So sánh sự thay đổi về thảm thực vật trước và sau khi trồng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 86 - 91)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá sự thay đổi của điều kiện lậpđịa sau khi trồng rừng

4.3.4. So sánh sự thay đổi về thảm thực vật trước và sau khi trồng rừng

Qua nghiên cứu, việc trồng rừng đã tác động mạnh mẽ tới tiểu hoàn cảnh rừng và đặc điểm và tính chất của đất. Luận văn tiếp tục tiến hành nghiên cứu sự thay đổi về thảm thực vật sau khi trồng rừng. Thảm thực vật được nghiên cứu ở đây chủ yếu là các loài cây bụi thảm tươi. Để nghiên cứu về sự thay đổi của thảm thực vật rừng sau khi trồng rừng nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra về đặc điểm cây bụi, thảm tươi trên các ô tiêu chuẩn đã được lập để điều tra sinh trưởng và các ô đối chứng. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.19: Thành phần thực vật trên các mô hình rừng trồng Mô hình Dạng lập địa Tầng cây cao

Loài cây chủ yếu

Tỷ lệ của 3 loài cây chủ yếu Số lượng loài Chiều cao Độ che phủ Thành phần Mật độ Độ tàn che (%) (m) (%) Chân

B Lim xanh 1111 0,65 Lấu, dương xỉ, đơn buốt 65 9 0,63 65

C Lát + Keo 1667 0,65 Cỏ tre, dương xỉ, lấu 55 9 0,55 55

D2

Sấu + Sao

đen 1388 0,60 Cỏ tre, cỏ lào, dương xỉ

68

8 0,72 65

Sườn

B Lát hoa 1111 0,65 Cỏ tre, đơn buốt, lấu 65 8 0,64 60

C Sao đen 1667 0,50 Dương xỉ, cỏ tre, guột 45 8 0,54 60

D2 Lim + Keo 1667 0,55 Cỏ lào, dương xỉ, cỏ lá tre 60 6 0,6 45

Đỉnh

B Sấu 1667 0,70 Cỏ lào, lấu, dương xỉ 58 7 0,65 50

C

Sấu + Sao

đen 1388 0,60 Dương xỉ, guột, cỏ tre

55

5 0,55 40

D2 Sao đen 1667 0,65 Guột, dương xỉ, cỏ lào 60 5 0,6 40

Ô đối

chứng B Rừng IIb 950 0,55 Hoắc quang, Ba gạc, Mãi

táp

35

Qua kết quả nghiên cứu về sự biến đổi thảm thực vật trong các mô hình rừng trồng và so sánh vơi nơi đối chứng có thể thấy rằng: Đã có sự thay đổi lớn đối với thảm thực vật rừng trước và sau khi trồng rừng tại khu vực nghiên cứu. Trong hoạt động trồng rừng người ta đã phải phát bỏ đi các loài cây bụi như Hoắc quang, Đắng cẩy, Thẩu tấu, Sim, Cỏ lào.... thậm chí là cả các loại cây cỏ, thảm tươi. Sau khi trồng rừng, các loài cây bụi thảm tươi đã được khôi phục tuy nhiên sự khôi phục này không giống như trước lớp thảm thực vật trong các mô hình rừng trồng có sự khác biệt so rất nhiều so với trước khi trồng. Trên các ô tiêu chuẩn nghiên cứu, độ che phủ của lớp thảm thực vật giao động khá lớn khoảng 40 - 70% trong đó nhóm lập địa B có độ che phủ cao nhất sau đó là C và cuối cùng là D2, nếu so sánh theo dạng chân, sườn, đỉnh thì tại vị trí chân đồi độ che phủ của cây bụi thảm tươi sẽ là lớn nhất. So sánh với ô đối chứng ta thấy độ che phủ tại ô đối chứng nhỏ hơn so với nơi rừng trồng. Tại nơi đối chứng độ che phủ của lớp cây bụi thảm tươi dao động trong khoảng 40 - 55%. Qua đánh giá sơ bộ, thành phần cây bụi thảm tươi tại các mô hình trồng rừng đã mất hẳn đi tầng cây bụi so với ô đối chứng chính vì vậy mà lớp cây bụi thảm tươi tại nơi đối chứng có chiều cao trung bình lớn hơn so với các mô hình trồng rừng, cụ thể là chiều cao trung bình của lớp cây bụi thảm tươi tại ô đối chứng giao động trong khoảng 0,8 - 1,1m trong khi đó trên các mô hình trồng rừng chiều cao trung bình của cây bụi thảm tươi dao động trong khoảng 0,5 - 0,7m. Lý giải điều này nhóm nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chính là do thành phần cây bụi thảm tươi của ô đối chứng chủ yếu là cây thân gỗ (Hoắc quang, Đắng cẩy, Mâm xôi, Cỏ lào) có chiều cao lớn, trong khi đó tại các mô hình rừng trồng cây bụi thảm tươi chủ yếu là các dạng cây thân thảo, chiều cao thấp (Cỏ tre, Dương xỉ, Đơn buốt). Như vậy, có thể thấy rằng thành phần cây bụi thảm tươi trên các mô hình đã có sự thay đổi so với những nơi không trồng rừng.

Thành phần các loài thực vật trên các mô hình trồng rừng đã có sự thay đổi đáng kể. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên các dạng lập địa khác nhau và ở các vị trí địa hình khác nhau (chân, sườn, đỉnh) hầu hết các mô hình rừng trồng đều có số lượng loài cây bụi thảm tươi ít hơn so với nơi đối chứng. Khi đi từ chân đồi lên đỉnh đồi, số lượng loài cây bụi thảm tươi giảm dần cùng với nó là độ tàn che giảm dần. Các dạng lập địa thuộc nhóm lập địa B có số loài cây bụi thảm tươi dao động trong khoảng 7 - 9 loài, các nhóm lập địa C có số lượng cây bụi thảm tươi dao động trong khoảng từ 5 - 8 loài ít nhất là nhóm lập địa C chỉ có khoảng 5 - 6 loài. Khi xem xét theo dạng lập địa số lượng loài cũng biến đổi Số lượng loài cây bụi thảm tươi dao động nhỏ theo các dạng lập địa. So sánh về tỷ lệ của 3 loài cây chính trong các dạng địa hình với ô đối chứng ta thấy: Tỷ lệ của 3 loài cây bụi chính trong rừng trồng chiếm khoảng 45 - 68% và không có sự khác biệt trên các dạng lập địa, trong khi đó tại ô đối chứng tỷ lệ 3 loài cây nhiều nhất chỉ dao động trong khoảng 40 - 50%. Từ kết quả này ta có thế rút ra nhận xét: Trong quá trình trồng rừng lớp thảm thực vật rừng đã bị giảm đi về số lượng, tuy nhiên nếu xét theo thành phần loài thì những loài còn lại, hay mới xuất hiện sẽ có những loài chiếm số lượng và ưu thế tuyệt đối.

Sự thay đổi về tầng cây cao và lớp cây bụi thảm tươi đã làm cho độ tàn che và che phủ của khu vực trồng rừng thay đổi theo. Tại các mô hình rừng trồng, do mất đi lớp cây bụi thảm tươi đã có từ trước và đang trong quá trình phục hồi nên độ che phủ của rừng trồng so với các khu vực đối chứng giảm đi đáng kể bao gồm cả số lượng loài và độ che phủ. Trong khi đó mật độ tầng cây cao của các mô hình trồng rừng lại tăng lên do công thức trồng rừng có mật độ cây trồng dày hơn so với ô đối chứng là trạng thái IIb.

Dựa vào kết quả phân tích sự thay đổi của điều kiện lập địa tại các nơi mô hình trồng rừng và nơi đối chứng, luận văn đã thống kê sự thay đổi này theo từng ô tiêu chuẩn. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.20: Sự thay đổi của điều kiện lập địa tại các khu vực trồng rừng

TT Chỉ tiêu Các OTC

có hay đổi tăng Đánh giá

Các OTC

có thay đổi giảm Đánh giá

Các OTC không thay đổi

1 Độ dày tầng đất

1.1 - Tầng A 2,3,4,5,6,9,10,11,12,13,14,15,16,17,1

8,19,20,21,23,24 Có lợi 7,1 Không lợi 4,22,8

1.2 - Tầng B Toàn bộ ô tiêu chuẩn Có lợi

2 Tính chất vật lý đất

2.1 - Thành phần cơ giới 1, 2, 4, 5, 8, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18,

19, 22, 23, 24 Có lợi 3,20,7, 13, 21, Không lợi 6,9,12,14,17,19,

24 2.2 - Tỷ trọng đất 1, 4, 8, 11, 14, 15, 19, 22, 24 Có lợi 2,3,5,6,7,9,10, 12,13,16,17,18, 20,21,23 2.3 - Dung trọng đất 1,2,4,5,6,7,9,10,11,12,13,14,15,16,17,

18,19,20, 21, 22,23,24 Có lợi 3, 8 Không lợi

2.4 - Độ xốp của đất Toàn bộ ô tiêu chuẩn Có lợi 3 Tính chất hóa học đất

3.1 - Độ chua của đất 1, 2,3,4,5,6,7,8,9,10, 13, 15,

16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24 Có lợi 11, 12, 14, 20 3.2 - Hàm lượng mùn Toàn bộ ô tiêu chuẩn Có lợi

3.3 - Đạm dễ tiêu Toàn bộ ô tiêu chuẩn Có lợi

4 Thảm thực vật

4.1 - Độ tàn che Toàn bộ ô tiêu chuẩn Không lợi

4.2 - Độ che phủ Toàn bộ ô tiêu chuẩn Không lợi

4.3 - TP 3 loài cây bụi chủ yếu Toàn bộ ô tiêu chuẩn Không lợi

4.4 - Số lượng loài cây bụi Toàn bộ ô tiêu chuẩn Không lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa​ (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)