Đánh giá các bước chuẩn bị và lựa chọn các biện pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 63 - 66)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1. Đánh giá các bước chuẩn bị và lựa chọn các biện pháp kỹ thuật

sinh trước khi trồng rừng.

4.2.1.1. Chuẩn bị xây dựng và thết kế các quy trình kỹ thuật trong dự án KfW4

+ Phương thức thực hiện: Các quy trình kỹ thuật lâm sinh thực hiện tại dự án KfW4 nói chung và huyện Cẩm Thuỷ chủ yếu dựa trên các quy trình đã được xây dựng trong quá trình thực thi các dự án KfW khác đang thực hiện tại Việt Nam (KfW1,KfW3), trên cơ sở có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Các quy trình kỹ thuật này

được được phê duyệt tại Quyết định số 145QĐ/BNN-KHCN ngày 19/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thuộc lĩnh vực trồng rừng và Điều tra rừng áp dụng cho dự án trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An và Phê duyệt bổ sung của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp tại Quyết định số 1735QĐ/LN-LS ngày 26/12/2005 về việc Ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thuộc lĩnh vực trồng rừng cho dự án trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.

+ Đánh giá các ưu nhược điểm: Việc xây dựng và thiết kế các quy trình kỹ thuật trong dự án là bước đầu trong việc lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng. Do dự án KfW là một dự án lớn cả về quy mô diện tích cũng như nguồn tài chính vì vậy khâu lựa chọn và xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh của dự án được tiến hành bài bản và có nhiều cơ quan chức năng (cục lâm nghiệp, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tham gia đóng góp và phê duyệt, bên cạnh đó việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được dựa vào các dự án KfW khác đã được thực hiện tại Việt Nam từ trước nên tính khả thi của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được lựa chọn là rất cao. Tuy nhiên do việc lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong dự án cũng gặp phải một số nhược điểm nhỏ đó là: Xây dựng các quy trình kỹ thuật đi kèm cùng với các văn bản và quy định nên thiếu tính mềm dẻo chính vì vậy trong quá trình triển khai tại cơ sở có sự lúng túng, khó triển khai.

4.2.1.2. Phân chia lập địa, loài cây trồng và các mô hình

+ Phương thức thực hiện: Để xây dựng danh mục cây trồng, dự án KfW4 đã xác định dạng lập địa là đơn vị cuối cùng của hệ thống phân vị lập địa và được xác định trên một đơn vị nhỏ (hộ gia đình) phục vụ cho công tác trồng rừng của dự án KfW4 và là cơ sở chính để lựa chọn các loài cây cho các mô hình trồng rừng của dự án. Việc Điều tra lập địa của dự án KfW4 rất tỷ mỷ tập trung xác định bằng cách lồng gép các yếu tố chủ đạo là: Đá mẹ, các loại

đất, độ sâu tầng đất và cây tái sinh, thực bì che phủ theo tiêu chuẩn để phân chia nhóm dạng lập địa, như sau:

- NDLĐ A: Cây tái sinh mục đích có giá trị kinh kế, mật độ cây tái sinh mục đích ≥ 500 cây/ha và có chiều cao trung bình từ 1m. Tầng cây bụi chủ yếu là các loài cây: Hu đay, thẩu tấu, hóc quang, ba gạc..., thảm thực bì thường là cây: lau lách, chít, chè vè, nứa tép... chiều cao của thảm thực bì từ 2 - 4m, độ che phủ 50 - 60%.

- NDLĐ B: Lập địa tương đối tốt, đặc điểm chính của NDLĐ này là có độ sâu tầng đất mặt trên 30 cm; Mật độ cây tái sinh có giá trị kinh tế nhỏ hơn 150 - 400 cây; cây bụi gồm Hóc quang, Hu đay, Thẩu tấu, Me đồi, Găng gai…Thực bì có chiều cao 1 - 2m, độ che phủ là 30 - 50% gồm Lau lách, cỏ Lào, Cỏ 3 Cạnh…

- NDLĐ C: chiếm tỷ trọng chủ yếu tại huyện Cẩm Thuỷ, lập địa trung bình, đặc điểm chính của NĐLĐ này là có độ sâu tầng đất mặt trên 50cm; Mật độ cây tái sinh có giá trị kinh tế nhỏ hơn 150cây/ha; cây bụi thưa thớt gồm Hóc quang, Hu đay, Thẩu tấu, Me đồi, Găng gai…Thực bì có chiều cao 1 - 2m, độ che phủ là 20 - 30% gồm Lau lách, cỏ Lào, Cỏ 3 Cạnh…Áp dụng trồng các loài cây bản địa chịu trung tính có cây phù trợ hoặc cây bản địa ưa sáng

- NDLĐ D: được chia thành 2 NDLĐ phụ

+ NDLĐ D1 Lập địa xấu, đặc điểm chính của NDLĐ này là có độ sâu tầng đất mặt nhỏ hơn 30cm; không có hoặc rất ít cây tái sinh có giá trị kinh tế; cây bụi thưa thớt gồm Hóc quang, Hu đay, Thẩu tấu, Me đồi, Găng gai… độ che phủ nhỏ hơn 20%. Thực bì có đất trống đồi núi trọc hoặc thực bì chủ yếu: Tế guột, ràng ràng xen lẫn: Thanh hao... hoặc trảng cỏ: Cỏ tranh, Cỏ may... đất có độ phì thấp, áp dụng trồng cây Thông nhựa.

+ NĐLĐ D2 đặc điểm chính của NĐLĐ này như NĐLĐ B, tuy nhiên có diện tích nhỏ (từ 0,25 đến 2ha, thường xuất hiện chân đồi, ven khe hoặc đan xen trong những NĐLĐ "D1"Áp dụng trồng cây bản địa hỗn giao theo

đám hoặc trồng Keo lá tràm làm cây đến trước.

+ Đánh giá các ưu nhược điểm: Việc phân chia điều kiện lập địa có ý nghĩa rất lớn trong trồng rừng và là bước đầu trong việc lựa chọn loài cây trồng phù hợp với từng loại điều kiện lập địa. Trong dự án việc phân chia điều kiện lập địa phục vụ cho việc trồng rừng tương đối tỷ mỷ và rõ ràng các tiêu chỉ để phân chia điều kiện lập địa được sử dụng bao gồm: Đặc điểm thảm thực vật, độ tàn che, che phủ, loại đất, độ dày tầng đất... đây đều là những chỉ tiêu cơ bản để tiến hành phân chia điều kiện lập địa cho cây trồng.

Việc phân chia điều kiện lập địa trong dự án cũng có một số thiếu xót: các chỉ tiêu để phân chia điều kiện lập địa cho cây trồng cần phải có thêm cả đặc điểm về điều kiện khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ, độ cao và địa hình đây là những yếu tố cấu thành nên lập địa nên trong phân chia điều kiện lập địa cần phải đưa các yếu tố này vào. Một nhược điểm nổi rõ của kỹ thuật phân chia điều kiện lập địa trong dự án này đó là việc phân chia điều kiện lập địa mới chỉ đưa ra chung chung chứ chưa phân chia điều kiện lập địa cụ thể cho từng loài cây. Chính vì vậy, với đặc điểm của mỗi loài cây có đặc điểm sinh thái khác nhau nên việc phân chia điều kiện lập địa trong dự án mới chỉ mang tính chất chung chung chưa cụ thể.

+ Đánh giá các ưu nhược điểm: Phương pháp bố trí cây trồng và thành phần loài cây trồng bài bản. Tuy nhiên do quy mô thực hiện lại được giao cho vườn rừng của các hộ gia đình có diện tích nhỏ nên việc bố trí trồng theo cách bố trí không được thuận lợi, do diện tích nhỏ lẻ nên mô hình rừng trở thành manh mún không tập chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 63 - 66)