Góp phần tạo giọng điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh trong thơ tố hữu (Trang 82 - 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Góp phần tạo giọng điệu

Giọng điệu là một thành tố không thể thiếu được trong việc xây dựng và triển khai tư tưởng, xúc cảm của nhà thơ, đặc biệt trong thơ trữ tình. Ở đó, giọng điệu tác giả trở thành một trường nhìn, một kênh giọng chỉ đạo. Nó có sự

tương hợp nội tại giữa ý thức có tính độc thoại và sự lựa chọn thể loại phù hợp. Do thể hiện trực tiếp, trực diện quan niệm, thái độ lập trường của nghệ sĩ mà giọng điệu thơ mang tính chủ quan, trùng khít, tương hợp với ý đồ tác giả. Trong thơ Tố Hữu, giọng điệu được tạo nên từ những mao mạch nhỏ bé, li ti của tác phẩm, như cách xây dựng nhịp điệu và khả năng điều phối các kỹ thuật sử dụng hình ảnh, gieo vần, dùng từ… tạo thành mối quan hệ bên trong, góp phần làm nên sự thống nhất cơ bản của tác phẩm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của địa danh lịch sử cũng góp phần làm nên giọng điệu riêng biệt của Tố Hữu. Đó là chất anh hùng ca qua địa danh trong thơ Tố Hữu. Địa danh thơ thành tiếng nói tình cảm của một dân tộc đứng ở đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chất trữ tình hoà quyện tự nhiên, nhuần nhụy với chất anh hùng ca. Chất trữ tình và anh hùng vẫn là hai thành phần, hai phẩm chất, hai giọng điệu quen thuộc của thơ ca yêu nước truyền thống. Nhưng trong thơ ca Tố Hữu, những phẩm chất trên được thể hiện một cách phong phú và nhất quán hơn. Giọng trữ tình thống thiết trước hết được xuất phát từ cảm hứng “rưng rưng”

trước vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam trong những tháng năm gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng. Một Việt Nam lẫm liệt trên trận tuyến chống ngoại xâm được cất lên bằng giọng thơ hào sảng, ngân vang bên cạnh một Việt Nam trầm tĩnh, bao dung thường được ví như người mẹ nhân hậu, vị tha; giọng thơ trở về dịu êm, đằm thắm, chan chứa ân tình:

“Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu! Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng.”

(Chào xuân 1967)

Bằng các địa danh lịch sử, Tố Hữu đã tạo một không gian nghệ thuật âm vang âm hưởng hào hùng hiếm có, thoáng chút phong cách huyền thoại của thời đại mới.

“Ta sẵn sàng xé trái tim ta Cho Tổ Quốc và cho tất cả”

(Việt Nam Máu và Hoa)

Tất cả tạo nên khuynh hướng sử thi một thời mà Tố Hữu là đại biểu ưu tú nhất. Việc sử dụng các địa danh văn hóa trong thơ của Tố Hữu cũng giống với nhiều nhà thơ cùng thời. Địa danh vang lên đều thấm đẫm tinh thần tự hào dân tộc. Tuy nhiên, các liệt kê địa danh trong thơ Tố Hữu có khuynh hướng trở về với ca dao, dân ca. Nhiều bài, ta bắt gặp cái nhìn, cách nói đậm chất dân gian mà các nhà thơ khác không có được.

Địa danh văn hóa đã tạo nên giọng ngọt ngào, tâm tình, êm ái, có nhạc điệu hài hòa. Tố Hữu sử dụng địa danh văn hóa nhuần nhị, lời thơ trôi chảy, không gấp khúc. Bao giờ địa danh cũng được đặt trong giọng điệu thơ trữ tình, êm ái, có nhạc điệu hài hòa. Ông như biến địa danh ấy thành con người để tâm sự, trò chuyện. Ít có nhà thơ nào lại xưng hô với địa danh như với một đối tượng trò chuyện, tâm sự, kêu gọi (Đất nước ta ơi, Hương Giang ơi…). Ngay cách xưng hô cũng rất gần gũi, như người trong một nhà. Vì vậy, địa danh không xa lạ mà sống động, gần gũi hơn. Giọng điệu đó được thừa hưởng từ điệu hồn con người xứ Huế, những câu ca, giọng hì, mái nhì, mái đẩy, nam ai nam bình...Đó còn xuất phát từ quan niệm của nhà thơ: Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình. Chính giọng điệu ngọt ngào này mà thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Âm nhạc như hồn của dân tộc, theo sát các ý thơ của Tố Hữu, làm cho hiện đại mà vẫn rất Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh trong thơ tố hữu (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)