Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 49)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Cẩm Thủy là một huyện miền núi nằm ở phía Tây - Bắc của tỉnh Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 70 Km. Diện tích 425,03 Km2.

Phía Đông giáp huyện Vĩnh Lộc. Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành. Phía Tây giáp huyện Bá Thước.

Phía Nam giáp huyện Ngọc Lặc và Yên Định.

Địa hình thấp dần theo hướng Tây bắc - Đông nam, độ cao trung bình 200 - 400 m, độ dốc trung bình 25 - 300, có núi Đèn cao 953 m, núi Hạc cao 663m; huyện có sông Mã chảy qua dài 49,7 km, đây là nguồn nước quan trọng phục vụ đời sống và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

3.1.2. Khí hậu - thuỷ văn

Huyện Cẩm Thủy nằm trong tiểu vùng khí hậu miền núi Thanh Hóa, nền nhiệt độ cao. Hàng năm có 2 mùa chính là mùa hè và mùa đông. Mùa hè khí hậu nóng, ẩm, chịu ảnh hưởng lớn của gió tây khô nóng. Mùa đông khô hanh, nhiệt độ thấp, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 20 - 22oC, mùa hè có gió tây khô nóng, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình tới 27 - 28oC, khi có gió tây thì nhiệt độ lên tới 38 - 40oC. Mùa đông nhiệt độ thấp, có sương giá, sương muối, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình khoảng 15 - 17oC, có thời điểm xuống dưới 5oC.

khoảng 130 ngày có mưa. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung tới 80% và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), lượng mưa trung bình tháng khoảng 200 - 300 mm, tháng 8 có lượng mưa lớn nhất đạt tới 350 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa thấp trung bình 10 - 20mm.

Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 85%, mùa đông có những ngày hanh khô, độ ẩm xuống tới 50% (thường vào tháng 12). Mùa xuân có những ngày mưa phùn độ ẩm tới gần 90%.

Nhìn chung khí hậu ở huyện Cẩm Thủy khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng phong phú. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố bất lợi như sương giá, gió tây khô nóng, mưa bão… ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Đặc biệt lượng mưa tập trung thường gây ra các hiện tượng lũ quét, lở đất, ngập lụt, sạt lở bờ sông… ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và tính mạng của người dân.

3.1.3. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 44.059,01ha, trong đó diện tích điều tra tài nguyên đất là 34.334,29ha, phần còn lại là đất phi nông nghiệp đất có mặt nước và đất núi đá.

Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2011 được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Cẩm Thủy

TT Mục đích sử dụng Diện tích Tỷ lệ

(ha) (%)

Tổng diện tích tự nhiên 44.059,01 100

1 Đất nông nghiệp NNP 25.081,88 56,93

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 25.081,88 56,93

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 18.977,13 43,07

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 11.886,85 26,98

Sản xuất Nông nghiệp

Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính ở huyện Cẩm Thủy (chiếm khoảng 60%). Những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có những chuyển dịch theo hướng tích cực.

Sản xuất nông nghiệp của huyện Cẩm Thủy từ năm 2008 đến năm 2010 gặp khó khăn do bị ảnh hưởng thời tiết bất thường, dịch bệnh thường xuyên sảy ra như dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm. Rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài làm cho cây trồng chết trên diện rộng phải gieo trồng lại, thời vụ gieo trồng và thu hoạch bị xáo trộn mất chủ động . Tuy vậy, năng suất cây trồng vẫn đạt ở mức khá cao, dịch bệnh trong chăn nuôi được kiểm soát tốt.

Ngành lâm nghiệp

Năm 2010 đã trồng mới được 754,8 ha, đạt 99,7% kế hoạch năm và bằng 103,9% cùng kỳ; Trồng cao su được 5,0 ha/119,0 ha kế hoạch đạt 4,2%.

Chăm sóc rừng trồng năm 2009: 726,1 ha rừng trồng phát triển tốt. Tỷ lệ độ che phủ năm 2010 đạt 38,0%.

Nhìn chung, công tác phát triển rừng đã được tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ từ các Ban quản lý Dự án đến các cấp chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của các hộ gia đình tham gia dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)