Keo 1052 0,6 0,3 - 0,4 2

20 Lim xanh + Keo 1080 0,6 0,3 - 0,4 2

3 Lát 805 0,55 0,3 - 0,4 3

4 Sao đen 1154 0,6 0,3 - 0,4 3

5 Sao đen 1172 0,55 0,3 - 0,4 3

6 Sao đen 1154 0,65 0,3 - 0,4 3

22 Sao đen + Keo 1050 0,58 0,3 - 0,4 3

23 Sao đen + Keo 1200 0,68 0,3 - 0,4 3

24 Sao đen + Keo 1232 0,7 0,3 - 0,4 4

Như vậy, dựa vào việc phân chia đối tượng rừng trồng để tác động luận văn đã bước đầu phân loại được các mô hình rừng trồng tại khu vực nghiên cứu để tiến hành các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào từng đối tượng. Dựa vào từng tình huống cụ thể và hiện trạng của rừng tiến hành áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác nhau theo đúng giải pháp kỹ thuật lâm sinh đã được nêu.

4.4.2.2. Giải pháp kỹ thuật xử lý tầng cây cao

a. Nguyên tắc xử lý tầng cây cao

- Xử lý tầng cây cao nhằm mục đích chủ yếu là giải phóng cây bản địa khỏi sự che sáng quá mức của tầng cây cao (Keo tai tượng, Keo lá tràm). Vì vậy, nhu cầu ánh sáng của cây bản địa là cơ sở quan trọng nhất cho việc xác định biện pháp kỹ thuật xử lý tầng cây cao. Trong tài liệu này, nhu cầu ánh sáng của cây bản địa được chuyển thành yêu cầu độ tàn che thích hợp của từng loài cây theo tuổi.

- Xử lý tầng cây cao được thực hiện thông qua kỹ thuật mở tán rừng để đưa độ tàn che hiện tại đạt độ tàn che thích hợp.

- Khi xử lý tầng cây cao cần cân nhắc giữa hai nhóm biện pháp mở tán là: tỉa thưa và tỉa cành. Sự phát triển tốt tươi của cây bản địa phải là nền tảng của việc ra quyết định lựa chọn nhóm biện pháp xử lý, có chú ý tới lợi ích kinh tế trước mắt ở mức độ nhất định.

- Không loại bỏ hoàn toàn tầng cây cao ở giai đoạn cuối của quá trình chặt tỉa, mà lợi dụng quy luật đào thải tự nhiên.

b. Xác định tuổi thực tế của cây bản địa

Tuổi thực tế của cây bản địa (A, năm) được xác định thông qua tuổi vườn ươm (a1, năm) và số năm trồng (a2, năm) theo công thức: A = a1 + a2. Ở bảng 02, các số 1 - 2, 3 - 4, ...9 là tuổi thực tế của cây bản địa (A). Tuỳ thuộc vào từng loài cây mà xác định yêu cầu độ tàn che thích hợp theo tuổi của loài

ấy. Chẳng hạn, với cây Lim xanh, yêu cầu độ tàn che thích hợp ở tuổi 3 - 4 là 0,5 - 0,6; ở tuổi 5 - 6 là 0,4 - 0,5; ở tuổi 9 là 0 - 0,2. Tuổi cây càng cao, yêu cầu độ tàn che càng thấp, nghĩa là tầng cây cao phải được điều tiết theo mức độ thưa dần để ánh sáng lọt xuống nhiều hơn khi tuổi cây bản địa tăng lên.

c. Xác định độ tàn che hiện tại của tầng cây cao

Độ tàn che hiện tại của tầng cây cao được xác định theo một trong hai phương pháp: (1)- phương pháp hệ thống mạng lưới điểm; (2)- phương pháp mục trắc tại rừng.

d. Xác định cường độ tỉa thưa

Nhiệm vụ xử lý tầng cây cao là giải quyết sự chênh lệch giữa độ tàn che hay mật độ hiện tại với độ tàn che hay mật độ thích hợp. Sự chênh lệch càng cao, cường độ tỉa thưa càng lớn. Cường độ tỉa thưa được xác định theo 2 chỉ tiêu: (1)- cường độ tỉa thưa theo số cây chặt và (2)- cường độ tỉa thưa theo độ tàn che. Việc mô tả cường độ tỉa thưa được thực hiện theo bảng 4.22.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)