Địa danh văn hóa nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh trong thơ tố hữu (Trang 66 - 73)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Địa danh văn hóa nước ngoài

Ngoài các địa danh văn hóa trong nước, trong thơ Tố Hữu còn xuất hiện cả những địa danh nước ngoài. Số lượng các địa danh này ít hơn các địa danh trong nước. Hơn nữa, dù có khơi văn hóa của các nước thì mục đích chính mà Tố Hữu muốn hướng tới là tinh thần đoàn kết cách mạng mà thôi. Chỉ thỉnh thoảng mới có một địa danh nước ngoài được nhìn dưới con mắt văn hóa thực sự. Cũng như địa danh lịch sử, thường ít khi tác giả tách riêng địa danh này mà thường gộp chung với các địa danh Việt Nam như để tạo sự đối sánh. Các địa danh này đa số tập trung làm rõ vẻ đẹp của đất nước, địa danh đó hoặc để giới thiệu một vĩ nhân của nhân loại.

Bảng 2.11. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh văn hóa nước ngoài trong thơ Tố Hữu

STT Các tập thơ Số lần sử dụng Tỉ lệ (%) 1 Từ ấy 6 4,5 2 Việt Bắc 6 4,5 3 Gió lộng 55 41,3 4 Ra trận 28 21,1 5 Máu và hoa 25 18,8 6 Một tiếng đờn 8 6,0 7 Ta với ta 5 3,8 Tổng 7 tập 133 100 %

2.2.2.1. Địa danh văn hóa gắn với vẻ đẹp từng đất nước

Nhà thơ đã miêu tả nhiều bức tranh thiên nhiên đẹp ở các nước bằng trí tưởng tượng khoáng đạt của mình. Các địa danh đương nhiên cũng được nhắc tới bằng sách vở, chứ không phải tác giả đã ghé đến. Nhưng thơ muốn hay phải

giàu hình tượng, thế nên ở đây chúng ta phải đánh giá cao trí tưởng tượng phong phú và tài xuất ứng thơ như có phép thần của ông.

Bảng 2.12. Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với vẻ đẹp từng đất nước qua một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu

Tập

thơ Bài thơ Câu thơ dẫn Địa danh

Số lần lặp lại Gió lộng Đường sang nước bạn

-Đặng Đông đây, nọ Bằng Tường

-Chào Trung Quốc, giang sơn hùng vĩ

-Từ Giang Tây lên Thiểm-Cam- Vinh - Đặng Đông - Bằng Tường - Trung Quốc - Thiểm-Cam- Vinh 1 1 1 1 Em ơi Ba Lan

-Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan, Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.

-Ba Lan 8

Qua biên giới

-Ghé tạm xuống Nam Ninh

-Bữa cơm trưa Vũ Hán

-Thăm lại Di Hòa Viên

-Trung Hoa ơi! Trung Hoa

- Nam Ninh - Vũ Hán - Di Hòa Viên - Trung Hoa 1 1 1 2 Một tiếng đờn Xta-lin- grat anh hùng

-Vôn-ga sóng vỗ bồi hồi

-Nguy nga dáng mẹ đỉnh đồi Ma- mai

- Vôn-ga - Ma-mai

1 1

Trong các bức tranh thiên nhiên, bức tranh tiêu biểu nhất là tả cảnh Ba Lan. Phải công nhận dưới ngòi bút tài hoa của ông, hình ảnh quê hương của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin hiện lên đẹp đến ngỡ ngàng:

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan,

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.”

Tác giả tóm bắt được thời khắc tuyệt đẹp của Ba Lan trong mùa xuân ấm áp. Hơn nữa vậy lại còn thể hiện khung cảnh ấy bằng cách phối kết một loạt thanh bằng tạo giọng điệu êm ái như ru. Tên gọi Ba Lan vốn nghe đã nhẹ, giờ xếp cùng các thanh bằng lại càng gợi cảm giác nhẹ nhàng. Điệp khúc “Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan - Đường bạch dương sương trắng nắng tràn” như tiếng đàn xuân một lần nữa lại ngân lên vào cuối bài thơ, gieo vào lòng người đọc viễn cảnh “tuyết tan” với “nắng tràn” mãi ấm áp trong kỷ nguyên “ngàn năm: Ba Lan”. Đó còn là vẻ đẹp của nước Nga:

Vôn-ga sóng vỗ bồi hồi

Nguy nga dáng mẹ đỉnh đồi Ma – mai

(Xta-lin-grat anh hùng)

Tác giả miêu tả vẻ đẹp của nước Nga qua dòng sông lớn nhất của đất nước đó: sông Vôn-ga. Người ta nói mỗi một thành phố đều phải có một dòng sông nào đó chảy qua. Và con sông Volga một con sông dài nhất châu Âu đã chứng minh cho điều đó, nó đã tạo ra 11 trong số 20 thành phố lớn nhất của nước Nga. Tình cảm sâu đậm của người dân Nga đối với con sông này thường được thấy trong các điệp khúc của các bài hát cũng như trong văn chương của họ. Ở đây, dòng sông vỗ bồi hồi như biểu tượng cho cả đất nước Nga đang chuyển mình trong sự vận động của cách mạng.

Một địa danh nữa nhà thơ Tố Hữu cũng vô cùng yêu quý, đó là Trung Quốc. Các thắng cảnh của Trung Quốc hiện lên trong tâm trí của nhà thơ thật bao la, rộng lớn, vĩ đại. Không chỉ vậy, nó còn chi tiết cụ thể như là nhà thơ đang thực hiện một cuộc hành trình trải nghiệm các vùng đất Trung Quốc. Có lúc nhà thơ cất lên tiếng gọi: Trung Hoa ơi! Trung Hoa như gọi chính quê hương của mình. Tiếng gọi ấy thân thương xuất phát từ tình cảm tất yếu của nhà thơ với mỗi địa danh in bóng dáng Trung Quốc. Tuy phần nhiều địa danh chỉ được nhắc qua với tính ước lệ song ta vẫn thấy nét đẹp hùng vĩ mà đậm nét truyền thống của Trung Quốc:

-“Đồng Đăng đây, nọ Bằng Tường” - “Chào Trung Quốc, giang sơn hùng vĩ”

(Đường sang nước bạn)

- “Ghé tạm xuống Nam Ninh” - “Bữa cơm trưa Vũ Hán” - “Thăm lại Di Hòa Viên” - “Trung Hoa ơi! Trung Hoa”

(Qua biên giới)

Hùng vĩ với núi cao, thành lớn, thanh nhẹ với những khung cảnh thơ mộng, đầy sắc màu... Tất cả những điều đó đã làm nên một Trung Quốc đa sắc, độc đáo, rộng mênh mông có vô số danh thắng, di tích. Nhưng những cái tên như Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành, Cửu Trại Câu… đều không thể bỏ qua. Tuy nhiên ở đây Tố Hữu nhắc nhiều tới các địa danh mang tính văn hóa: Nam Ninh, Vũ Hán, Di Hòa Viên. Di Hòa Viên một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hòa Viên nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc. Địa danh Vũ Hán lại gợi cho ta nhớ tới bài Hoàng Hạc Lâu - bài thơ nổi tiếng của Thôi

Hiệu:

“Hán Dương sông tạnh cây bày Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non”

(Hán Dương là một quận của thành phố Vũ Hán) Thành phố Vũ Hán từ lâu được xem là trung tâm nghệ thuật (thi họa) và học thuật. Dưới triều nhà Nguyên (Nguyên-Mông), 600 năm trước đây, đây là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Quốc.

2.2.2.2. Địa danh văn hóa gắn với những danh nhân văn hóa của từng đất nước

Số lượng các địa danh này không nhiều song nó cũng góp phần làm nên đặc điểm địa danh văn hóa trong thơ Tố Hữu. Có một có bài thơ, khi nhắc tới các địa danh, tác giả lập tức liên tưởng tới các danh nhân của nhân loại. Như

trong bài Với Lê - nin, tác giả đã viết về Lê - nin qua một loạt địa danh ở nước Nga. Đây đều là các địa danh quen thuộc, in dấu tài lãnh đạo của Lê - nin cũng như cuộc đời của vị lãnh tụ vĩ đại này. Hay trong bài Lều cỏ Lê - nin, tác giả viết về sự giản dị không ngờ của Lê - nin:

“Chân đứng lại. Trái tim tê tái. Ngẩn ngơ nhìn Lều cỏ Lê-nin. Túp lều con Tuyết phủ Im lìm. Túp lều con Như chiếc tổ Chon von

Của con chim phượng hoàng Trên đại ngàn hùng vĩ.”

(Lều cỏ Lê-nin)

Qua những hình ảnh ấy, ta thấy chân dung Lê - nin đã bắt gặp chân dung Hồ chủ tịch. Những địa danh hai lãnh tụ đặt chân tới thật giản dị song một lần nữa cho thấy sự cao quý, hết lòng vì nhân dân của họ. Sở dĩ Tố Hữu nhiều lần vinh danh Lê - nin cũng bởi vỉ điều đó. Lê - nin đã từ bỏ tất cả để dấn thân vào con đường đầy chông gai đấu tranh cho quần chúng nhân dân trong một xã hội

Nga đầy rẫy áp bức bất công. Và rồi cả khi đã trở thành nguyên thủ quốc gia.

Các đồng chí của ông nhận xét ông là con người giản dị, khắc khổ, không chút quan cách kể cả khi trở thành Chủ tịch nước Nga Xô viết. Ông sống thanh đạm với đồ dùng giản dị, ít quan tâm đến chuyện áo quần.

Qua những phần khảo sát, thống kê ở trên, ta thấy Tố Hữu cũng sử dụng rất nhiều địa danh văn hóa trong thơ. Địa danh ấy cũng rất phong phú: có cả địa danh trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, địa danh trong nước vẫn nhiều hơn. Việc sử dụng các địa danh văn hóa trong thơ của Tố Hữu cũng giống với nhiều nhà thơ cùng thời. Địa danh vang lên đều thấm đẫm tinh thần tự hào dân tộc. Tuy nhiên, các liệt kê địa danh trong thơ Tố Hữu có khuynh hướng trở về với ca dao, dân ca. Nhiều bài, ta bắt gặp cái nhìn, cách nói đậm chất dân gian mà các nhà thơ khác không có được.

Từ đó, chúng ta thấy thêm một đặc sắc nữa trong phong cách của Tố Hữu. Đó là tính dân tộc sâu sắc. Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Các địa danh xuất hiện trong thơ ông là biểu hiện của tính dân tộc thể hiện từ nội dung đến hình thức của sáng tác. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu trước hết được xem xét từ sự mô tả phong cảnh đất nước tươi đẹp, chú ý tới đặc trưng vùng miền. Tiếp đó, tính dân tộc thể hiện qua việc chọn lọc tên gọi các địa danh giàu nhạc điệu, mang đậm màu sắc dân tộc. Việc sắp xếp các địa danh giàu sắc thái ca dao cũng thể hiện chất dân tộc được vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo. Trong thơ Tố Hữu có thể bắt gặp một cách phổ biến những lối ví von, các phép chuyển nghĩa và cách giới thiệu các địa danh trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt. Sáng tạo hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình, thậm chí nhà thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng khá quen thuộc.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, chúng tôi đã khảo sát, thông kê các địa danh trong thơ Tố Hữu. Từ đó, chúng tôi nhận thấy quả thực các địa danh xuất hiện đậm đặc và tạo thành một nét riêng trong thơ ông. Tố Hữu là người có biệt tài đưa các địa danh vào trong thơ. Những chặng đường đi của cách mạng, thăng trầm của các chiến dịch cụ thể, con người cụ thể đều có trong thơ ông. Tố Hữu là một người chép sử bằng thơ tiêu biểu. Địa danh còn là một trong những yếu tố làm nên tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. Các địa danh ấy thường gắn liền với hình ảnh quê hương xinh đẹp, với truyền thống văn hóa, với những sản vật riêng của các vùng miền, khơi dậy được lòng yêu quê hương trong bản thân mỗi người con của vùng đất ấy nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Sức hấp dẫn từ các địa danh văn hóa ấy chính là tính dân tộc, tính truyền thống đậm đà và nhuẫn nhuyễn. Vì thế, Tố Hữu có nhiều tác phẩm còn sống tới ngày nay và được rộng rãi công chúng thuộc nhất. Bằng việc sử dụng những địa danh trong thơ, Tố Hữu làm những vần thơ đẹp, giản dị nhưng đầy xúc động, sâu sắc.

CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU

Nói tới địa danh trong thơ Tố Hữu, ta thấy chúng vừa như quen vừa như lạ. Quen là vì ta thấy chúng xuất hiện trong thơ Tố Hữu để gọi tên các địa điểm. Khi đó chúng hoạt động như là những nhãn mác thông thường. Lạ là vì địa danh nào cũng chứa trong nó những vai trò riêng. Ngoài vai trò về mặt thông tin thì địa danh trong thơ Tố Hữu còn nói thêm cho ta biết về cảm xúc, yếu tố thẩm mỹ, nghệ thuật… Vì vậy, cũng như ngôn ngữ chung, địa danh trong thơ Tố Hữu trở thành một phần quan trọng của di sản thơ Tố Hữu. Địa danh không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà còn mang ý nghĩa nghệ thuật, có vai trò riêng trong thơ Tố Hữu.

3.1. Chức năng về nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh trong thơ tố hữu (Trang 66 - 73)