tài nguyên rừng.
Cuộc chiến tranh hoá học đã đi qua gần 40 năm, nhưng hậu quả của nó để lại với tài nguyên rừng hết sức nặng nề và lâu dài. Hậu quả tức thời của nó là phá huỷ hàng triệu mét khối gỗ, làm chết rất nhiều loài chim, thú và các loài sinh vật khác. Đồng thời hậu quả lâu dài của nó để lại cũng rất lớn, đặc biệt những hậu quả sinh thái lâu dài rất khó khắc phục đó là :
- Gây nên sự biến đổi sâu sắc về cấu trúc thảm thực vật rừng trên một vùng rộng lớn, dẫn đến làm biến đổi độ che phủ của rừng, làm thay đổi môi trường đất, nước và không khí trong khu vực.
- Làm suy thoái sự đa dạng sinh học của rừng, làm suy giảm và tuyệt chủng nguồn giống của nhiều loài động, thực vật trong đó có những loài động, thực vật quý hiếm, gây chia cắt sinh cảnh, mất nơi trú ngụ của hàng trăm loài động vật rừng.
- Làm xuất hiện những kiểu thảm thực vật kém giá trị, không mong muốn, cụ thể là một vùng rừng tre nứa và trảng cỏ cây bụi rộng lớn với những loài thực vật có hại du nhập, rất khó xử lý để tái tạo lại rừng như cũ.
- Kéo theo những nguy cơ khác đe doạ sự tồn tại của tài nguyên rừng hiện tại và sự phục hồi rừng trong tương lai như lửa rừng, xói mòn và rửa trôi đất, giảm mực nước ngầm…
- Làm suy giảm chức năng phòng hộ đầu nguồn các sông suối lớn trong khu vực.
4.6.Đề xuất các giải pháp phục hồi rừng trên vùng trọng điểm.
Từ kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng rừng trong vùng bị ảnh hưởng bởi CTHH được trình bày ở chương 4 cho thấy sự biến đổi hiện trạng rừng trước và sau chiến tranh hoá học, hậu quả lâu dài của chiến tranh hoá học và sự cần thiết phải khôi phục hệ sinh thái rừng đã bị phá huỷ để khắc phục hậu quả chiến tranh .