Đánh giá quy trình kỹ thuật trồng rừng cây bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 66 - 68)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2. Đánh giá quy trình kỹ thuật trồng rừng cây bản địa

4.2.2.1. Chuẩn bị cây giống trồng rừng

+ Phương thức thực hiện: Theo quy định của dự án KfW4 cây con các loại phải được sản xuất bởi các vườn ươm phân tán có khoảng cách đến

hiện trường trồng rừng tối đa là 4km và do người dân quản lý và làm chủ. Các chủ vườn là người của các xã, thôn tham gia trồng rừng, có năng lực và được dự án đào tạo, tư vấn và hỗ trợ, giám sát việc thực hiện quản lý vườn ươm và sản xuất cây con. Chi tiết qui định kỹ thuật sản xuất cây con được thể hiện chi tiết qua PB 01 (phần phụ biểu).

+ Đánh giá các ưu nhược điểm: Chuẩn bị cây giống phục vụ trồng rừng là một trong những khâu quan trọng và quyết định đến chất lượng rừng trồng. Trong dự án, việc cây giống được sản xuất bởi các vườn ươm phân tán đã hạn chế được chi phí đi lại và vận chuyển cây tuy nhiên do xây dựng vườn ươm phân tán và do những người dân trong vùng sản xuất nên chất lượng cây con không đồng đều và chưa được đảm bảo chính vì vậy để chất lượng cây con tốt hơn và đồng đều hơn trong dự án cần phải có biện pháp đào tạo và tập huấn cho những người tham gia và công tác ươm cây. Ngoài ra việc xây dựng các vườn ươm nhỏ lẻ như trên cũng dẫn đến việc triển khai không đồng đều và chi phí trong việc quản lý vườn ươm cao hơn so với việc ươm cây theo phương thức tập trung.

4.2.2.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng cây bản địa

+ Phương thức thực hiện: Sau khi chuẩn bị vườn ươm và cây giống BQLDA các cấp sẽ chọn thời gian phù hợp để trồng rừng. Công tác trồng rừng là một trong những nội dung quan trọng của dự án, kết quả của hành động này nói lên việc thành công hay thất bại của phương thức trồng rừng. Tuy nhiên, trong dự án KfW4 thì quy trình và kỹ thuật trồng rừng đã được xây dựng cho tập đoàn cây trồng của dự án, được thể hiện chi tiết trong các hướng dẫn kỹ thuật, các tài liệu cung cấp thông tin giải thích đặc điểm sinh thái, phân bố, yêu cầu về điều kiện đất, kiểu dất, nhu cầu ánh sáng của các loài cây.

trong dự án KfW4 được xây dựng từ trung ương và đưa ra quy trình quy phạm. Những quy định và trình tự trong kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng này đã được nhiều dự án khác tham khảo và áp dụng. Có thể nói quy định về kỹ thuật trồng cây và chăm sóc rừng trong dự án có nhiều ưu điểm và phù hợp với điều kiện thực tế. Khác với phương pháp phân chia điều kiện lập địa các quy định về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng được thể hiện theo từng loài cây và được quy định chi tiết (kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trong dự án KfW4 được nêu tại phụ biểu) chính vì vậy việc triển khai được dễ dàng, nhất quán. Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả, trước khi tiến hành trồng và chăm sóc rừng cần phải có các buổi tập huấn cho người thực hiện là các hộ gia đình tham gia để đảm bảo cho quá trình trồng rừng được đồng loạt và nhất quán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)