Chức năng tạo ấn tượng thẩm mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh trong thơ tố hữu (Trang 89 - 100)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Chức năng tạo ấn tượng thẩm mỹ

Địa danh trong thơ Tố Hữu còn góp phần tạo được ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Địa danh không còn là một cái tên khô cứng mà đã hóa tâm hồn, hóa núi sông, con người Việt. Mỗi địa danh đã bước từ trang thơ của Tố Hữu để khắc sâu vào tâm khảm mỗi người về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. Chỉ một địa danh thôi cũng đủ xao xuyến lòng người, nhất là những địa danh ca ngợi vẻ đẹp của quê hương mình, đất nước. Nếu thiếu đi yếu tố địa danh lịch sử và văn hóa, có lẽ, thơ Tố Hữu sẽ không được mọi tầng lớp, mọi vùng miền đón nhận nhiệt tình tới vậy.

Địa danh trong thơ Tố Hữu ẩn chứa vẻ đẹp của thiên nhiên, con người. Nhiều địa danh chỉ cần nghe ta đã hình dung ra ngay cảnh quan địa lí của một

nơi, một vùng đất nước: sông, núi, biển, đảo…Có thể thấy, Tố Hữu là người có những câu thơ hay nhất trong thơ ca hiện đại nói về non sông, đất nước với nhiều địa danh ấn tượng. Và những tên gọi địa lý ấy, nhất là những tên gọi ít quen thuộc, có khả năng tạo ra một thứ ma thuật âm thanh. Ma thuật âm thanh ấy chính là hiệu ứng tu từ để tạo nên các biểu tượng có giá trị biểu trưng cao khi nhắc lại các địa danh nhiều lần trong các diễn ngôn văn học. Các địa danh không cần xuất hiện trong một biểu thức tu từ nào, mà chỉ cần nhắc đến chúng, thì đã gợi lên trong tâm thức dân bản địa cả một không gian văn hóa với một cảm xúc tự hào, xao xuyến.

Điều này ta có thể thấy qua nhiều địa danh, trong đó có những hòn đảo. Tố Hữu không quên những quần đảo yêu dấu của đất nước ta. Ông xây dựng hình ảnh những quần đảo như biểu tượng thẩm mỹ đẹp về cương vực, lãnh thổ của đất nước ta:

“Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa

Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước” “Tôi lại mơ... Trên Thái Bình Dương

Tổ quốc ta như một thiên đường”

(Vui thế, hôm nay)

Địa danh Trường Sa được nhắc tới đã đưa cảm xúc người đọc về với niềm tự hào biển đảo quê hương. Là một nhà thơ vốn rất giỏi đưa tên các địa danh vào thơ, nhưng có lẽ, quần đảo Trường Sa, vào thời điểm tháng 8 - 1975, thì đây mới là lần đầu tiên địa danh máu thịt Trường Sa xuất hiện trong thơ Tố Hữu. Và hơn thế, những địa danh hải đảo đã được thể hiện trong trường liên tưởng xác định về chủ quyền đất nước. Bài thơ Vui thế, hôm nay toát lên niềm vui thống nhất đất nước, niềm mong ước dựng xây đất nước và niềm ký thác độc lập vĩnh viễn trong toàn vẹn từng tấc đất, dải nước biên cương, hải đảo thiêng liêng. Tác phẩm đã thể hiện một tầm nhìn chiến lược, sách lược với niềm trăn trở máu thịt nhất, căn cốt nhất về sự bình an, sự hùng cường và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

Ngoài các địa danh cụ thể, hai tiếng Việt Nam cũng được vang lên trong nhiều bài thơ. Nó như mạch nguồn chảy xuyên suốt trong thơ Tố Hữu và tới thời kì chống Mỹ thì càng chảy mạnh hơn. Hai tiếng Việt Nam ấy vang lên với giọng trữ tình thống thiết, đầy tự hào, xuất phát từ cảm hứng “rưng rưng”

trước vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam trong những tháng năm gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng. Một Việt Nam lẫm liệt trên trận tuyến chống ngoại xâm được cất lên bằng giọng thơ hào sảng, ngân vang bên cạnh một Việt Nam trầm tĩnh, bao dung thường được ví như người mẹ nhân hậu, vị tha; giọng thơ trở về dịu êm, đằm thắm, chan chứa ân tình:

“Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu! Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng”

(Chào xuân 1967)

“Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời

Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi! Hùng vĩ thay toàn thân đất nước

Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa”

(Vui thế, hôm nay)

Xứ Nghệ cũng được nhắc tới với biểu tượng núi Hồng - sông Lam. Đây là cặp núi sông đã đi vào huyền thoại với những mẩu chuyện về ông Khổng Lồ đào núi, xẻ sông. Từ huyền thoại, thần thoại, truyền thuyết, tín ngưỡng, núi Hồng - sông Lam đi vào thơ ca gợi lên niềm tự hào, ngưỡng vọng về công lao xây dựng giang sơn, lãnh thổ của tiền nhân. Nay địa danh ấy đi vào thơ Tố Hữu còn như một chứng nhân lịch sử về truyền thống văn hóa đáng tự hào của quê hương Nghệ Tĩnh:

- “Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân” - “Sông Lam nước chảy bên đồi”

Như vậy, yếu tố địa danh trong thơ Tố Hữu có vai trò quan trọng trong việc góp phần thể hiện nội dung làm nên phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Tuy nhiên, đôi lúc vì muốn thể hiện không khí cách mạng mà Tố Hữu đã đưa vào quá nhiều địa danh, hoặc đưa địa danh vào thơ một cách gượng ép, làm giảm hiệu quả thẩm mỹ cho bài thơ cũng như nhiệt hứng tiếp nhận của độc giả. Mặc dù vậy, xét đến cùng những hạn chế ấy cũng là xuất phát bởi trái tim với dân với nước của một người con sẵn sàng cống hiến cuộc đời mình cho non sông.

Tiểu kết chương 3

Rõ ràng, các địa danh trong thơ Tố Hữu chứa đựng trong chúng nhiều vai trò quan trọng. Qua khảo sát, chúng tôi bước đầu làm sáng tỏ hơn những giá trị thông tin và văn hóa tinh thần của hệ thống địa danh trong thơ Tố Hữu. Đó là vai trò cung cấp thông tin về chính bản thân Tố Hữu với lòng yêu cách mạng và chặng đường cách mạng gian lao. Địa danh còn cung cấp cho ta hiểu về các sự kiện lịch sự quan trọng của đất nước trong cả thời kì lịch sử dài. Ngoài ra, địa danh trong thơ Tố Hữu biểu thị cho đặc điểm từng địa phương nên bao giờ cũng mang theo tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc. Từ đó, nó vang lên như một tín hiệu thẩm mỹ không thể thiếu được trong thơ Tố Hữu. Do đó, địa danh xuất hiện trong thơ Tố Hữu gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

KẾT LUẬN

1.Sự xuất hiện địa danh trong thơ nói riêng, trong văn học nghệ thuật nói chung thì địa danh không phải là một hiện tượng lạ lẫm, bất thường, chưa từng có. Trong thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay: Từ văn học dân gian, thơ trung đại hay thơ ca cách mạng người ta đã sử dụng địa danh rất nhiều. Những địa danh đó gần gũi, thân thuộc, gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của người dân nên nó đi vào trong văn chương nhẹ nhàng, không gượng ép mà có một vị trí vô cùng đặc biệt. Nhưng đến thơ Tố Hữu, địa danh lại trở thành một hiện tượng đặc biệt, là một yếu tố mạnh mẽ trong thơ ông. Đặc biệt ở chỗ, địa danh xuất hiện rất nhiều với mật độ dày đặc. Nó không chỉ thể hiện đời sống tâm hồn giàu xúc cảm của nhà thơ mà trong đó chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần, mang tính dân tộc sâu sắc.

2.Địa danh trong thơ Tố Hữu không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà nó có lí do mang tính chủ quan và khách quan. Chủ quan thể hiện ở chỗ: Ông là nhà thơ lớn, nhà cách mạng, cuộc đời làm thơ của ông gắn với sự nghiệp cách mạng, phục vụ cách mạng. Yếu tố khách quan thể hiện ở việc: Ông đi nhiều, biết nhiều, tầm bao quát lớn, sâu rộng, tư duy sâu sắc thấu đáo. Chính vì thế, mọi hiện tượng trong đời sống cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ được trải dài theo dòng cảm xúc cá nhân nhưng luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của đất nước, của dân tộc.

3.Trong thơ Tố Hữu địa danh khi đi vào thơ ca đã trở thành một yếu tố tham gia và cấu trúc nghệ thuật (Góp phần tạo nhịp thơ, câu thơ, khổ thơ hay thể hiện giọng điêu riêng của tác giả). Không chỉ thế địa danh đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo hình thức, nội dung, mang ý nghĩa, tạo cảm xúc và đặc biệt là truyền tải các thông điệp nghệ thuật. Thông qua đó, ca ngợi truyền thống đấu tranh cách mạng, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước. Đồng thời, cho người đọc thấy địa danh không đơn thuần là địa danh, nhằm để định danh, chỉ tên mà nó còn là: lịch sử, văn hóa, là hơi thở của cuộc sống.

4.Địa danh góp phần tạo nên một phong cách riêng độc đáo chỉ Tố Hữu mới có. Đó là phong cách của một nhà thơ cách mạng luôn biến cảm xúc chung thành cảm xúc riêng và ngược lại. Biến ý tưởng hết sức cụ thể thành sự lãng mạn nhưng rất đỗi tự hào. Đến nỗi, chỉ cần đọc thơ, nghe tên địa danh là người đọc nghĩ ngay đến Tố Hữu.

Như vậy, Tố Hữu đã sử dụng yếu tố địa danh một cách thành thục, nhuần nhuyễn trong suốt quá trình sáng tác thi ca của mình. Địa danh không chỉ mang giá trị về mặt nội dung phản ánh tình yêu tổ quốc, lòng nhiệt thành với cách mạng của Tố Hữu mà còn là một yếu tố nghệ thuật đem lại giá trị biểu cảm cao. Với công trình Điạ danh trong thơ Tố Hữu, chúng tôi mong muốn góp một

TÀI LIỆU THAM KHẢO

T

1. A. V. Superanskaja (2002), Địa danh là gì? (Bản dịch của Đinh Lan Hương), Hà Nội.

2. Đào Duy Anh (2009), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa Thông tin.

3. Nguyễn Tuấn Anh (2008), Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long (sơ bộ có so sánh với địa danh ở vùng khác), Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Lại Nguyên Ân (Chủ biên) (2004), Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ Việt Bắc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

5. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Hoàng Hữu Bội (1960), “Từ ấy với tuổi trẻ”, Báo Văn học, Số 74. 8. Nhị Ca (1977), Cuộc sống kêu gọi qua tập thơ “Ra Trận”, Dọc đường

văn học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

9. Hoàng Minh Châu (12/1959), “Về giá trị tập thơ Từ Ấy và phương pháp sáng tác của Tố Hữu”, Báo Văn học, Số 71.

10. Hoàng Thị Châu (1964), Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, Thông báo khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. 11. Nguyễn Thái Liên Chi (2009), Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai,

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Thành Duy (18/6/1998), “Dư luận bạn đọc nước ngoài về thơ Tố Hữu”,

Báo Văn nghệ, Số 25.

15. Phạm Xuân Đạm (2005), Địa danh Nghệ An, Luận án Thạc sĩ Ngôn ngữ, Trường Đại học khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội.

16. Nguyễn Đức Đàn (6/9/1974), “Con đường lớn của văn nghệ cách mạng”, Báo Văn nghệ.

17. Phan Cự Đệ (4/1955), “Tình cảm chưa theo kịp ý thức con người”, Báo Tổ quốc, Số 8.

18. Phan Cự Đệ (1961), Từ ấy trong Văn học Việt Nam 1930 – 1945, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Điệp (1998), “Cuộc thảo luận về tập thơ Từ ấy”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 8.

20. Trịnh Bá Đĩnh (1977), “60 năm cuộc đời sáng tạo thơ ca”, Tạp chí văn học, Số 10.

21. Hà Minh Đức (1972), “Ra Trận - khúc ca chiến đấu”, Báo văn nghệ, Số 9 22. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội 23. Hà Minh Đức (2004), Tố Hữu - Cách mạng và thơ, Nxb ĐHQG Hà

Nội, Hà Nội.

24. Hà Minh Đức (2009), Tố Hữu toàn tập, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội. 25. Hà Minh Đức (2009), Tố Hữu toàn tập, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội. 26. Trần Đường (1998), “Quê Thanh trong thơ Tố Hữu”, Tạp chí Xứ

Thanh, Số 89.

27. Hoàng Thị Đường (2008), Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, đại học Sư phạm Thái Nguyên. 28. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2004),

Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Hạnh (1969), “Hình ảnh Bác Hồ qua các chặng đường thơ Tố Hữu”, Tạp chí văn học, Số 6, Hà Nội.

30. Lê Anh Hiền (1976), “Về tính từ chỉ màu sắc của Tố Hữu”, Tạp chí ngôn ngữ, Số 4.

31. Lê Trung Hoa (2003), Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (địa danh thành phố Hồ Chí Minh), Nxb khoa học xã hội.

32. Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 33. Đông Hoài (10/5/1955), “Góp ý kiến về tập thơ Việt Bắc”, Báo Văn

Nghệ, Số 70.

34. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật đã sống với tôi, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

35. Bùi Công Hùng (1975), “Nghệ thuật thơ của tập Ra Trận”, Tạp chí Văn học, Số 2.

36. Mai Hương (Chủ biên) (1996), Thơ Tố Hữu - Những lời bình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

37. Tố Hữu (1994), Thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục Hà Nội.

38. Jacques Gaucheron (10/1975), “Con đường của thơ Tố Hữu”, Tạp chí Châu Âu.

39. K và T (5/1939), “Tố Hữu - Nhà thơ của tương lai”,Báo mới, Số 1. 40. Đỗ Khắc (1960), “Thơ Tố Hữu chỉ có thể thoát thai từ cuộc đấu tranh

anh dũng của dân tộc”, Báo Văn học, Số 74

41. Trần Tuấn Khoa (1999), “Văn hóa dân gian xứ Huế với thơ Tố Hữu”,

Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội.

42. Trần Đăng Khoa (12/2002), “Tưởng nhớ Tố Hữu”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Số 564.

43. Lê Đình Kỵ (1969), Đường vào thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

44. Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu, Chuyên luận, Nxb Sự thật, Hà Nội. 45. Lê Đình Kỵ (23/12/1980), “Đọc lại thơ Tố Hữu toàn tập”, Báo Văn

46. Nguyễn Duy Lẫm (2005), Biểu tượng, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

47. Nguyễn Viết Lãm (5/1955), “Những đặc tính sáng tạo trong tập thơ Việt Bắc”, Báo Độc lập, Số 98.

48. Mai Quốc Liên (18/6/1994), “Thơ Tố Hữu hôm nay và mai sau”, Báo Văn Nghệ, Số 25.

49. Lưu Trọng Lư (1969), “Trên đường thiên lý”, Tạp chí Văn học, Số 8. 50. Phương Lựu (Chủ biên) (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

51. M. Rôđentan, P. Iuđin (Chủ biên) (1972), Từ điển triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội.

52. Hoàng Như Mai (12/3/1965), “Con mắt thần chủ nghĩa trong thơ Tố Hữu”, Báo Văn nghệ, Số 98.

53. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn - Tư tưởng và phong cách, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

54. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh, Nxb ĐHQG Hà Nội.

55. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

56. Nguyễn Đăng Mạnh (6/1980), “Đường cách mạng, đường thơ”,

Báo Văn Nghệ, Số 30.

57. Mireille Gansel (1/1976), “Con đường của nhà thơ”, Tạp chí tác phẩm mới, Số 57.

58. Nhiều tác giả (1962) Lịch sử Việt Nam, Tập VI, Giáo trình Đại học Sư phạm Hà Nội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

59. Nhiều tác giả (1970), “Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu”, Nội san Nghiên cứu Văn học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Số 3.

60. Nhiều tác giả (2003), Tố Hữu - Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

61. Nhiều tác giả, Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa, Hà Nội.

62. Hoàng Phê (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

63. Vũ Quần Phương (2002), “Những nhân vật trong thơ Tố Hữu”, Tạp chí Văn Nghệ Quân đội, Số 564, Hà Nội.

64. Nguyễn Thị Kim Phượng (2009), Nghiên cứu địa danh ở tỉnh Bến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh trong thơ tố hữu (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)