3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.3.1 Xác định vùng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hoá học, vùng trọng
trọng điểm và vùng điều tra đối chứng.
-Vùng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hoá học là vùng nằm trong cácbăng rải chất độc hoá họ. Dùng phương pháp chồng ghép các bản đồ đơn tính gồm: Bản đồ địa hình hệ UTM tỷ lệ 1/50.000, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Kon tum hệ UTM tỷ lệ 1/50.000, Bản đồ các băng rải chất khai quang của quân đội Mỹ đã được phóng tỷ lệ 1/50.000, Bản đồ ranh giới cắm mốc VQG Chư Mom Rei kết hợp với điều tra thực địa để xây dựng Bản đồ Vùng bị rải chất độc hoá học VQG Chư Mom Rei. Bản đồ này được số hoá đưa vào phần mềm máy vi tính, thể hiện
rõ ranh giới và tính toán diện tích các trạng thái rừng trong vùng bị ảnh hưởng bởi CTHH.
+Vùng trọng điểm là vùng nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi CTHH, bị phá huỷ nặng nề đến mức rừng không thể phục hồi nguyên trạng được bằng con đường tự nhiên, cần thiết phải có các biện pháp khôi phục rừng để phục vụ các yêu cầu bảo tồn của VQG Chư Mom Rei.
+Vùng điều tra đối chứng là vùng nằm ngoài các băng rải chất độc hoá học, ít bị tác động sau chiến tranh, có các điều kiện tự nhiên, xã hội tương đối đồng nhất với khu vực nghiên cứu .
- Phân loại hiện trạng rừng trên vùng bị ảnh hưởng bởi CTHH và trên vùng đối chứng. Theo tài liệu kiểm kê rừng thì hiện trạng rừng trên vùng bị ảnh hưởng bởi CTHH được phân chia dựa trên khung phân loại được quy định tại quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN6-84) của Bộ lâm nghiệp cũ, có xuất xứ từ hệ thống phân loại trạng thái rừng của M.Loeschau (1963), bao gồm các trạng thái: IIIB, IIIA3, IIIA2, IIIA1, IIA, IA, IB, Hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng khộp và rừng tre nứa. Mặc dù việc phân chia các kiểu phụ rừng trong nhóm kiểu 3 gồm các trạng thái : IIIB, IIIA3, IIIA2, IIIA1 chưa thực sự phù hợp thực tế, nhưng kết quả phân loại này vẫn là tài liệu cơ bản cho việc tiến hành các bước điều tra khảo sát trên thực địa. Để thuận tiện hơn trong việc mô tả các trạng thái rừng, đề tài sử dụng các thuật ngữ :
- Rừng giàu:tương ứng với trạng thái III B và IIIA3. - Rừng trung bình : tương ứng với trạng thái III A2. - Rừng nghèo : tương ứng với trạng thái IIIA1. - Rừng non : Tương ứng trạng thái II A.
- Đất trống cây bụi : Tương ứng trạng thái IA và IB.
- Các trạng thái rừng Hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng tre nứa vẫn giữ nguyên tên gọi.
Sau khi tiến hành điều tra đo đếm và tính toán các số liệu thu thập ở từng trạng thái, đề tài sẽ đánh giá được sự phù hợp giữa cách phân loại các trạng thái nêu trên với thực tế và có đề xuất cụ thể.
3.43.2. Tính toán các chỉ tiêu điều tra cấu trúc và tái sinh rừng. Sử dụng phương pháp thống kê trong lâm nghiệp để xử lý các số liệu trên máy tính với sự trợ giúp của phần mềm Excel 7.0 và SPSS 11.0.
- Đối với tầng cây gỗ lớn.
+Tính tỷ lệ tổ thành tầng cây gỗ theo phương pháp xác định chỉ số quan trọng IV% (Important Value) của Daniel Mamillod. Công thức IV%
được tính như sau: N % + G% IV % = (3-1) 2 Trongđó: IV% là tỷ lệ phần trăm tổ thành của một loài so với tổng số loài.
N% là tỷlệ phần trăm theo số cây của một loài trong quần xã thực vật.
G% Là tỷ lệ phần trăm theo tổng tiết diện ngang của một loài trong quần xã thực vật.
+ Mật độ cây gỗ lớn theo phương pháp nội suy, từ ô tiêu chuẩn suy ra cho cảha theo công thức sau:
10.000
N/ ha =nx ( 3-2)
S
Trongđó: N/ ha: là mậtđộcây trên ha.
S: Diện tích ô tiêu chuẩn (m²).
- Đối với tầng cây tái sinh .
+ Tổ thành loài cây tái sinh được xác định theo tỷ lệ giữa số lượng của một loài có mặt trong ÔDB điều tra so với tổng số cây của các loài trong ÔDB. Tỷ lệ tổ thành của từng loài cây tái sinh trên mỗi trạng thái
được tính theo công thức sau:
Ni
N% = x 100 (3-4)
N
Trongđó: N% : Tỷ lệ tổthành loài thứ i tính theo phần 100.
Ni: Sốlượng cá thểloài thứ i trong ÔDB.
N: Tổng sốcá thể điều tra trong ÔDB.
Hệ số tổ thành của 1 loài cây tái sinh được tính theo công thức:
H= N% . 10 (3-5)
+ Mật độ tái sinh của một loài trong các ÔDB được tính bằng số lượng cá thể của loài đó trên diện tích các ÔDB, từ đó suy ra mật độ cây tái sinh của loài đó trên ha. Tổng mật độ tái sinh của các loài chính là mật độ cây tái sinh cho cả ha. Mật độ tái sinh của 1 loài được tính theo công thức:
Ni x 10.000
Ni/ ha = (3-6)
Sô
Trongđó: Ni/ha: Mậtđộ của loài i trên ha
Sô: Diện tích ô tiêu chuẩn ( m²)
Ni: Sốlượng cá thểloài thứ i
Dựa vào mậtđộcủa từng loài đểtính mậtđộtái sinh cho cảha.
N/ha =∑Ni/ha. (3-7)
+ Chất lượng cây tái sinh được đánh giá theo 3 cấp: Tốt, trung bình và xấu dựa vào hình thái và tình hình sinh trưởng của cây tái sinh.
+ Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao chia làm các cấp có khoảng cách giữa các cấp là 0,5m. Cụ thể là dưới 0,5m; 0,5-0,99m; 1-1,49m; >1,5m ...Cây tái sinh có triển vọng là cây tái sinh có chiều cao vượt khỏi tầng cây bụi, thảm tươi, do vậy từ chiều cao của tầng cây bụi thảm tươi có thể xác định được những cây tái sinh triển vọng. Qua điều tra thực tế cho thấy tầng cây bụi thảm tươi ở các trạng thái rừng không quá 1,5m, do vậy có thể xác định cây tái sinh triển vọng là cây có chiều cao từ 1,5m trở lên.
+Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang. Đề tài nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất dựa trên phương pháp xác định xác định khoảng cách từ một cây tái sinh chọn ngẫu nhiên đến một cây gần nhất. Sử dụng tiêu chuẩn U ( phân bốchuẩn) của Clark và Evans ( Nguyễn Hải Tuất) để đánh giá với dung lượng quan sát đủ lớn, qua đó dự đoán cây tái sinh trên mặtđất rừng. Công thức tính nhưsau:
(ri √ λ– 0,5)√n
U = (3-8)
0,26136
Trongđó: rilàgiá trị bình quân của n lần quan sát khoảng cách gần nhất.
λ là mật độcây tính trênđơn vịdiện tích ( m²)
nlà sốlần quan sát
Nếu: -1,96 <U < 1,96 thì tổng thểcây tái sinh có phân bốngẫu nhiên. U > 1,96 thì tổng thểcây tái sinh có phân bố đều
Chương 4 .
Kết quả nghiên cứu và thảo luận.