Chức năng phản ánh tâm tư, tình cảm của chủ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh trong thơ tố hữu (Trang 77 - 82)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Chức năng phản ánh tâm tư, tình cảm của chủ thể

Địa danh trong thơ Tố Hữu còn thể hiện trạng thái cảm xúc của chính tác giả. Với bản tính là người dạt dào cảm xúc, các địa danh mà Tố Hữu đưa vào thơ cũng giúp thể hiện sự dạt dào cảm hứng lãng mạn này. Đó là sự lãng mạn hướng về lý tưởng cộng sản và tương lai xã hội chủ nghĩa. Thể hiện cuộc sống bằng cảm quan ấy, thế giới địa danh trong thơ Tố Hữu là thế giới của cái cao cả, cái lý tưởng, của ánh sáng, gió lộng, niềm tin. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau càng trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là

con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc. Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. Do khuynh hướng cảm hứng ấy mà địa danh trong thơ Tố Hữu chú trọng tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc, đặc biệt khai thác giá trị gợi cảm của nhạc điệu thơ.

Ta có thể thấy điều đó qua các địa danh lịch sử xuất hiện trong bài Hoan

hô chiến sĩ Điện Biên. Bài thơ ca ngợi về chiến thắng vẻ vang nhất của cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống pháp kéo dài 9 năm, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ - ne - vơ lập lại hòa bình ở Việt Nam. Các địa danh được kể tới như một đợt sóng trào hạnh phúc. Trận Điện Biên Phủ ngày nay như những con sóng lớn, cuốn mạnh tư tưởng và tình cảm của Tố Hữu lên phía trước. Lòng tự hào dân tộc và vinh quang của chiến thắng đã giúp Tố Hữu tạo được một hình ảnh chói lọi:

“Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Tố Hữu đã khẳng định niềm vui và tự hào này không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của nhân dân toàn thế giới:

“Điện Biên vời vợi nghìn trùng Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta

Đêm nay bè bạn gần xa

Tin về chắc cũng chan hòa vui chung.”

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Những địa danh vang lên đầy tự hào ấy làm ta nhớ tới những câu văn vọng về từ Hịch tướng sĩ hay Bình Ngô đại cáo của lịch sử dân tộc ta. Tuy

tính ước lệ, gắn với hình ảnh đất nước nói chung thì ở Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, các địa danh gắn với công sức của các chiến sĩ. Nhà thơ vô cùng cảm xúc kính phục trước sức chịu đựng gian khổ của bộ đội, dân công. Nhà thơ khẳng định sự chiến đấu anh dũng tuyệt với, sự hy sinh máu xương của những người tham gia chiến dịch là không uổng phí, mà đã góp phần mang lại hòa bình cho đất nước, sự yên bình, cuộc sống cho nhân dân. Qua đó nhà thơ thay mặt cho cả dân tộc khen ngợi các chiến sĩ Điện Biên:

“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt”

“Dốc Pha Đin, chị gánh, anh thồ Đèo Lũng Lô, anh hò, chị hát Dù bom đạn xương tan, thịt nát

Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”

“Hỡi các chị, các anh

Trên chiến trường ngã xuống

Máu của anh chị, của chúng ta không uổng Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng.”

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) Điểm đặc biệt tiếp theo của các địa danh trong bài là sự hư cấu tưởng tượng. Từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch, Tố Hữu không có lên Điện Biên. Ông nào có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Song Tố Hữu vẫn viết bằng cảm xúc mãnh liệt của một người con trước chiến thắng vĩ đại của dân tộc, nó như một luồng sống ào ạt thổi vào tâm hồn Tố Hữu, làm nảy lên những câu thơ như

“măng mọc sau mùa xuân”, như những đóa hoa đồng tươi thắm. Cũng giống như nhà thơ Phùng Quán viết Vượt Côn Đảo (khi viết tác phẩm này, ông chưa

hề đặt chân đến Côn Đảo, chỉ biết Côn Đảo qua lời kể của một số tù chính trị vượt Côn Đảo). Nói đến chiến sĩ ngoài mặt trận, hay chị dân công trên đèo, nhà thơ Tố Hữu đã phải dùng sức tưởng tượng mà bồi đắp cho những hình ảnh về thực tế mà nhà thơ đã thâu lượm được từ trước hoặc qua lời kể. Và sự bồi đắp ấy đã thành công. Điều quan trọng hơn, ở Tố Hữu (cũng như ở Phùng Quán), đã có sự thông cảm mãnh liệt đối với sự hy sinh, sức chịu đựng gian khổ của bộ đội, dân công dốc sức ra mặt trận đánh đuổi quân thù. Chính tình cảm của nhà thơ đã làm nên những câu thơ rung lên những nhạc điệu, những ý thơ lãng mạn, khiến người đọc vô cùng xúc động.

Và tác giả cũng không quên nhắc tới những miền đất khác như hoàn thiện bản đồ của đất nước. Có lẽ chưa có tỉnh nào mà tác giả chưa nhắc tên. Mỗi cái tên lại là một niềm tự hào, một nỗi thương nhớ mênh mang. Và mỗi cái tên ấy lại góp phần tạo nên bức tranh tuyệt đẹp của Tổ quốc.

Trong bài thơ Ta đi tới, những địa danh của đất nước đã in sâu đậm trong mỗi người đọc:

“Ai đi Nam Bộ

Tiền Giang, Hậu Giang Ai về thành phố

Hồ Chí Minh Rực rỡ tên vàng.”

“Ai đi Nam, Ngãi, Bình Phú, Khánh Hoà Ai vô Phan Rang, Phan Thiết

Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung.”

(Ta đi tới )

Bài thơ sử dụng chủ yếu thủ pháp liệt kê và giọng thơ nhanh như muốn để thâu tóm hết các địa danh trên đất nước. Cuộc hành trình xuyên Việt thật nhanh song càng làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc bởi những lời ca ngợi: rực rỡ tên

vàng, khúc ruột miền Trung…Trong tâm trí tác giả, địa danh ấy như anh em trong một đại gia đình nước Việt. Liệt kê địa danh mà càng như để khẳng định tình cảm đoàn kết dân tộc luôn vững bền. Và cũng để từ đó, mỗi địa danh là một lời thúc giục thế hệ trẻ lên đường chiến đấu và lao động làm cho quê hương thêm tươi đẹp. Thơ Tố Hữu đã thành tiếng hát động viên, thôi thúc, kêu gọi tinh thần, sức mạnh của mỗi thanh niên, mỗi cá nhân lên đường:

“Đi ta đi! Khai phá rừng hoang Hỏi núi non cao đâu sắt đâu vàng? Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạy? Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy Hỏi đâu thác nhảy cho điện quay chiều?”

(Bài ca mùa xuân 1961)

Cũng có lúc, cảm xúc của tác giả không chỉ được khơi gợi qua các địa danh lịch sử mà còn được khơi gợi qua các địa danh văn hóa. Trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du, tác giả đã tái hiện lại vùng đất Nguyễn Du sinh sống như để thể hiện sự tri âm của một lớp hậu thế với một bậc tiền nhân. Bởi trong lòng của mỗi người dân Việt luôn có một Nguyễn Du đời thường. Đọc lại những bài thơ viết về Nguyễn Du, ta thấy các nhà thơ nghiêng nhiều về thân phận cuộc đời lắm thâm trầm của Nguyễn Du. Nhà thơ Lý Hoài Xuân trong bài Gặp Nguyễn Du ở bãi biển Nhật Lệ đã viết: “Trong giấc mơ tôi gặp ông” khi mà:

“Nỗi buồn thi nhân lớn hơn nỗi buồn ông Cai Bạ”. Còn Tố Hữu thì tập trung làm sáng rõ sự tri âm của hậu thế với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Địa danh

Nghi Xuân ở đây như một căn cứ để làm rõ quá trình sinh thành Truyện Kiều

của bậc đại thi hào:

“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân

Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều”

Bài thơ có cả không gian địa lý và thời gian của tâm trạng. Đó cũng chính là bút pháp thơ tài tình, sự trắc ẩn cảm thông của thi hào Nguyễn Du. Đọc lại những bài thơ viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều với “Tiếng thơ ai động đất trời” ta lại càng tin ở:

“Hỡi người xưa của ta nay

Khúc vui xin được so dây cùng người.”

Tố Hữu còn hay gắn địa danh văn hóa với hình ảnh Hồ chủ tịch. Một nhà thơ Cu Ba đã từng nói: “Hồ Chí Minh, tên Người là cả một niềm thơ”. Quả đúng như vậy, có lẽ không có nhà thơ hiện đại nào không có đôi câu thơ tặng Người. Trong số những nhà thơ ấy, Tố Hữu nổi lên là người viết thành công nhất về vị cha già kính yêu của dân tộc. Ông xứng đáng được mệnh danh là nhà thơ Hồ Chí Minh. Viết về Bác là viết về người Việt Nam đẹp nhất. Vì vậy, Tố Hữu hay đặt hình ảnh Bác cạnh những địa danh đẹp của đất nước:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.”

Địa danh Tháp Mười đẹp bởi nó tỏa ngát hương sen từ hàng trăm đầm sen rộng lớn. Từ địa danh ấy, việc liên tưởng tới Bác như một quy luật tất yếu. Bác như bông sen đẹp nhất của dân tộc Việt. Bông sen làm đẹp cho Tháp Mười thì Bác làm vinh dự cho cả dân tộc Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh trong thơ tố hữu (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)