Giải pháp xử lý tầng cây cao và chăm sóc cây bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 95)

4.4.2.1. Phân chia đối tượng rừng trồng để tác động giải pháp kỹ thuật lâm sinh

Để áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh một cách phù hợp cho từng đối tượng, nhóm nghiên cứu tiến hành phân chia đối tượng thành các nhóm khác nhau. Kết quả phân chia được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.22. Phân chia đối tượng rừng trồng để tác động Tình huống (1) Đặc điểm rừng trồng (2)

Giải pháp kỹ thuật lâm sinh (3)

1 Cây bản địa bị thiếu ánh sáng hoặc bị chèn ép bởi tầng cây cao.

Xử lý tầng cây cao (tỉa thưa, tỉa cành).

2

Mật độ hiện tại của cây bản địa thấp, không đảm bảo yêu cầu của nghiệm thu hoàn thành hoặc không thể thành rừng. Nguyên nhân chính là do điều kiện lập địa xấu khi trồng rừng lần đầu.

Trồng bổ sung cây bản địa vào chỗ thích hợp.

3

Cây bản địa sinh trưởng chậm, lô rừng thuộc cấp phẩm chất trung bình hoặc xấu.

Chăm sóc cây bản địa (gồm cả cây trồng và cây tái sinh, phục hồi nếu có).

4 Gồm cả ba tình huống 1, 2, 3

Xử lý tầng cây cao kết hợp với trồng bổ sung và/hoặc chăm sóc cây bản địa (gồm cả cây tái sinh, phục hồi tự nhiên - nếu có).

Trong 4 tình huống nêu trên, tình huống 4 có khả năng xảy ra phổ biến. Nghĩa là, trong lô rừng vừa có một số cây bản địa bị chèn ép, thiếu ánh sáng; đồng thời một số cây bản địa đã bị chết làm mật độ hiện tại giảm xuống; vừa có một số cây bản địa sinh trưởng chậm, phẩm chất không tốt. Trong trường hợp này, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp được dựa trên việc tổng hợp từng giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho từng tình huống 1, 2, 3. Để thuận tiện cho việc áp dụng giải pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp, bản hướng dẫn này sẽ trình bày từng giải pháp kỹ thuật lâm sinh riêng biệt tương

ứng với từng tình huống 1, 2, 3. Nếu tình huống 4 xảy ra thì trình tự thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng được xác định tuần tự là: Xử lý tầng cây cao - trồng bổ sung cây bản địa - chăm sóc cây bản địa hiện có. Các giải pháp khác như bảo vệ rừng luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Với các đối tượng rừng khác, cần thực hiện những giải pháp bảo vệ rừng theo quy định hiện hành của dự án và sẽ áp dụng giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp theo bản hướng dẫn này khi chúng có những đặc điểm được mô tả ở cột (2).

Dựa vào bảng phân chia đối tượng rừng trồng để tác động luận văn áp dụng các biện pháp này cho các ô tiêu chuẩn đã thiết lập ta có được bảng sau:

Bảng 4.23: Xác định tình huống cho các mô hình rừng đang nghiên cứu

Loài cây trồng Mật độ Độ tàn che hiện tại Độ tàn che thích hợp Xác định tình huống

1 Lát 783 0,65 0,4 - 0,5 1 2 Lát 728 0,6 0,4 - 0,5 1 7 Sấu 802 0,6 0,3 - 0,4 1 8 Sấu 758 0,6 0,3 - 0,4 1 9 Sấu 786 0,6 0,3 - 0,4 1 10 Lim xanh 845 0,55 0,3 - 0,4 1 11 Lim xanh 811 0,5 0,3 - 0,4 1 12 Lim xanh 685 0,6 0,3 - 0,4 1 13 Lát hoa + Keo 1154 0,7 0,4 - 0,5 1 14 Lát hoa + Keo 1172 0,7 0,4 - 0,5 1 15 Lát hoa + Keo 1154 0,7 0,4 - 0,5 1

16 Sấu + Sao đen 1028 0,75 0,3 - 0,4 1

21 Lim xanh + Keo 1383 0,75 0,3 - 0,4 1

17 Sấu + Sao đen 980 0,7 0,3 - 0,4 2

19 Lim xanh + Keo 1052 0,6 0,3 - 0,4 2

20 Lim xanh + Keo 1080 0,6 0,3 - 0,4 2

3 Lát 805 0,55 0,3 - 0,4 3

4 Sao đen 1154 0,6 0,3 - 0,4 3

5 Sao đen 1172 0,55 0,3 - 0,4 3

6 Sao đen 1154 0,65 0,3 - 0,4 3

22 Sao đen + Keo 1050 0,58 0,3 - 0,4 3

23 Sao đen + Keo 1200 0,68 0,3 - 0,4 3

24 Sao đen + Keo 1232 0,7 0,3 - 0,4 4

Như vậy, dựa vào việc phân chia đối tượng rừng trồng để tác động luận văn đã bước đầu phân loại được các mô hình rừng trồng tại khu vực nghiên cứu để tiến hành các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào từng đối tượng. Dựa vào từng tình huống cụ thể và hiện trạng của rừng tiến hành áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác nhau theo đúng giải pháp kỹ thuật lâm sinh đã được nêu.

4.4.2.2. Giải pháp kỹ thuật xử lý tầng cây cao

a. Nguyên tắc xử lý tầng cây cao

- Xử lý tầng cây cao nhằm mục đích chủ yếu là giải phóng cây bản địa khỏi sự che sáng quá mức của tầng cây cao (Keo tai tượng, Keo lá tràm). Vì vậy, nhu cầu ánh sáng của cây bản địa là cơ sở quan trọng nhất cho việc xác định biện pháp kỹ thuật xử lý tầng cây cao. Trong tài liệu này, nhu cầu ánh sáng của cây bản địa được chuyển thành yêu cầu độ tàn che thích hợp của từng loài cây theo tuổi.

- Xử lý tầng cây cao được thực hiện thông qua kỹ thuật mở tán rừng để đưa độ tàn che hiện tại đạt độ tàn che thích hợp.

- Khi xử lý tầng cây cao cần cân nhắc giữa hai nhóm biện pháp mở tán là: tỉa thưa và tỉa cành. Sự phát triển tốt tươi của cây bản địa phải là nền tảng của việc ra quyết định lựa chọn nhóm biện pháp xử lý, có chú ý tới lợi ích kinh tế trước mắt ở mức độ nhất định.

- Không loại bỏ hoàn toàn tầng cây cao ở giai đoạn cuối của quá trình chặt tỉa, mà lợi dụng quy luật đào thải tự nhiên.

b. Xác định tuổi thực tế của cây bản địa

Tuổi thực tế của cây bản địa (A, năm) được xác định thông qua tuổi vườn ươm (a1, năm) và số năm trồng (a2, năm) theo công thức: A = a1 + a2. Ở bảng 02, các số 1 - 2, 3 - 4, ...9 là tuổi thực tế của cây bản địa (A). Tuỳ thuộc vào từng loài cây mà xác định yêu cầu độ tàn che thích hợp theo tuổi của loài

ấy. Chẳng hạn, với cây Lim xanh, yêu cầu độ tàn che thích hợp ở tuổi 3 - 4 là 0,5 - 0,6; ở tuổi 5 - 6 là 0,4 - 0,5; ở tuổi 9 là 0 - 0,2. Tuổi cây càng cao, yêu cầu độ tàn che càng thấp, nghĩa là tầng cây cao phải được điều tiết theo mức độ thưa dần để ánh sáng lọt xuống nhiều hơn khi tuổi cây bản địa tăng lên.

c. Xác định độ tàn che hiện tại của tầng cây cao

Độ tàn che hiện tại của tầng cây cao được xác định theo một trong hai phương pháp: (1)- phương pháp hệ thống mạng lưới điểm; (2)- phương pháp mục trắc tại rừng.

d. Xác định cường độ tỉa thưa

Nhiệm vụ xử lý tầng cây cao là giải quyết sự chênh lệch giữa độ tàn che hay mật độ hiện tại với độ tàn che hay mật độ thích hợp. Sự chênh lệch càng cao, cường độ tỉa thưa càng lớn. Cường độ tỉa thưa được xác định theo 2 chỉ tiêu: (1)- cường độ tỉa thưa theo số cây chặt và (2)- cường độ tỉa thưa theo độ tàn che. Việc mô tả cường độ tỉa thưa được thực hiện theo bảng 4.22.

Bảng 4.24. Cường độ tỉa thưa tầng cây cao

TT Nht (cây/ha) TCht D1,3 (cm) Hvn (m) TCthichhơp Nthichhop (cây/ha) Nchặt (cây/ha) In (%) ITC (%) M (m3/ha) 1 2 ... Tổng

Trong đó: Nht là mật độ hiện tại của tầng cây cao (cây/ha); TCht là độ tàn che hiện tại của tầng cây cao; D1,3 là đường kính thân cây ngang ngực bình quân của tầng cây cao (cm); Hvn là chiều cao vút ngọn bình quân của tầng cây cao (m); TCthichhop là độ tàn che thích hợp với yêu cầu của cây bản địa; Nthíchhop là mật độ tầng cây cao thích hợp tương ứng với độ tàn che thích hợp cho cây bản địa (cây/ha); Nchặt là số cây cao cần chặt trên một hecta

(cây/ha); In là cường độ tỉa thưa tầng cây cao tính theo số cây (%); ITC là cường độ tỉa thưa tầng cây cao tính theo độ tàn che (%); M là tổng thể tích của bộ phận tỉa thưa (m3/ha).

ITC (%) = (TCht - TCthichhop)x100/TCht (3-1) In (%) = (Nht - Nthichhop)x100/Nht (3-2) Nthichhop (cây/ha) = (TCht x Nht)/TCthichhop (3-3) Nchặt = Nht - Nthichhop (3-4) e. Bài cây chặt

Việc lựa chọn cây chặt được thực hiện như sau:

- Chặt bất cứ cây nào thuộc tầng cây cao (Keo tai tượng, Keo lá tràm) mà sự tồn tại của nó (cả cây hay một phần tán lá) che mất ánh sáng của cây bản địa.

- Tỉa cành cây cao nếu việc tỉa cành là thuận lợi và khi việc duy trì một phần tán lá của tầng cây cao có tác dụng tốt đối với cây bản địa.

- Chặt cây sâu bệnh, rỗng ruột, phẩm chất xấu, nhưng phải đảm bảo duy trì độ tàn che thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây bản địa.

- Về mặt kỹ thuật, cần cân nhắc giữa chặt cây và tỉa cành. Tuy nhiên, về mặt thi công, nên ưu tiên chặt cây; chỉ tỉa cành khi có đủ điều kiện thi công thuận lợi.

- Cây bài chặt được đánh dấu nhân (X) bằng sơn ở hai vị trí: ở độ cao 1,3m (ngang ngực) và ở sát gốc cây (0 - 10 cm); cây cần tỉa cành được đánh dấu hình mũi tên hướng lên trên (↑) bằng sơn ở độ cao 0,4 - 0,5 m cách gốc, kèm theo sơ đồ cành cây vẽ theo trục mũi tên (mũi tên đại diện cho thân cây) và đánh dấu sao (*) những cành cần tỉa.

- Cây bài chặt được xác định loài, đường kính. Trên cơ sở này sẽ kiểm tra được số lượng cây bài chặt đã đủ hay vượt (để hạn chế lại) so với kế hoạch xử lý tầng cây cao trong năm của lô rừng.

f. Kỹ thuật chặt hạ cây và tỉa cành * Kỹ thuật chặt hạ cây

- Mùa vụ chặt hạ hay tỉa thưa: tốt nhất vào mùa khô, nhưng có thể căn cứ vào tình hình cụ thể để xác định mùa vụ và thời điểm xử lý tầng cây cao cho phù hợp. Cố gắng tác động trước mùa sinh trưởng của cây bản địa.

- Trước khi tỉa thưa, cắt tất cả các dây leo cuốn vào cây; tỉa bớt cành cây và dùng dây thừng hạ từ từ xuống, không làm tổn thương cây bản địa.

- Chọn hướng đổ vào khu đất trống, giữa các cây bản địa. - Tránh đổ cây lên hố trũng, mô đất hay lên khúc gỗ.

- Không để cây đổ xuống dốc; nên đổ cây song song với đường đồng mức. - Không cho người khác đến gần khu vực chặt cây trong suốt quá trình chặt hoặc phải đứng cách xa gấp 2 lần chiều dài của cây đổ.

- Lần cắt thứ nhất (mở miệng) cách mặt đất một khoảng cách gần bằng chiều dài một bàn tay (khoảng 15 - 20 cm). Đường cắt mở miệng bằng một phần ba (1/3) đường kính của cây. Sử dụng cưa cắt ngang để thực hiện công việc này.

- Nếu cây có đường kính khoảng 20 cm, lần cắt thứ hai (cắt gáy) ở phía đối diện cao hơn một khoảng bằng chiều dài hai đốt ngón tay út (3 - 4 cm) so với đáy của mặt cắt thứ nhất. Không cắt gáy xuyên toàn bộ thân cây mà dừng lại cách vết cắt thứ nhất một khoảng bằng chiều dài của hai đốt ngón tay út. Đối với cây có đường kính lớn hơn, khoảng cách này tăng lên bằng 3 đốt ngón tay. Sử dụng nêm bằng gỗ để tránh “kẹt” cưa và làm cho cây đổ.

- Khi cây gần đổ cần chú ý di chuyển xa ra bên cạnh, tránh để gốc cây đổ dật lùi vào người.

- Độ dài khúc gỗ được cắt ra phụ thuộc vào mục đích sử dụng và phương tiện vận chuyển.

- Chặt nhỏ cành nhánh và rải đều trên diện tích đất rừng tại địa điểm chặt hạ

- Cần khảo sát, lựa chọn đường mòn chuyển gỗ trên đất dốc (sử dụng bản đồ có đường đồng mức). Cố gắng sử dụng tối đa các nguồn lực địa phương, như sức kéo của động vật, sông, suối. Các công cụ như ván trượt hoặc xe trâu có thể nâng cao năng suất một cách đáng kể khi vận xuất gỗ, vì chúng giúp giảm lực ma sát khi kéo và cho phép kéo được một lượng gỗ lớn hơn.

- Sau tỉa thưa nên tiến hành tu sửa cho các cây bản địa, đặc biệt là những cây bị tổn thương cơ giới trong quá trình tỉa thưa,

- Cần có phương án bảo vệ rừng trong và sau tỉa thưa. * Kỹ thuật tỉa cành

- Mùa vụ tỉa cành thích hợp nhất là trước mùa sinh trưởng hàng năm của cây rừng. Tuy nhiên, cần thực hiện tỉa cành đồng thời với các hoạt động xử lý thực bì, làm đất trồng bổ sung cây bản địa, hoặc được thực hiện cùng với hoạt động tỉa thưa tầng cây cao.

- Tỉa cành cần được thực hiện với kỹ thuật phù hợp:

+ Đầu tiên, cắt (chặt) từ phía dưới cành lên, các nhát cắt (chặt) phải vào sâu tối thiểu 1/4 đường kính của cành.

+ Cắt (chặt) thêm từ phía trên, không được làm tổn thương thân cây. + Sử dụng công cụ sắc để vết cắt (chặt) được gọn.

+ Không làm xước thân cây.

- Các cành lớn cần được cắt (chặt) qua 2 bước: (1)- cắt (chặt) đứt hẳn cành ở vị trí cách thân cây 20 - 50 cm; (2)- cắt (chặt) nốt đoạn cành còn lại ở vị trí sát thân cây.

g. Một số vấn đề khác về mặt kỹ thuật

- Cường độ tỉa thưa lớn có thể gây ra đổ gẫy cây bản địa do ảnh hưởng của gió và hiệu ứng "phơi trống ngay tức khắc". Trong trường hợp này cần

bài tất cả các cây chặt để thuận tiện cho việc quản lý và thi công, nhưng nên chặt làm 2 đợt, với khoảng thời gian giãn cách từ 2 - 4 tháng. Nên tránh chặt cây với cường độ cao vào các tháng 8 - 11, vì vùng dự án thường có bão to trong khoảng thời gian này.

- Khi cây bản địa cần sự hỗ trợ tiếp tục của một hoặc một số cây thuộc tầng cao, nhưng những cây cao này lại có phẩm chất xấu, nhiều cành chết, rỗng ruột hoặc sâu bệnh hại, thì tuỳ thuộc vào khả năng tồn tại và vai trò của cây cao để đưa ra quyết định chặt hạ chúng.

- Chu kỳ xử lý tầng cây cao (tỉa thưa, tỉa cành): có hai phương án xác định chu kỳ xử lý tầng cây cao: (1)- căn cứ vào số năm xuất hiện lại mâu thuẫn sau khi rừng đã được xử lý; (2)- có thể ấn định chu kỳ xử lý tầng cây cao bằng một số năm nhất định, thường từ 3 - 4 năm.

4.4.2.3. Kỹ thuật xử lý tầng cây bụi thảm tươi, vật rơi rụng

Cây bụi, thảm tươi là bao gồm những loài thực vật thân gỗ nhỏ có đường kính gốc < 6cm hoặc là những thân thảo (không có cấu tạo gỗ), chúng thường sống dưới tán rừng. Lớp cây bụi thảm tươi ở dưới tán rừng đóng vai trò rất lớn trong việc phân tán nước mưa làm giảm động năng của nó, chi phối thế năng của giọt nước trước khi rơi xuống đất rừng. Mặt khác cây bụi thảm tươi còn tận dụng nguồn năng lượng mặt trời từ ánh sáng lọt qua tán của cây ở tầng trên để tạo thêm sản phẩm sinh học cho rừng, đồng thời cây bụi thảm tươi là tấm áo giáp che chắn cho mặt đất rừng khỏi bị nóng trong mùa hè, nhờ đó làm giảm lượng nước bốc hơi bề mặt của đất và ấm áp về mùa đông. Về mặt tác hại của cây bụi thảm tươi trong việc trồng rừng đó là cạnh tranh nguồn nước và dinh dưỡng trong đất với cây trồng, chính vì vậy việc để lại lượng cây bụi thảm tươi trong một tỷ lệ hợp lý sẽ giúp cho mô hình rừng trồng có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các vật rơi rụng gồm cành cây, lá cây, xác thực vật đều là những nhân tố không những bảo vệ đất, giữ nước mà còn

là một nguồn dinh dưỡng của cây sau khi bị phân hủy chính vì vậy việc duy trì được thành phần lượng vật rơi rụng có hữu ích lớn trong quá trình chăm sóc rừng trồng.

Tiến hành điều tra đặc điểm cây bụi thảm tươi tại các ô tiêu chuẩn được thiết lập tại các mô hình rừng ta được kết quả như bảng 5.24 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)