4.6 .Đề xuất các giải pháp phục hồi rừng
4.6.1. xuất vùng trọng điểm để phục hồi rừng
Hiện trạng rừng trong khu vực nghiên cứu gồm các trạng thái: Rừng giàu, Rừng trung bình, Rừng nghèo, Rừng non, Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, Rừng tre nứa và đất trống, cây bụi rải rác. Qua nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tình hình tái sinh rừng cho thấy các đối tượng Rừng giàu, Rừng trung bình, Rừng nghèo, Rừng non, Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa đã và đang tự phục hồi theo xu hướng hình thành rừng hỗn loài lá rộng thường xanh như trước khi bị tác động, tuy nhiên với mỗi trạng thái có thời gian và tốc độ phục hồi khác với những trạng thái khác. Mặt khác, do những đối tượng rừng này thuộc chức năng rừng đặc dụng, nằm trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế sự tác động cho nên trong điều kiện hiện nay, BQL VQG chỉ cần áp dụng biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng, tức là quản lý bảo vệ tốt, ngăn chặn các tác động tiêu cực xâm hại là có thể lợi dụng được quá trình tái sinh tự nhiên để rừng phục hồi trở thành rừng gỗ lớn, hỗn loài nhiều tầng tong tương lai. Riêng đối tượng rừng tre nứa và đất trống, cây bụi rải rác, khả năng tự phục hồi rừng rất thấp, do vậy đây là những đối tượng cần có các giải pháp tác động của con người để phục hồi rừng nhanh chóng. Từ đó có thể xác định vùng trọng điểm bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hoá học trong khu vực nghiên cứu là những vùng rừng tre nứa thuần loại và đất trống, cây bụi rải rác với diện tích khoảng 14.200 ha, phân bố trên 1/2 diện tích khu vực nghiên cứu. Giải pháp phục hồi rừng trong khu vực bị ảnh
hưởng bởi chiến tranh hoá học, trước tiên cần phân chia vùng trọng điểm và không trọng điểm. Vùng không trọng điểm thực hiện các giải pháp khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên .Vùng trọng điểm cần có biện pháp tái sinh nhân tạo.