Thông tin về nhà thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh trong thơ tố hữu (Trang 73 - 74)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1.1. Thông tin về nhà thơ

Dù vô tình song các địa danh trong thơ Tố Hữu đã cung cấp cho ta những thông tin về chính con người ông. Bằng một loạt các địa danh lịch sử liên quan tới cách mạng, ta biết Tố Hữu là nhà thơ cách mạng. Qua các địa danh, ta hiểu về tình yêu cách mạng cũng như chặng đường hoạt động cách mạng đầy gian khổ của ông. Với Tố Hữu thơ là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng, của sự sống. Ông biến những vấn đề chính trị ấy trở thành nguồn cảm hứng, thành lẽ sống, niềm tin. Ông đã gắn thơ của mình với cuộc đấu tranh cánh mạng. Các chặng đường trong cuộc đời ông cũng song hành với các giai đoạn đấu tranh ấy nhằm ca ngợi lý tưởng cộng sản, biểu dương những tình cảm cách mạng, ca ngợi nhân dân ca ngợi đất nước. Đó là bí quyết thành công của thơ Tố Hữu và đó cùng là cội nguồn sâu xa tạo nên phong cách đặc sắc trong thơ Tố Hữu.

Ta có thể thấy điều đó ngay trong các địa danh lịch sử thuộc những bài thơ đầu tay của Tố Hữu. Khi nhà thơ mới 18 tuổi, thì những địa danh xuất hiện trong

thơ ông đã là hệ thống các nhà tù ghê rợn của thực dân Pháp. Năm 1938, nhà thơ bị giam cầm. Tháng 9-1940, ông bị thực dân chuyển từ lao Thừa Phủ ra nhà đày Lao Bảo. Và chính nơi đây, tuy phải "Thân đày xích sắt nặng còng tay", cuộc chiến đấu với thực dân đã giúp nhà thơ "Lòng không muốn khóc rên than nữa" bởi "Đau đớn làm tôi hóa dạn dày" (Năm xưa). Trong bài thơ Lao Bảo, ông tái hiện lại địa danh này với những "đèo cao vút", "đá uy nghiêm", "rừng sâu u ám" chìm khuất trong "lau xám", "trời tro" đến "tê tái cả hồn thơ

và số phận khốn khổ của bao chiến sĩ bị vùi thân dưới gông cùm đế quốc:

“Là nơi đây, nấm mồ bao khối não Là nơi đây, huyết ứ bao lời than!” “Là nơi đây pháp trường thân chiến sĩ Nát bầm da quằn quại, là nơi đây Roi đế quốc, báng súng trường quất xé Thịt hy sinh của những kiếp đi đầy.”

(Lao Bảo)

Tố Hữu bị thực dân giam cầm ở đây cho đến đầu năm 1941 thì chuyển lên nhà tù Buôn Ma Thuột. Mấy tháng mùa mưa "Một mình trơ trọi giữa phòng xà lim" (Đông) đã để lại trong tập Từ ấy của nhà thơ 6 bài, trong đó có những bài sẽ sống mãi với sự nghiệp thơ ca cách mạng của ông, như Trăng trối, Con

cá chột nưa... Nhiều câu thơ của nhà thơ hai mươi tuổi vang vọng mãi trong tâm hồn và trái tim của hàng triệu người Việt Nam từng nếm trải lao tù, mất mát, hy sinh quyết tranh đấu để giành lấy tự do cho dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh trong thơ tố hữu (Trang 73 - 74)