6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Địa danh văn hóa trong nước
Trong các địa danh văn hóa, địa danh trong nước chiếm số lượng chủ yếu. Nó tập trung vẽ lên hình ảnh quê hương giàu đẹp, mang văn hóa đặc trưng riêng của từng vùng miền cùng không khí lao động hăng say trên cả đất nước. Các địa danh này chủ yếu tập trung vào các tập thơ sau của Tố Hữu. Có lẽ lúc ấy, độ ngấm văn hóa cũng như hoàn cảnh đất nước cho phép tác giả viết nhiều và hay hơn về mảng này. Điều đó được chúng tôi diễn giải cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.8. Bảng khảo sát số lượng các địa danh văn hóa trong nước trong thơ Tố Hữu STT Các tập thơ Số lần sử dụng Tỉ lệ (%) 1 Từ ấy 2 0,3 2 Việt Bắc 85 13,3 3 Gió lộng 20 3,1 4 Ra trận 28 4,5 5 Máu và hoa 219 34,3 6 Một tiếng đờn 120 18,8 7 Ta với ta 164 25,7 Tổng 7 tập 638 100%
2.2.1.1. Địa danh văn hóa gắn liền với hình ảnh quê hương tươi đẹp
Trong tâm thức Tố Hữu, quê hương bao giờ cũng ẩn chứa nét đẹp trong bề sâu. Nét đẹp như được hun đúc từ truyền thống, cội nguồn. Vì thế, ông ít miêu tả chi tiết mà thường khái quát vẻ đẹp ấy bằng những câu thơ giàu tượng trưng, ước lệ. Tuy vậy, hình ảnh quê hương được viết bằng xúc cảm dào dạt nên vẫn để lại ấn tượng mạnh mẽ. Từ đó, các địa danh văn hóa trong thơ Tố Hữu ít nhiều mang sắc thái ước lệ, tượng trưng song vẫn tràn đầy cảm xúc.
Bảng 2.9. Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với hình ảnh quê hương qua một số bài thơ tiêu biểu trong thơ Tố Hữu
Tập
thơ Bài thơ Câu thơ dẫn Địa danh
Số lần lặp lại Việt Bắc Đêm xanh
-Sông nước mênh mang Anh đi trên bờ Hương Giang
-Lời ca bất tuyệt Ôi đất Việt -Hương Giang - Đất Việt 1 1 Ra trận Tiếng hát sang xuân -Én bay mặt sóng Hồng Hà
-Vui đây miền Bắc hay vào miền Nam
-Quanh hồ Gươm lại hồ Tây
-Chị hàng hoa rẽ lối vào Đồng Xuân
- Hồng Hà - Miền Bắc, miền Nam - Hồ Gươm, hồ Tây - Đồng Xuân 1 1 1 1 Ta với ta Động Phong Nha
-Chiếc thuyền con Ngược sông Son
-Đẩy thuyền trôi vào động Phong Nha
-Thành con sông Son
- Sông Son - Động Phong Nha
2 2
Hình ảnh quê hương được nhắc tới nhiều nhất là Huế - nơi tác giả lớn lên. Địa danh ấy thường vang lên trong thơ Tố Hữu với giọng Huế ngọt ngào. Đây là điều mà Hoài Thanh đã nhận ra sớm nhất khi ông khẳng định thơ Tố Hữu là tiếng thơ đầy "tình thương mến". Và cũng chính vì thế, Huế là địa danh văn hóa được nhắc tới kĩ lưỡng nhất trong các địa danh. Dù nó vẫn có nét ước lệ song cũng không thiếu hình ảnh chân thực gắn với tuổi thơ tác giả:
“Huế ơi, quê mẹ của ta ơi! Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi...”
Các địa danh miền Trung khác cũng được nhắc tới như làm rõ vẻ đẹp của dải đất miền Trung. Trong bài thơ dài Nước non ngàn dặmxuất bản khoảng giữa năm 1973, Tố Hữu viết về đất Quảng Nam, Đà Nẵng, Hội An. Đó là nơi tác giả sinh ra, một chốn thân thiết với những thị xã cổ Hội An, với dòng sông Hàn và những con thuyền... Tác giả nhớ về những gì êm đềm nhất của quê hương, nhớ những nét đặc trưng mà nơi khác không có được.
“Hội An, Đà Nẵng xa khơi Ấy nơi mẹ ẵm, ấy nơi mẹ nằm Nhớ cồn cát trắng giăng giăng
Nhớ thuyền Bàn Thạch, nhớ trăng biển Hàn.”
(Nước non ngàn dặm)
Không chỉ nhắc tới những địa danh ở quê hương, nhiều bài thơ, tác giả Tố Hữu đã miêu tả lại những địa danh cách mạng song bằng con mắt thấm đượm chất nghệ sĩ. Địa danh lịch sử ấy đã trở thành thắng cảnh, thành địa danh văn hóa. Tiêu biểu là căn cứ địa Việt Bắc:
“Ai đã đến, ai chưa đến đó Có hòn núi Mác, suối Lê-nin Hãy về thăm quê ta Pác Bó
Nơi Bác về, nguồn nước mới sinh.”
(Thơ: Tố Hữu – 1970)
Lời thơ như lời mời gọi tha thiết. Hãy về thăm quê ta Pác Bó để thăm lại một vùng quê đã từng là ngôi sao cách mạng của cả nước, để thấy được vùng đất nơi biên cương đã đi vào trang sử hào hùng của đất nước đang ngày một đổi mới, và hơn thế nữa là để thêm một lần “Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn”. Ngày nay, Việt Bắc đã trở thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa vô giá, không chỉ của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng mà còn là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là nơi giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước cho các thế hệ con cháu người Việt Nam.
2.2.1.2. Địa danh văn hóa gắn với các đặc sản vùng miền, ngành nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa, thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền
Bảng 2.10. Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với các đặc sản vùng miền, ngành nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa qua một số bài thơ
tiêu biểu của Tố Hữu
Tập thơ Bài thơ Câu thơ dẫn Địa danh Số lần lặp lại
Gió lộng Bài ca xuân
61
-Lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi
-Lược Hàng Đào chải mái tóc xanh - Nam Định - Hàng Đào 1 1 Ra trận Trên đường thiên lí
-Sum sê Chợ Bưởi, tíu tít Đồng Xuân
-Bắp cải, xu hào giòn ngọt Nhật Tân
-Hoa tím, hoa dơn Ngọc Hà duyên dáng - Chợ Bưởi, - Đồng Xuân - Nhật Tân - Ngọc Hà 1 1 1 1 Môt tiếng đờn Một khúc xuân -Chặn sông Đà…
-Sắt Thái Nguyên hãy làm ra thép luyện
- Sông Đà -Thái Nguyên
1 1
Ta với ta Hưng Đạo
Vương và bà hàng nước
-Đến bến Bạch Đằng
-Bạch Đằng Giang sóng bạc
Targo từng nói: “Trách nhiệm của nhà thơ là thể hiện rõ bản sắc của dân tộc mình trước thế giới”. Tố Hữu đã làm được điều đó hơn nữa đã làm một cách rất xuất sắc qua việc nhắc tới một loạt địa danh văn hóa gắn với các đặc sản vùng miền, ngành nghề truyền thống, di tích lịch sử của từng vùng miền. Bằng cái nhìn bao quát, Tố Hữu đã nắm bắt được nét riêng từng vùng qua các sản vật trời phú và qua bàn tay lao động của con người. Nam Định thì có lụa, Thái Nguyên có sắt thép, Ngọc Hà có hoa, Nhật Tân có rau ngon... “Hàng tơ trong suốt trắng tinh /Rung rinh tia sáng, lung linh vòm trời” (Tằm tơ Bảo Lộc). Nhà thơ như đang thực hiện cuộc du lịch để thưởng thức từng đặc sản mỗi vùng miền. Đặc sản ấy điển hình đến mức người dân mỗi vùng đọc đến đó đều có thể ồ lên thích thú và tự hào về quê hương. Cũng chưa cần biết vùng đó ở đâu, chỉ cần nghe kể về sản vật, ta đã như quen biết. Và rồi, lòng ta muốn thử một lần tới đó thưởng thức sản vật mát lành:
“Làng ta giặc đốt mấy lần qua Mà đất Phù Lai vẫn tốt cà
Mà quýt Hương Cần ta vẫn ngọt.”
(Quê mẹ)
“Sum sê chợ bưởi, tíu tít Đồng Xuân Bắp cải su hào giòn ngọt Nhật Tân Hoa tím hoa dơn Ngọc Hà duyên dáng
(Trên đường thiên lý)
Đó còn là các di tích lịch sử văn hóa thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Tái hiện các di tích này, Tố Hữu một lần nữa thể hiện niềm tự hào dân tộc phơi phới. Tiêu biểu trong đó là con đường Hồ Chí Minh. Ước vọng cháy bỏng của Tố Hữu với tương lai là mở rộng con đường huyền thoại. Không phải chỉ để ghi nhớ lịch sử mà như còn biến địa danh lịch sử này thành công cụ giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, cho ánh sáng truyền thống xoá bóng đen của những kẻ phá hoại:
“Mở rộng con đường huyền thoại Hồ Chí Minh Cho Tổ quốc mai sau lên tuyến đầu nhân loại”
(Cảm nghĩ đầu xuân 2002)