Cơ cấu cây trồng và diện tích tại huyện Cẩm Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 53 - 58)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng rừng trồng cây bản địa

4.1.1. Cơ cấu cây trồng và diện tích tại huyện Cẩm Thủy

4.1.1.1. Cơ cấu cây trồng trong dự án

Các loài cây trồng trong dự án KfW4 huyện Cẩm Thuỷ được phân chia như sau:

(1) Nhóm loài cây bản địa (cây trồng chính):

- Lát hoa (Chukrasia tabularis); Mục đích: Kinh doanh gỗ lớn, chu kỳ kinh doanh 30 - 40 năm.

- Lim Xanh (Erythrophleum fordii); Mục đích: Kinh doanh gỗ lớn, chu kỳ kinh doanh 40 - 60 năm.

- Luồng (Dendrocalamus membranceus); Mục đích: kinh doanh vật liệu xây dựng và nguyên liệu chế biến. Chu kì kinh doanh: 40-50 năm

- Sao đen (Hopea odorata); Mục đích: Kinh doanh gỗ lớn, chu kỳ kinh doanh 30 - 40 năm.

- Sấu (Dracontomelum duperreamum); Mục đích: Kinh doanh gỗ lớn, lấy quả, chu kỳ kinh doanh 30-40 năm.

- Trám trắng (Canarium album); Mục đích: Kinh doanh gỗ lớn, lấy quả, nhựa chu kỳ kinh doanh 30-40 năm.

- Vối thuốc (Schima wallichii); Mục đích: Kinh doanh gỗ,củi, chu kỳ kinh doanh: 15 - 20 năm.

- Xoan ta (Melia azedarach); Mục đích: Kinh doanh gỗ nhỏ, gỗ nhỡ chu kỳ kinh doanh 20 - 30 năm.

- Trầm (Aquilaria crassia Piere ex Lecomte) Mục đích: Kinh doanh gỗ lớn, lấy quả, Trầm hương, chu kỳ kinh doanh 40-50 năm.

- Keo lá tràm (Acacia Auriculifomis); Mục đích: Lấy gỗ và củi, chu kỳ kinh doanh: 8 - 10 năm.

- Keo tai tượng (Acacia mangium); Mục đích: Lấy gỗ nguyên liệu và củi, chu kỳ kinh doanh: 7 - 8 năm.

- Keo lai (Acacia hybrid) Mục đích: Lấy gỗ nguyên liệu và củi, chu kỳ kinh doanh: 7 - 8 năm.

4.1.1.2. Diện tích rừng trồng phân theo từng xã

Diện tích rừng trồng, của huyện Cẩm thuỷ được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Diện tích rừng trồng năm 2010 STT Diện tích trồng rừng Tỷ lệ hoàn thành (%) Tổng (ha) Thuần loài (ha) Hỗn loài (ha) 1 Cẩm Tú 190,1 35,2 120,4 95 2 Cẩm Quý 221,1 85,5 88,856 92,35 3 Cẩm Long 530,5 63,7 386,77 94,5 4 Cẩm Ngọc 205,3 35,8 122,3 96,2 5 Cẩm Yên 118,7 18,9 73,24 87,9 6 Cẩm Châu 475,9 73,6 289,83 92,5 Tổng 1741,6 312,7 1081,4 93,1

Nguồn: Dự án KfW4 huyện Cẩm Thuỷ

Qua bảng 4.1 cho thấy số liệu trồng rừng, của huyện Cẩm Thuỷ từ năm 2005 đến 2010 trên toàn huyện đã thiết lập được 1741,6ha. Trồng mới nhiều nhất là Xã Cẩm Long với diện tích thiết lập được là 530,5ha tiếp theo đó là các xã Cẩm Châu: 475,93ha, Cẩm Quý: 221,1ha, Cẩm Ngọc: 205,3ha, Cẩm Tú: 190,1ha và thấp nhất là xã Cẩm Yên với diện tích thiết lập được là: 118,7ha.

4.1.1.3. Diện tích trồng rừng phân theo cây trồng

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập và xác định danh mục và cơ cấu cây trồng trong dự án KfW4 ở huyện Cẩm Thủy, kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2. Cơ cấu loài cây trồng theo diện tích ở huyện Cẩm Thuỷ

STT Nhóm loài cây Diện tích Tỷ lệ

(ha) (%)

1 Nhóm rừng trồng các loài cây mọc nhanh

(Keo lá tràm, Keo tai trượng) 571,5 32,81

2

Nhóm KNTS rừng

(bao gồm các loài cây bản địa được khoanh

nuôi tái sinh rừng)

347,5 19,95

3 Nhóm rừng trồng các loài cây bản địa 822,6 47,24

3.1 Lát hoa 218,0 26,5 3.2 Lim xanh 50,1 6,09 3.3 Luồng 65,5 7,97 3.4 Sao đen 439,2 53,38 3.5 Sấu 32,8 3,99 3.6 Trám trắng 14,2 1,73 3.7 Vối thuốc 0,3 0,03 3.8 Xoan 0,4 0,05 3.9 trầm 2,0 0,24 Tổng 1741,6 100

Nguồn: Dự án KfW4 huyện Cẩm Thuỷ

Qua bảng 4.2 cho thấy cơ cấu loài cây bản địa tương đối đa dạng và phong phú với tổng số loài cây trồng 11 loài bao gồm 2 loài cây thuộc nhóm mọc nhanh và 9 loài là các loài cây bản địa, trong đó nhóm trồng các loài cây mọc nhanh (các loại cây Keo) có tổng diện tích: 571,48 ha chiếm 32,81% diện

tích trồng, nhóm KNTS rừng: 347,49ha chiếm 19,95% còn lại là nhóm loài trồng cây bản địa: 822,628ha chiếm 47,24%: Trong nhóm trồng các loài cây bản địa thì cây Sao đen trồng với diện tích nhiều nhất: 439,16ha chiếm 53,38%, tiếp theo là các loài cây Lát hoa: 218,01ha chiếm 26,5% và Luồng 65,53ha chiếm 7,97%, Lim xanh: 50,13ha chiếm 6,09%, Sấu 32,84ha chiếm 3,99 %. Cây bản địa có diện tích trồng ít nhất đó là cây Xoan ta với diện tích 0,45ha. Sự chênh lệch về diện tích trồng cây bản địa này là do: trong các năm 2006 và 2007 do thời tiết khắc nhiệt cùng với việc đó là thời gian dự án mới bắt đầu triển khai các công việc ngoài hiện trường nên còn nhiều sai sót dẫn đến việc một số diện tích cây bản địa trồng trên các NDLĐ không phát triển và bị chết. Các năm tiếp theo dự án tiếp tục tạo điều kiện để trồng khắc phục các loài cây bản địa vào diện tích chết tuy nhiên chủ yếu các loài cây trồng thay thế cho cây bản địa lại là các loài Keo. Do vậy tỷ lệ cây keo đã tăng lên đáng kể so với thiết kế ban đầu.

Có thể thấy rằng dự án KfW4 rất quan tâm đến việc trồng rừng bằng các loài cây bản địa. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan mà tỷ lệ trồng các loài cây bản địa vẫn còn khá ít so với kế hoạch ban đầu là: 60%. Biểu đồ dưới đây thể hiện cơ cấu nhóm loài cây trồng tại huyện Cẩm Thủy cho thấy rõ điều đó.

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu nhóm loài cây trồng

Cây bản địa Cây mọc nhanh KNTS rừng

Qua hình 2 cho thấy diện tích và cơ cấu cây trồng bản địa chiếm chủ yếu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau việc diện tích trồng rừng các loài cây bản địa đã giảm đi so với kế hoạch ban đầu. Điều này cho thấy việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp lâm sinh nhằm phát triển rừng trồng cây bản địa ở huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa là một việc làm đáng quan tâm.

4.1.1.4. Diện tích phân theo phương thức trồng rừng

Nhóm nghiên cứu tiến hành liệt kê diện tích trồng rừng trên toàn huyện Cẩm Thủy theo mô hình trồng. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.3:

Bảng 4.3. Diện tích trồng rừng phân theo phương thức trồng

TT Mô hình Loài cây trồng Mật độ Diện tích

I Trồng rừng thuần loài 312,7

1.1 Thuần loài Luồng 250 38,8

1.2 Thuần loài Sấu 1111 17,6

1.3 Thuần loài Lát hoa 1111 52,1

1.4 Thuần loài Sao đen 1667 39,8

1.5 Thuần loài Xoan ta 1667 0,4

1.6 Thuần loài Keo 1667 63,2

1.7 Thuần loài Lim xanh 1111 84,2

1.8 Thuần loài Trám trắng 1667 14,2

1.9 Thuần loài trầm 1667 2,0

1.10 Thuần loài Vối thuốc 1111 0,4

II Trồng rừng hỗn loài 1081,4

2.1 Hỗn loài Luồng + Lát hoa + Luồng: 250

+ Lát hoa: 1111 80,1 2.2 Hỗn loài Lát hoa + Keo + Lát hoa: 833

+ Keo: 833 102,4 2.3 Hỗn loài Lát hoa + Sao đen + Lát hoa: 1111

+ Sao đen: 1667 122,6 2.4 Hỗn loài Sấu + Sao đen + Sấu: 1111

+ Sao đen: 1667 30,5 2.5 Hỗn loài Lim xanh + Keo + Lim xanh: 1667

+ Keo: 1667 100,3 2.6 Hỗn loài Sao đen + Keo + Sao đen: 1667

Qua bảng 4.3 cho thấy Diện tích có tổng cộng 16 mô hình của dự án KfW4 trên địa bản huyện Cẩm Thủy, trong đó 10 mô hình là rừng trồng thuần loài với tổng diện tích là 312,7 ha thấp hơn rất nhiều so với các mô hình trồng rừng hỗn loài là 1.428,9ha. Như vậy có thể thấy rằng rừng trồng ở khu vực này chủ yếu được trồng hỗn loài. Các loài cây được sử dụng trong trồng rừng hỗn loài là Luồng, Lát hoa, Keo, Sao đen, Sấu và Lim xanh. Dựa vào các mô hình trồng rừng ta có thể nhận thấy rằng trong các mô hình trồng rừng hỗn loài có phân ra cây mục đích và cây phù trợ. Các loài cây mục đích trong mô hình trồng rừng hỗn loài là Lát hoa, Sao đen, Sấu, Lim xanh các loài Luồng và Keo là những loài cây phù trợ được gây trồng trong thời gian ngắn với mục đích che bóng và cải tạo đất cho các loài cây mục đích trong thời kỳ cây con nhỏ. Trong số các mô hình này chỉ có mô hình Sấu + Sao đen là mô hình có 2 loài cây mục đích, theo nhận xét của nhóm nghiên cứu, trên thực tế mô hình này không tỏ ra ưu việt, qua quá trình điều tra cho thấy do mật độ trồng dày và đặc điểm điều kiện lập địa nên mô hình Sấu + Sao đen có tốc độ sinh trưởng kém. Trong khi đó sinh trưởng của các loài cây mục đích trong các mô hình còn lại đều rất tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 53 - 58)