6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Địa danh trong thơ ca trung đại
Trong thơ ca trung đại, yếu tố địa danh xuất hiện khá nhiều đặc biệt trong các bài kí và loại thơ nói về những chuyến đi: đi sứ, đi công cán, đi ngao du hồ hải…Địa danh trong các sáng tác trung đại phản ánh rõ nét lịch sử, văn hóa, tư tưởng xã hội…
Thời kì xã hội phong kiến nước ta luôn phải hứng chịu sự xâm lược của chế độ phong kiến phương Bắc. Đồng thời, do ảnh hưởng của học thuyết Nho gia đặc biệt là tư tưởng trung quân ái quốc nên trong văn học xuất hiện cảm hứng chủ đạo là tình yêu nước, ca ngợi những chiến thắng oai hùng, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên…
Những chiến thắng vang dội trong công cuộc chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 (năm 1285) của quân dân nhà Trần được tướng quân Trần Quang Khải tái hiện trong bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư:
“Đoạt sóc Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san.”
Chương Dương và Hàm Tử trong bài thơ không chỉ còn là hai địa điểm mà đã trở thành nhân chứng cho lịch sử, cho chiến thắng oai hùng của nhân dân, đồng thời là bài học răn đe kẻ thù. Nhắc tới Chương Dương và Hàm Tử, tác giả còn thể hiện lòng tự hào về khí thế Đông A của quân dân nhà Trần.
Trái với vẻ khỏe khoắn, sục sôi nhiệt huyết cách mạng của Trần Quang Khải là những vần thơ nặng trĩu tâm sự của bà Huyện Thanh Quan. Mỗi bài thơ của nữ thi sĩ đều gắn với một địa danh thuộc kinh thành xưa cũ: Thăng Long thành hoài cổ, Đền Trấn Bắc, Chùa Trấn Võ… Mỗi địa danh như gợi nhắc tại
một quá khứ vàng son nay đã lụi tàn khi mà kinh đô của đất nước bị chuyển vào Huế. Cảm hứng hoài cổ cũng là cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Qua Đèo Ngang. Địa danh Đèo Ngang thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước của thi sĩ. Đồng thời, địa danh Đèo Ngang ngăn đôi miền Tổ quốc thể hiện cho sự xa cách, nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà tới nao lòng của người lữ khách… Thơ trung đại Việt Nam ảnh hưởng sâu đậm từ thi ca Trung Quốc. Trước khi có chữ viết, chúng ta phải mượn tiếng Hán làm văn tự sử dụng trong hành chính cũng như văn học. Chính vì vậy, văn học trung đại bao gồm hai bộ phận: thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Không chỉ vay mượn văn tự, các thi nhân trung đại còn chịu ảnh hưởng về mặt thể loại, tư tưởng, phong cách sáng tác… Chính vì vậy, trong những bài thơ chữ Hán, ngoài những địa danh Việt Nam còn có nhiều địa danh ở Trung Quốc. Ta dễ dàng bắt gặp địa danh: sông Dương Tử, bến Côn Lôn, Lầu Hoàng Hạc, thành Lạc Dương, tỉnh Hà Bắc, hồ Động
Đình… của đất nước Trung Hoa trong thi ca Việt Nam. Nguyễn Du khi phóng tác Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân cũng giữ lại những địa
danh cũ như: Tiền Đường, Vô Tích, Lâm Tri…
Nói đến vấn đề địa danh trong văn thơ cổ, người ta không thể không nhắc đến loại thơ của các sứ thần với những hành trình từ Kinh Đô Việt sang Tràng An hay Lạc Dương, những thủ đô thời trung đại của Trung Quốc, các nhà thơ phải đi qua nhiều địa điểm, thắng cảnh của hai nước. Đến mỗi nơi họ lại ghi cảm xúc của mình. Tập thơ như là cuốn nhật kí hành trình, qua đó người đời sau, các nhà viết sử có thể vẽ lại hành trình của nhà thơ. Tập thơ Bắc hành
tạp lục của Nguyễn Du là một trường hợp như vậy.
Đầu năm 1813, Nguyễn Du khi ấy 48 tuổi và là Cần Chánh Đại học sĩ, được triều đình nhà Nguyễn cử đi sứ Trung Quốc. Ông dẫn đầu đoàn sứ bộ Việt Nam “Bắc hành” từ đầu tháng Hai đến giữa tháng Chạp năm Quý Dậu, tức là chuyến công cán kéo dài gần suốt năm. Trong chuyến đi rất dài này, Nguyễn Du không chỉ hoàn thành chức trách của một sứ thần, mà còn hoàn thành chức trách của một nhà thơ lớn. Tập Bắc hành tạp lục là kết quả của chuyến đi này với 132 bài thơ chữ Hán ghi lại những điều trông thấy, những cảm nghĩ dọc đường, của một nhà nho tinh thông sách sử, của một tâm hồn thơ lớn. Dĩ nhiên, cái hay của thơ ca, cái lớn của tập thơ này nằm ở cảm xúc tinh tế, chiều sâu tâm trạng và những suy tư về nhân thế của Nguyễn Du, song các tri thức lịch sử, địa lí, văn hóa, cũng làm cho tập thơ có sức nặng văn hóa. Các địa danh gợi cho nhà thơ bộc lộ cảm thức về lịch sử và thời thế.
Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh căn cứ vào địa danh các bài thơ trong Bắc
hành tạp lục đã cố gắng vẽ lại con đường đi sứ của Nguyễn Du từ khi khởi
hành đến lúc trở về đến Ải Nam quan. Ông mô tả như sau: Nguyễn Du bắt đầu chuyến đi từ kinh đô Huế, qua Thăng Long, qua Nam Quan mà sang Trung Quốc. Theo các con sông Minh Giang và Tả Minh Giang mà đến Ngô Châu, ngược sông Minh Giang mà đến Quế Lâm, nhờ kênh Hưng An mà sang sông
Tương, xuôi sông Tương đi suốt tỉnh Hồ Nam, qua Tương Đàm và Tương Âm, vào hồ Động Đình rồi tới Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc. Từ đây theo đường bộ để vào Hà Nam, qua Tín Dương, Yến Thành, Hứa Xương mà đến Khai Phong, rồi qua sông Hoàng Hà, qua Hàm Đan kinh đô nước Triệu xưa, qua sông Dịch mà vào nước Yên xưa rồi từ đó đến Bắc Kinh…. Con đường về của Nguyễn Du cũng được nhiều người “vẽ” căn cứ vào tên các địa danh mà Nguyễn Du nhắc tới trong tập thơ. Không chỉ có Nguyễn Du, các sứ thần xưa đa phần đều có làm thơ, cũng đều có những cuốn nhật kí hành trình bằng thơ tương tự.
Địa danh trong thơ Nguyễn Du không chỉ thể hiện tình yêu thiên nhiên mà còn thể hiện trái tim nhân đạo sâu sắc. Tiêu biểu là bài thơ Quỷ môn quan:
“Liên phong cao sáp nhập thanh vân Nam Bắc quan đầu tựu thử phân Như thử hữu danh sinh tử địa Khả liên vô số khứ lai nhân Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ Bố dã yên lam tụ quỷ thần
Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt Kỳ công hà thủ Hán Tướng quân.”
Địa danh Qủy môn quan hay chính là cửa ải Chi Lăng. Nơi đây đã diễn ra bao trận chiến giữa quân dân Đại Việt và Trung Hoa. Tác giả Nguyễn Du không chỉ thể hiện tấm lòng yêu nước, ngợi ca chiến công dân tộc mà còn bộc lộ trái tim cảm thương sâu sắc tới những người lính Trung Quốc phải ngã xuống vì tham vọng của quân vương. Với trái tim nhân ái cao cả, vượt qua ranh giới thù hận, Nguyễn Du xứng đáng là đại thi hào của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới.
Nếu như địa danh trong thơ ca dân gian mang màu sắc dung dị, chan chứa tình cảm, sự gắn bó với từng miền quê hương của Việt Nam thì những địa danh trong thơ trung đại mang tính tư duy, thể hiện chiều sâu trí tuệ cùng tâm
sự kín đáo, sâu sắc. Nhiều địa danh trong thơ trung đại mang tính ước lệ, gắn với điển tích, điển cố hoặc địa danh của Trung Hoa. Chính vì vậy, địa danh là một thi liệu giàu giá trị về nội dung và nghệ thuật nên được nhiều thi nhân lựa chọn để đưa vào trong sáng tác của mình