Đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng của rừng cây bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 58 - 63)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng rừng trồng cây bản địa

4.1.2. Đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng của rừng cây bản địa

4.1.2.1. Cấu trúc

Khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên, yếu tố cấu trúc về không gian bao gồm tổ thành loài cây, mật độ và tầng thứ là những nội dung nghiên cứu không thể thiếu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu cấu trúc rừng trồng người ta chỉ thường nghiên cứu về các yếu tố: Mật độ, độ tàn che, độ che phủ của cây bụi thảm tươi, độ che phủ của vật rơi rụng. Luận văn đã tiến hành tiến hành khảo sát và lựa chọn địa điểm đại diện để nghiên cứu cấu trúc của một số mô hình trồng cây bản địa được trồng tại khu vực nghiên cứu. Do thời gian và điều kiện có hạn nhóm nghiên cứu chỉ điều tra và xác đinh cấu trúc của 4 loài cây có diện tích trồng ở cả mô hình trồng rừng thuần loài và hỗn loài đó là cây Lát hoa, Lim

xanh, Sấu và Sao đen tại khu vực nghiên cứu. Tiến hành thiết lập 24 OTC (mỗi loài cây trồng lập 6 ô tiêu chuẩn) tại các vùng lập địa khác nhau ở các vị trí khác nhau và trên các mô hình trồng rừng thuần loài và hỗn loài để tiến hành đánh giá tình hình hình sinh trưởng của các loài cây này. Kết quả nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng cây bản địa được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.4: Một số đặc điểm về cấu trúc rừng trồng cây bản địa

Loài cây Mật độ

(Cây/ha) Độ tàn che

Độ che phủ (%) Cây bụi Vật rơi rụng I. Rừng trồng thuần loài 874 0,59 46 30 1. Lát hoa 772 0,60 40 30 2. Sao đen 1160 0,60 55 30 3. Sấu 782 0,60 45 30 4. Lim xanh 780 0,55 43 30 II. Rừng trồng hỗn loài 1117 0,67 64 49 1. Lát hoa + Keo 1160 0,70 60 50

2. Sấu + Sao đen 973 0,70 60 45

3. Lim xanh + Keo 1172 0,65 70 60

4. Sao đen + Keo 1161 0,64 65 40

Độ tàn che của các mô hình rừng trồng khá cao, trong đó rừng trồng thuần loài có độ tàn che thấp hơn so với độ tàn che của rừng trồng hỗn loài, có sự khác biệt giữa 2 loại mô hình này là do mật độ cây trồng trong rừng trồng thuần loài ít hơn rừng trồng hỗn loài. Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi trong rừng dao động trong khoảng 40 - 70% độ che phủ của vật rơi rụng (bao gồm cành khô, lá rụng và xác chết thực vật) dao động trong khoảng 30 - 50%. Theo đánh giá, độ tàn che ở cả hai mô hình rừng trồng thuần loài và hỗn loài cần phải được giảm xuống nhằm mục đích tạo điều kiện cho các cây trong mô hình được cung cấp đầy đủ ánh sáng và phát triển tốt.

Trên các mô hình rừng trồng thuần loài mật độ cây bản địa được trồng phổ biến là 1111 cây/ha, riêng đối với Sao đen là 1667, tại các mô hình rừng trồng hỗn loài mật độ cây được trồng chủ yếu là 1667 cây/ha rừng trồng hỗn loài thường có 2 loài cây được trồng theo phương thức theo đám hoặc theo băng với tỷ lệ loài cây là 1:1. Tuy nhiên, sau thời gian trồng hiện tại, mật độ cây đã bị giảm đi do đã có một số cây bị chết. Kết quả điều tra cho thấy mật độ cây trồng đã bị giảm đi khoảng 30% so với thiết kế ban đầu. Chính vì vậy cần phải có biện pháp trồng bổ xung nhằm đưa mật độ các mô hình rừng này đạt được với thiết kế ban đầu.

4.1.2.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trồng cây bản địa

Luận văn tiến hành khảo sát và lựa chọn địa điểm đại diện để đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của một số loài cây bản địa được trồng tại khu vực nghiên cứu. Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng và phát triển của cây được thể hiện tại bảng sau:

Bả ng 4.5: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng

Loài cây Thuần loài Hỗn loài

Tuổi D0 (cm) H (m) Dt (m) Tuổi D0 (cm) H (m) Dt (m)

Lát hoa 5 5,2 5,5 2,2 5 6,6 6,2 2,0

Sấu 5 5,4 4,7 2,8 5 5,0 5,5 2,5

Lim xanh 5 4,2 3,8 2,3 5 4,5 4,3 2,0

Sao đen 5 5,5 4,5 2,6 5 5,5 4,8 2,2

Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng rừng trồng cho thấy, nhìn chung các loài cây trồ ng của dự án đều sinh trưởng phát triển tương đối khá trong đó các loài cây thuộc các mô hình rừng trồng hỗn giao có sinh trưởng tốt hơn so với sinh trưởng của rừng trồng thuần loài. Kết quả điều tra cho thấy Lát hoa có sinh trưởng nhanh nhất. Sau 4 năm trồng chiều cao trung bình của cây đạt khoảng 5,5m đối với rừng trồng thuần loài và 6,2m đối với rừng trồng hỗn

loài. Sấu là cây có tốc độ phát triển chậm nhất, sau 4 năm trồng cây mới chỉ có chiều cao 4,5m đối với rừng trồng thuần loài và 5,5m đối với rừng trồng hỗn loài.

Qua kết quả điều tra, nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng tình hình sinh trưởng và phát triển của các loài cây trong diện tích trồng cũng sinh trưởng không đồng đều. Đặc biệt là tại các mô hình rừng trồng hỗn loài. Lý giải cho vấn đề này, nhóm nghiên cứu cho rằng đó là do việc cạnh tranh ánh sáng của các cây trồng trong mô hình đã ảnh hưởng tởi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, thêm vào đó là phẩm chất của cây (giống cây) trong quá trình trồng không đồng đều đã dẫn tới những nguyên nhân trên.

Hình 4.2: Một số hình ảnh rừng trồng tại Cẩm Thủy

Đường kính tán của các loài cây trồng trên mô hình hình rừng thuần loài to hơn đường kính tán của các cây trồng trên mô hình rừng hỗn loài. Đặc điểm này là do mật độ trồng tại các mô hình rừng trồng thuần loài thường ít hơn mô hình rừng trồng hỗn loài chính vì vậy khả năng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng của các các cây trong rừng trồng hỗn loài nhiều hơn so với rừng trồng thuần loài. Từ đặc điểm này nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng độ tàn che của rừng trồng hỗn loài đang ở mức cao chính vì vậy cần có biện pháp kỹ thuật loại bỏ hoặc tỉa bớt các cây phù trợ nhằm giảm độ tàn che và cạnh tranh dinh dưỡng cho các loài cây mục đích.

4.1.2.3. Tỷ lệ sống và phẩm chất cây bản địa

Tỷ lệ sống và chất lượng cây bản địa được thể hiện ở bảng 4.6:

Bảng 4.6. Tỷ lệ sống và phẩm chất cây bản địa Loài cây Tỷ lệ sống (%) Chất lượng Tốt Trung bình Xấu I. Rừng trồng thuần loài 70,67 58,75 28,88 12,38 1. Lát hoa 70 60,3 23,9 15,8 2. Sao đen 70 57,3 38,7 4,0 3. Sấu 72 57,8 25,7 16,5 4. Lim xanh 70 58,7 29,2 12,1 II. Rừng trồng hỗn loài 68,25 63,48 20,75 15,78 1. Lát hoa 67 60,7 22,0 17,3 2. Lim xanh 68 64,5 19,8 15,7 3. Sao đen 72 65,2 23,7 11,1 4. Sấu 66 63,5 17,5 19,0 Trung bình 69,13 61,11 24,81 14,08

Như vậy, cây bản địa đạt chất lượng tốt chiếm khoảng trên 60% tổng số cây của khu vực, tỷ lệ cây có chất lượng trung bình đạt gần 25% còn lại là tỷ

lệ cây xấu (chiếm khoảng 15%). Tỷ lệ sống của cây bản địa trung bình đạt 69,13% đây là một tỷ lệ sống trung bình trong trồng rừng cần phải có biện pháp trồng bổ xung.

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết diện tích rừng trồng cây bản địa đều sinh trưởng phát triển tốt, phần lớn cây rừng sau thời gian trồng là 5 năm đều sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh và đều góp phần quan tro ̣ng vào viê ̣c nâng cao chất lượng rừng và phát huy tác du ̣ng phòng hô ̣ môi trường của rừng. Qua quá trình điều tra nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng tình hình sinh trưởng của rừng trồng tương đối tốt (Tỷ lệ cây tốt đạt xấp xỉ 60%) tuy nhiên sự phát triển của cây rừng trong mô hình không đồng đều. Theo nhận định của nhóm nghiên cứu việc các loài cây phát triển không đồng đều làm cho tỷ lệ cây tốt đạt tỷ lệ thấp là do trên các mô hình này các loài cây phù trợ là keo đã phát triển nhanh và cạnh tranh chất dinh dưỡng cũng như ánh sáng của cây mục đích. Mặt khác, các loài cây trồng đều là các cây bản địa chịu bóng lúc nhỏ, khi trưởng thành chúng lại là các cây ưa sáng. Chính vì vậy cần phải có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm loại bỏ hoặc tỉa bớt các loài cây phù trợ để cho cây mục đích phát triển nhanh hơn.

4.2. Đánh giá các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã áp dụng và mức đầu tư trong việc trồng rừng cây bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)