Tính chất vật lý của đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 76 - 81)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá sự thay đổi của điều kiện lậpđịa sau khi trồng rừng

4.3.2. Tính chất vật lý của đất

4.3.2.1. Thành phần cơ giới của đất

Thành phần cơ giới của đất là một chỉ tiêu vật lý quan trọng trong chọn loài cây trồng hợp lý, nó là chỉ tiêu để phân loại, đánh giá đất.

Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng, nó đặc trưng cho nguồn gốc phát sinh của đất, các tính chất và độ phì của đất. Đối với dinh dưỡng cây trồng thành phần cơ giới đất có một vai trò to lớn, đất có thành phần cơ giới nặng thường giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thành phần cơ giới đất có ảnh hưởng lớn đến nhiều tính chất lý hóa học như: Tính chất nhiệt, tính chất nước, tính chất vật lý, tính chất cơ lý tính oxi hóa khử, tính hấp phụ, khả năng tích lũy mùn và các chất khoáng trong đất.

Kết quả nghiên cứu về thành phần cơ giới đất được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.12: Đặc điểm thành phần cơ giới đất tại khu vực nghiên cứu

Thành phần CG Đặc điểm Thành phần cấp hạt (%) 2 - 0.2mm 0.02-0.002mm <0.002mm Chân 17,01 45,07 37,92 Sườn 21,15 43,85 35,00 Đỉnh 27,94 38,50 34,56 Ô đối chứng

Có sự khác biệt khá rõ nét trong thành phần cơ giới của các khu vực trồng rừng với ô đối chứng (nơi không trồng rừng). Kết quả nghiên cứu về thành phần cơ giới đất tại rừng trồng dự án có cấp hạt <0,002mm chiếm khoảng 34,56% - 37,92% vì vậy đất có tính chất đất thịt nhẹ. Trong khi đó ô đối chứng có tỷ lệ cấp hạt 2 - 0,2mm là 36,7% cho thấy tính chất đất theo thành phần cơ giới tại đây là cát pha.

Cho rằng đã có sự thay đổi tính chất đất trong quá trình trồng rừng. Như chúng ta đã biết, trong quá trình sinh trưởng và phát triển rễ cây đã làm cho đất tơi xốp hơn, rễ cây tiết ra các chất có khả năng phá vỡ kết cấu viên hạt của đất làm cho hạt đất nhỏ hơn. Chính vì những lý do này, việc trồng rừng đã làm cho quá trình sinh đất mạnh hơn so với những nơi không có rừng (ô tiêu chuẩn đối chứng) làm cho tầng đất tại những nơi có rừng thường dày hơn nhưng nơi không có rừng và thành phần cơ giới dần trở thành đất thịt và tơi xốp hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về thành phần cơ giới đất theo dạng địa hình: Chân, sườn, đỉnh có sự khác biệt tuy nhiên sự khác biệt về địa hình này là không rõ ràng.

4.3.2.2. Tỷ trọng của đất

Tỷ trọng là tỷ lệ trọng lượng phần rắn của đất so với trọng lượng nước cùng thể tích ở 40C. Tỷ trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng vật và hàm lượng các chất hữu cơ trong đất. Tỷ trọng là trị số cần thiết để tính độ xốp của đất, và nó cũng phản ánh một cách định tính thành phần khoáng vật và hàm lượng chất hữu cơ trong đất.

Kết quả phân tích tỷ trọng đất dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu được thể hiện tại bảng 4.13:

Bảng 4.13: Kết quả phân tích tỷ trọng đất khu vực nghiên cứu STT Độ sâu

tầng đất Giá trị

Tỷ trọng (g/cm3)

Chân Sườn Đỉnh Ô đối chứng

1 0 - 10 Nhỏ nhất 2,58 2,58 2,59 2,58 Cao nhất 2,65 2,64 2,66 2,66 Trung bình 2,62 2,62 2,62 2,62 2 10 – 20 Nhỏ nhất 2,6 2,6 2,6 2,6 Cao nhất 2,66 2,66 2,66 2,66 Trung bình 2,64 2,64 2,64 2,64 3 20 - 30 Nhỏ nhất 2,64 2,65 2,65 2,65 Cao nhất 2,7 2,7 2,7 2,7 Trung bình 2,65 2,67 2,66 2,67 Từ bảng 4.13 ta thấy: Tỷ trọng của đất mặt (0 - 10cm) của khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng 2,58 - 2,66 g/cm3, trung bình đạt 2,62cm3. Đối với tầng đất có độ sâu từ 10 - 20cm của khu vực nghiên cứu tỷ trọng dao động trong khoảng 2,60 - 2,66g/cm3, trung bình đạt khoảng 2,64g/cm3, còn tầng đất có độ sâu từ 20 - 30cm tỷ trọng dao động trong khoảng 2,64 - 2,70g/cm3. Như vậy đất ở địa điểm nghiên cứu có tỷ trọng ở mức tương đối cao.

Cũng từ bảng 4.13, khi so sánh tỷ trọng đất tại vùng rừng trồng và tại nơi đối chứng: tỷ trọng đất hầu như không có sự biến đổi.

4.3.2.3. Dung trọng của đất

Dung trọng của đất là tỷ số giữa khối lượng đất khô tuyệt đối ở trạng thái tự nhiên của một thể tích xác định với khối lượng của nước có cùng thể tích ở nhiệt độ 40C.

Dung trọng đặc trưng cho độ chặt của đất. Trong thổ nhưỡng học, dung trọng thường được sử dụng để tính trữ lượng nhiều nguyên tố và chuyển chúng từ

% sang thể tích, đánh giá một cách khách quan quá trình rửa trôi theo chiều sâu và việc chuyển dời các nguyên tố giữa các tầng đất, tính độ xốp của đất.

Dung trọng phụ thuộc vào thành phần cơ giới, thành phần khoáng vật, hàm lượng chất hữu cơ và cấu trúc của đất. Trong đất, do sự biến đổi của hàm lượng mùn, sự rửa trôi cũng như áp xuất vĩnh viễn từ tầng đất trên mà dung trọng thường tăng lên rõ rệt theo chiều sâu phẫu diện đất. Dung trọng của đất dao động trong khoảng lớn: Đất khoáng dao động trong khoảng 0,9 - 1,8g/cm3, đất than bùn dao động trong khoảng 0,15 - 0,40g/cm3.

Kết quả phân tích dung trọng đất tại khu vực nghiên cứu được tập hợp ở bảng 4.14:

Bảng 4.14: Kết quả phân tích dung trọng đất tại khu vực nghiên cứu

STT

Độ sâu tầng

đất Giá trị

Dung trọng (g/cm3)

Chân Sườn Đỉnh Ô đối chứng

1 0 - 10 Nhỏ nhất 0,9 0,91 0,98 0,97 Cao nhất 1,15 1,15 1,25 1,26 Trung bình 1,00 1,04 1,12 1,09 2 10 – 20 Nhỏ nhất 0,95 0,97 1,02 1,22 Cao nhất 1,27 1,27 1,3 1,53 Trung bình 1,11 1,16 1,18 1,38 3 20 - 30 Nhỏ nhất 1,02 1,1 1,17 1,24 Cao nhất 1,32 1,32 1,32 1,58 Trung bình 1,18 1,22 1,22 1,42

Từ bảng 4.14, ta thấy: ở tầng đất mặt có độ sâu từ 0 - 10cm dung trọng đất nằm trong khoảng: 0,90 - 1,26g/cm3, trung bình đạt từ 1 - 1,12g/cm3 và có xu hướng tăng lên nếu đi từ chân đồi lên đến đỉnh. Ở độ sâu từ 10 - 20cm dung trọng đất nằm trong khoảng: 0,95 - 1,53g/cm3, trung bình đạt từ 1,11 -

1,38g/cm3. Ở độ Sâu từ 20 - 30cm dung trọng đất nằm trong khoảng: 1,02 - 1,58g/cm3, trung bình đạt từ 1,18 - 1,42g/cm3. Tỷ trọng đất tại khu vực rừng trồng so với nơi đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. Tỷ trọng của khu vực rừng trồng nhỏ hơn so với nơi đối chứng.

4.3.2.4. Độ xốp của đất

Độ xốp của đất là tổng thể tích lỗ hổng trong nó quy ra % so với tổng thể tích của nó. Để xác định độ xốp của đất người ta thường tính gián tiếp thông qua dung trọng, tỷ trọng của đất. Vì vậy, độ xốp phụ thuộc trực tiếp vào dung trọng, tỷ trọng của đất cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới hai đại lượng này.

Độ xốp là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá đất, nó ảnh hưởng quyết định đến chế độ nhiệt, chế độ ẩm và chế độ không khí của đất. Vì vậy, nó là căn cứ quan trọng cho việc quyết định các biện pháp tác động vào đất, liên quan đến quá trình xói mòn và rửa trôi đất. Kết quả xác định độ xốp được tập hợp ở bảng 4.15

Bảng 4.15: Tổng hợp độ xốp của đất tại khu vực nghiên cứu STT Độ sâu tầng

đất Giá trị

Độ xốp (%)

Chân Sườn Đỉnh chứng Ô đối

1 0 - 10 Nhỏ nhất 56,60 56,27 51,92 45,00 Cao nhất 66,04 65,00 62,16 60,00 Trung bình 61,86 60,38 57,44 52,47 2 10 – 20 Nhỏ nhất 52,08 52,08 50,94 42,00 Cao nhất 64,15 63,40 60,77 53,25 Trung bình 57,88 56,32 55,49 46,47 3 20 - 30 Nhỏ nhất 50,19 51,11 50,56 50,00 Cao nhất 61,85 58,56 56,67 55,00 Trung bình 55,41 54,27 54,13 52,33

Độ xốp của đất được xác định dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu đạt từ trung bình đến khá, dao động trong khoảng 50,56 - 66,04%. Nguyên nhân làm cho độ xốp tại các điểm nghiên cứu đạt khá chủ yếu là do hoạt động tích cực của động vật đất mà quan trọng nhất là giun đất và sự phát triển mạnh của thảm thực vật. Sự hoạt động tích cực của bộ rễ thảm thực vật bên trên và giun đất không chỉ làm tăng độ xốp đất mà còn giúp cho kết cấu đất được cải thiện, giảm xói mòn, rửa trôi mất đất và chất dinh dưỡng. Ở các vị trí địa hình khác nhau, độ xốp giảm dần khi đi từ chần đồi lên đỉnh đồi. So sánh độ xốp giữa các ô tiêu chuẩn và với các tầng sâu của đất khác nhau thấy: độ xốp giảm theo chiều sâu tầng đất.

Có sự khác biệt giữa khu vực rừng trồng và nơi đối chứng, độ xốp ở tất cả các độ sâu khác nhau độ xốp tại nơi có rừng trồng đều lớn hơn so với nơi đối chứng. Điều này cho thấy việc trồng rừng đã làm cho đất tơi xốp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)