Tổ thành cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng rừng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hóa học và đề cuất giải pháp phục hồi rừng tại vườn quốc gia chư mom rei tỉnh kon tum​ (Trang 61 - 65)

4.2.2 .Tình hình kinh tế xã hội

4.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng của các trạng

4.3.2.1. Tổ thành cây tái sinh

Tổthành cây tái sinh sẽ là tổthành tầng cây gỗ của rừng trong tương lai, các điều kiện sinh thái đảm bảo thuận lợi cho các loài cây tái sinh hiện

tại sinh trưởng và phát triển tốt . Kết quả điều tra trên các 30 ÔDB trong mỗi ÔTC đại diện cho các trạng thái rừng nghiên cứu, công thức tổ thành của các trạng thái rừng được tổng hợp ở bảng 4.3 sau:

Bảng 4.4. Tổ thành cây tái sinh các trạng thái rừng.

Trạng thái ÔTC Tổng loài Công thức tổ thành TB(ĐC) 1 2 3 4 5 18 14 17 14 20

1.1 Gội:1.0 Giẻ trắng;0.9 Nhội; 0.9 Giẻ đỏ ; 0.8Trám trắng; 0.7 Nhọc; 4,7 ( 12 loài khác).

1.1 Thầu tấu; 1.1 Re gừng; 1.1 Bằng lăng; 0.9 Lòng mang;0.8 Chiêu liêu ; 5.0 (9 loài khác).

0.9 Nhội; 0.9 Gội; 0.8 Thẩu tấu; 0.8 Du móc; 0.8 Cuống vàng; 0.7 Trường; 0.7 Trám trắng; 4.2 ( 10 loài khác).

1.2 Bằng lăng; 1.1 Thầu tấu; 1.0 Trâm; 1.0 Re gừng; 0.9 Lòng mang; 4.9 (9 loài khác).

1.0 Nhội; 0.9 Thầu tấu; 0.8 Gội; 0.7 Trám trắng; 0.7 Mít nài; 0.6 Giẻ trắng; 0.6 Ươi; 0.5 Cuống vàng; 4.2 ( 12 loài khác).

TB 1 2 3 4 5 13 11 11 9 12

2.4Chò chai; 1.5 Sữa; 1.5Trâm; 0.9Máu chó;3.7 (9 loài khác). 3.1 Trâm; 1.5 Chò chai; 1.2 Lòng mang; 4.2 ( 8 loài khác). 2.6 Chò chai;1.2 Trâm; 1.2 Mò; 1.2 Giẻ ; 3.8 ( 7 loài khác). 2.9 Trâm; 1.6 Gội; 1.5 Máu chó; 1.4 Ươi; 2.6 ( 5 loài khác). 2.0 Máu chó; 1.6 Giẻ; 1.3 Ươi; 1.1 Mò ; 4.0 ( 8 loài khác).

Nghèo 1 2 3 4 5 16 11 8 13 15

2.0 Ươi;1.3 Gội;1.3Chiêu liêu;1.0Bằng lăng;4.4(12 loài khác) 1.8 Bằng lăng; 1.4Thừng mực;1.4 Chiêu liêu; 5.4(8 loài khác) 2.6 Bằng lăng; 1.8 Cuống vàng; 1.5 Lòng mang; 1.3 Đẻn 3 lá; 2.8 ( 4 loài khác).

1.4 Thầu tấu; 1.4 Re; 1.3 Lèo heo;1.0 Trâm; 1.0 Ràng ràng; 0.8 Máu chó; 0.8 Ươi; 2.3 ( 6 loài khác).

1.8 Bời lời; 1.4 Giẻ; 1.2 Trường; 1.0 Lòng mang; 0.9 Bình linh;0.8 Đẳng hôi; 2.9 ( 9 loài khác).

Non 1 2 3 4 5 18 22 15 23 22

1.9 Thành ngạnh; 1.6 Bằng lăng;1.0 Sổ; 0.7 Thầu tấu; 0.6 Dung; 4.2 ( 13 loài khác)

1.9 Thành ngạnh; 1.2 Bằng lăng; 0.6 Thẩu tấu; 0.6 Kơ nia; 0.6 Ràng ràng; 0.6 Nhội; 0.6 Máu chó; 0.6 Bời lời; 0.4 Giẻ; 3.4 ( 13 loài khác).

2.2 Thành ngạnh;1.6 Bằng lăng; 0.8 Bình linh; 0.8 Thẩu tấu; 0.8 Chò chai; 3.8 ( 10 loài khác).

1.5 Thành ngạnh, 1.3 Bằng lăng; 0.6 Giẻ; 0.6 trường; 0.6 Thẩu tấu;0.5 Ràng ràng; 0.5 Kơ nia; 0.5 Gội; 0.5 Bời lời; 0.5 Trám đen; 2.9 ( 13 loài khác).

2.0 Thành ngạnh; 1.9 Bằng lăng; 0.9 Thẩu tấu; 0.8 Bời lời; 0.6 Ràng ràng; 0.6 Kơ nia; 0.5 Giẻ ; 2.7 ( 15 loài khác).

HG 1 2 3 4 5 14 18 14 9 13

1.3 Nhọ nồi; 0.9 Trâm; 0.9 Thầu tấu; 0.9 Máu chó; 0.9 Chò chai; 5.1 ( 9 loài khác).

1.4 Giẻ; 1.0 Máu chó; 0.8 Ươi; 0.6 Chò chai; 0.6 Lòng mang; 0.6 Nhọ nồi; 0.6 Re ; 0.6 Sữa; 0.6 Sơn huyết; 0.6 Trâm; 0.6 Trường; 2.0(7 loài khác)

1.2 Trâm; 1.2 Gội; 1.1 Chò chai; 0.8 Máu chó; 0.8 Giẻ; 0.8 Ươi; 4.1 ( 8 loài khác).

2.6 Gội; 1.7 Gáo; 1.4 Máu chó; 1.2 Chò chai; 3.1 ( 5 loài khác).

1.4 Thầu tấu; 1.3 Chò chai; 1.1 Bời lời; 1.0 Bằng lăng; 5.2 ( 9 loài khác)

Lồ ô 1-5 2-3 9.0 Lồ ô, 1.0 (Mắt trâu, Ràng ràng, Thầu tấu)

Từ kết quả tính toán trên bảng 4.3 cho thấy :

- Trạng thái rừng trung bình đối chứng : Tổ thành loài cây tái sinh khá phong phú, số loài cây xuất hiện trong các ÔTC đại diện từ 14- 20 loài, trong đó nhóm loài cây chiếm tỷ lệ cao, tần suất xuất hiện cao từ 5-7 loài như Gội, Nhội, Trám trắng, Bằng lăng, Giẻ trắng, Thầu tấu, Lòng mang. Hầu hết đây là những loài cây gỗ lớn và cây gỗ trung bình ( trừ Thầu tấu). Trong số những loài cây này có những loài chiếm ưu thế trong tổ thành tầng cây cao như Bằng lăng, Gội, Nhội, Giẻ trắng. Điều này chứng tỏ những loài cây này thích nghi tốt với điều kiện hoàn cảnh dưới tán rừng, khả năng gieo giống của cây mẹ tốt, có tính kế thừa trong tổ thành loài cây ưu thế. Ngoài ra trong tổ thành cây tái sinh còn xuất hiện nhiều cây gỗ lớn khác như Lòng mang, Giổi, Trường, Trám trắng, Nhọc, Ươi… mặc dù chiếm tỷ lệ không cao, đặc biệt còn có những loaì cây gỗ quý hiếm như Trắc, Giáng hương. Điều đáng chú ý là những cây có đường kính lớn trong tổ thành loài cây cao như Sao cát, Dầu nước hầu như không thấy xuất hiện.

- Trạng thái rừng trung bình : Số loài cây tái sinh xuất hiện trong các ÔTC đại diện từ 9- 13 loài, trong đó nhóm loài cây chiếm tỷ lệ cao, tần suất xuất hiện nhiều từ 3-5 loài như Trâm, Chò chai, Máu chó, Giẻ trắng, Ươi. Đây là những loài cây gỗ lớn, nằm trong nhóm các loài cây ưu thế thuộc tổ thành tầng cây cao. Điều này cũng chứng tỏ những loài cây này thích nghi

tốt với điều kiện hoàn cảnh dưới tán rừng, khả năng gieo giống của cây mẹ tốt, có tính kế thừa trong tổ thành loài cây ưu thế, tuy nhiên tổ thành loài cây tái sinh không phong phú như tổ thành tầng cây gỗ ( 22-31 loài), trong đó nhiều loài cây gỗ lớn ưu thế trong tổ thành tầng cây gỗ hầu như không thấy xuất hiện như Dầu nước, Sao cát, Kơ nia. Có thể những loài cây này ở tầng cao có điều kiện phát tán hạt giống của xa hơn những loài cây khác, điều kiện tiếp đất và nảy mầm của hạt giống tại chỗ khó khăn hơn.

- Trạng thái rừng nghèo : Số loài cây tái sinh xuất hiện trong các ÔTC đại diện từ 8- 16 loài, trong đó nhóm loài cây chiếm tỷ lệ cao, tần suất xuất hiện nhiều từ 3-5 loài như Bằng lăng, Chiêu liêu, Ươi, Lòng mang, ngoài ra còn một số loài cây khác như Bình linh, Đẻn 3 lá, Thầu tấu, Trường, Trâm. Đây cũng là những loài cây thường gặp trong nhóm cây gỗ ưu thế thuộc tầng cây cao, phần lớn là cây gỗ lớn, đáng chú ý trong số này nhiều loài cây rụng lá về mùa khô hoặc chịu khô hạn tốt như Bằng lăng, Chiêu liêu, Đẻn 3 lá, Thầu tấu và cả cây Dầu nước tái sinh cũng thấy xuất hiện trong trạng thái rừng này.

- Trạng thái rừng non : Số loài cây tái sinh xuất hiện trong các ÔTC đại diện rất phong phú từ 15- 23 loài, tuy nhiên nhóm loài cây chiếm tỷ lệ rất cao, tần suất xuất hiện gần như hầu hết các ÔTC như Thành ngạnh, Bằng lăng, Nhội, Kơ nia, đây là những loài cây ưa sáng, rụng lá trong mùa khô hạn, tái sinh hạt và chồi rất mạnh. Nhìn chung, tổ thành loài cây tái sinh rất giống tổ thành tầng cây gỗ, thể hiện sự ưu thế tuyệt đối của những loài cây chịu được điều kiện khô hạn và lửa rừng, khả năng tái sinh hạt và chồi tốt, nhưng xu thế rừng sẽ trở thành rừng hỗn loài lá rộng thường xanh gồm những loài cây gỗ lớn, riêng loài cây Thành ngạnh sẽ dần dần bị đào thải khi rừng phục hồi như cũ. Đáng chú ý trong tổ thành cây tái sinh có xuất hiện một số loài cây gỗ quý hiếm như Cẩm lai, Trắc, Giáng hương,

chứng tỏ những cây mẹ của chúng ở vùng lân cận vẫn được bảo vệ để phát tán hạt giống.

- Trạng thái rừng hỗn giao gỗ và tre nứa : Số loài cây tái sinh xuất hiện trong các ÔTC đại diện từ 9-18 loài, trong đó nhóm loài chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành và tần suất xuất hiện nhiều là Chò chai, Máu chó, Trâm, Gội, Nhọ nồi, Giẻ. Ngoài ra còn gặp những loài tái sinh khác tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng xuất hiện hầu hết các ÔTC như Ươi, Trường, Lòng mang. Đáng chú ý là cây Chò chai, một loài cây gỗ lớn ưa sáng, sinh trưởng nhanh , chịu được đất khô xấu, có khả năng tái sinh hạt mạnh, có mặt hầu hết trong các ÔTC và một loài cây gỗ lớn ưu thế khác trong rừng trung bình là Sao cát cũng có cây tái sinh xuất hiện ở trạng thái rừng này. Nhìn chung tổ thành cây tái sinh hầu hết là những cây gỗ lớn, có mặt trong các tầng cây gỗ, chứng tỏ các loài cây này thích nghi tốt với điều kiện hoàn cảnh dưới tán rừng, khả năng gieo giống của cây mẹ đảm bảo.

- Trạng thái rừng lồ ô :Ngoài các cây lồ ô tái sinh, các loài cây gỗ tái sinh xuất hiện rất ít, chủ yếu là các loài cây Mắt trâu, Thầu tấu, Ràng ràng là những loài cây gỗ nhỏ, có đặc điểm ưa sáng, chịu hạn, chịu hoàn cảnh đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng, đất chua, có sức nảy chồi mạnh. Một nguyên nhân khác ít xuất hiện các loài cây tái sinh khác là do tán lồ ô, và lớp lá khô dưới mặt đất ngăn cản không cho hạt giống tiếp xúc mặt đất để nảy mầm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng rừng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hóa học và đề cuất giải pháp phục hồi rừng tại vườn quốc gia chư mom rei tỉnh kon tum​ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)