So sánh sự biến đổi về tính chất hóa học của đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 81 - 86)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá sự thay đổi của điều kiện lậpđịa sau khi trồng rừng

4.3.3. So sánh sự biến đổi về tính chất hóa học của đất

Cùng với tính chất lý học tính chất hóa học của đất có vai trò quan trọng trong việc phân hạng, đánh giá đất và có quan hệ mật thiết với sự sinh trưởng, phát triển của thực vật.

Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của thực vật ngoài C,H,O có nguồn gốc chủ yếu từ không khí và nước số còn lại bao gồm N, P, K, Mg, Ca, Fe, Mn,… đều do đất cung cấp, cho nên chúng được gọi chung là các chất dinh dưỡng trong đất. Thành phần các chất hóa học có trong đất là một cơ sở quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu của đất.

4.3.3.1. Độ chua của đất

Độ chua của đất ảnh hưởng đến cây trồng thông qua việc ảnh hưởng đến khả năng trao đổi dinh dưỡng của thực vật đối với đất. Đồng thời, độ chua của đất còn ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của vi sinh vật đất. Đối với chỉ tiêu độ chua của đất đề tài chỉ đi sâu phân tích độ chua hoạt động của đất (PhKCl).

Độ chua hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất và cây trồng, gây nên bởi lượng ion H+ tự do trong dung dịch đất.

Kết quả phân tích pHKCl cho khu vực được tập hợp ở bảng 4.16:

Bảng 4.16: Tổng hợp độ chua hoạt động của đất tại khu vực nghiên cứu

STT Độ sâu tầng đất Giá trị pHKCl

Chân Sườn Đỉnh Ô đối chứng

1 0 - 10 Nhỏ nhất 4,06 4,08 4,07 3,92 Cao nhất 4,58 4,45 4,32 4,35 Trung bình 4,28 4,23 4,11 4,05 2 10 – 20 Nhỏ nhất 3,96 3,87 3,62 3,65 Cao nhất 4,21 4,10 4,08 4,27 Trung bình 4,12 4,07 3,87 4,19 3 20 - 30 Nhỏ nhất 3,74 3,87 3,67 3,78 Cao nhất 4,13 3,95 3,81 4,05 Trung bình 4,07 3,92 3,79 3,93

Kết quả ở bảng 4.16 cho thấy dưới tán rừng, độ chua hoạt động biến thiên trong khoảng 3,87 - 4,70. Nếu căn cứ vào chỉ tiêu này để phân loại thì đất tại địa điểm nghiên cứu biến đổi từ hơi chua đến chua.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy độ chua tăng dần khi độ dày tầng đất tăng, sự biến động của độ chua của đất giảm dần khi độ dày tầng đất tăng. Có sự khác biệt tương đối lớn giữa các dạng địa hình trong rừng trồng. Khi đi từ chân đồi lên đỉnh đồi thì độ chua tăng dần. Tại nơi đối chứng, độ chua biến đổi bất thường và không theo quy luật, độ chua của nơi đối chứng thường lớn hơn độ chua tại nơi rừng trồng (PhKCl nhỏ) điều này có thể được cho là do quá trình xói mòn và rửa trôi đất cùng với thảm thực vật nhiều loài sim mua đã làm cho đất chua hơn so với nơi rừng trồng.

4.3.3.2. Hàm lượng mùn (OM%)

Mùn trong đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng lâu dài cho cây trồng. Sự tích lũy mùn trong đất là do hoạt động của vi sinh vật, thực vật cũng như bón phân hữu cơ. Hàm lượng, thành phần mùn quyết định hình thái và các tính chất lý hóa học của đất như: làm cho đất xốp, thoáng khí, khả năng giữ nước được tăng cường… Vì vậy, trong công tác đánh giá độ phì và phân hạng đất đai, hàm lượng mùn trong đất luôn được coi là một trong những chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất.

Kết quả phân tích hàm lượng mùn của đất ở khu vực nghiên cứu được tập hợp ở bảng 4.17:

Bảng 4.17: Tổng hợp hàm lượng mùn của đất tại khu vực nghiên cứu

STT Độ sâu tầng đất Giá trị OM(%)

Chân Sườn Đỉnh Ô đối chứng

1 0 - 10 Nhỏ nhất 2,14 1,82 1,87 1,86 Cao nhất 4,27 3,88 3,80 2,75 Trung bình 3,00 2,73 2,55 2,16 2 10 – 20 Nhỏ nhất 1,12 1,58 0,96 1,09 Cao nhất 2,87 2,85 2,53 2,15 Trung bình 1,98 2,12 1,81 1,57 3 20 - 30 Nhỏ nhất 1,01 1,05 0,81 0,77 Cao nhất 2,74 2,55 2,08 1,95 Trung bình 1,80 1,76 1,54 1,48 Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng mùn tầng mặt (0 - 10cm) biến thiên trong khoảng 1,82 - 4,27%. Tầng 10 - 20cm, hàm lượng mùn trong khoảng 0,86 - 2,89%, tầng đất 20 - 30cm, hàm lượng mùn trong khoảng 0,68 - 2,74. Qua kết quả cho thấy đất ở khu vực nghiên cứu có hàm lượng mùn từ nghèo đến trung

bình. Hàm lượng mùn giảm dần theo độ sâu tầng đất. Vì vậy, cần có những biện pháp kỹ thuật tác động nhằm tăng hàm lượng mùn cho khu vực.

Hàm lượng mùn tại nơi đối chứng nhỏ hơn rất nhiều so với khu vực rừng trồng, đặc biệt là tầng đất mặt. Hàm lượng mùn trong ô đối chứng dao động trong khoảng 0,77 - 2,75% và cũng giảm dần theo chiều sâu tầng đất. Qua nghiên cứu có thể nhận ra sở dĩ hàm lượng mùn tại nơi đối chứng nhỏ hơn so với khu vực nghiên cứu là do tại nơi đối chứng hiện tượng xói mòn đất và chất dinh dưỡng xảy ra rất mạnh.

4.3.3.3. Hàm lượng đạm dễ tiêu (N mg/100g đất)

Đạm (Nitơ là chỉ tiêu hóa học quan trọng đánh giá độ phì đất, là nhân tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây trồng. Đạm đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng về sinh khối của thực vật. Hàm lượng đạm tổng số ở lớp đất mặt dao động trong giới hạn từ 5,88 - 13,32 mg/100g đất. Theo chiều sâu của phẫu diện, hàm lượng đạm tổng số giảm dần.

Hàm lượng đạm tổng số cho biết tổng lượng đạm của đất cho cây, từ đó đề xuất các giải pháp tận dụng nguồn đạm sẵn có này trong đất. Tuy nhiên, cây trồng chỉ sử dụng được Nitơ dưới dạng khoáng hóa (NH4+, NO3-) những dạng này được gọi là đạm dễ tiêu. Đạm dễ tiêu trong đất thường có hàm lượng nhỏ, trong đó NH4+ chiếm ưu thế hơn trong đất ngập nước, còn NO3- lại nhiều hơn ở nơi đất khô, có quá trình oxi hóa mạnh. Kết quả phân tích hàm lượng đạm dễ tiêu của đất rừng trồng và nơi đối chứng được tập hợp ở bảng 4.18.

Bảng 4.18: Tổng hợp hàm lượng đạm dễ tiêu của đất tại khu vực nghiên cứu STT Độ sâu tầng đất Giá trị N mg/100g đất

Chân Sườn Đỉnh Ô đối chứng

1 0 - 10 Nhỏ nhất 9,51 8,4 8,96 5,88 Cao nhất 13,32 11,76 12,85 8,4 Trung bình 10,38 10,74 10,7 7,19 2 10 – 20 Nhỏ nhất 7,38 7,28 7,28 2,24 Cao nhất 10,64 10,45 10,64 7,28 Trung bình 8,89 5,19 8,85 8,99 3 20 - 30 Nhỏ nhất 5,6 6,36 6,16 1,96 Cao nhất 10,08 9,45 8,96 6,16 Trung bình 7,8 7,78 7,69 4,69 Hàm lượng đạm dễ tiêu tại khu vực đạt từ mức trung bình đến giàu, hàm lượng đạm giảm dần khi độ dày tầng đất tăng và khi đi từ chân đồi lên đỉnh đồi hàm lượng đạm giảm dần. Hàm lượng đạm dễ tiêu tại nơi đối chứng nhỏ hơn so với nơi trồng rừng và chỉ đạt mức nghèo đến trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng trồng của dự án đã có tác dụng nâng cao hay giữ lại đạm dễ tiêu lại cho đất.

Như vậy khi nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng tới đặc điểm đất tại khu vực nghiên cứu ta có thể nhận ra rằng rừng trồng của dự án KfW4 có tác dụng rõ rệt tới việc cải tạo đất. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy rừng đã làm thay đổi kết cấu đất từ đó ảnh hưởng tới thành phần cơ giới đất nói chính xác hơn rừng trồng đã làm cho hạt đất nhỏ hơn. Rừng trồng không làm biến đổi nhiều đến dung trọng và tỷ trọng của đất nhưng sự phát triển bộ rễ của cây làm cho độ xốp của đất tăng cùng với nó là khả năng cố định và hấp thụ các chất dinh dưỡng và quá trình trả lại đất chất dinh dưỡng - cũng là nguồn thức

ăn cho các loài sinh vật khác làm đã phần nào làm tăng hàm lượng đạm, mùn và làm giảm độ chua của đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 81 - 86)